xx

Wednesday, 15 February 2017

Ông Hồ Chí Minh Không Phải Là Người Việt Nam

Bác Hồ tự sướng

Bác Hồ tự sướng.jpg
(Babui, 12/2011, dcvonline.net)


Ông Hồ Chí Minh Không Phải Là Người Việt Nam

Hoàng Long Hải
 

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, người Việt Nam thường nói câu “Sinh ký tử qui”, nôm na là “Sống gởi thác về.” Sống ở cõi đời nầy là sống tạm, khi chết (thác) là về. Về đâu? Xuống địa ngục, lên thiên đàng, cõi niết bàn. Nói như thế là tùy theo tôn giáo, tùy theo các tu sĩ của mỗi tôn giáo thuyết giảng. Tuy nhiên, nhìn chung, người Việt Nam cho rằng về cõi vô hình, trong cõi ấy, có ông bà cha mẹ, những người đã đi trước, nay con cháu về theo.
Con người sinh ra từ cõi vô sinh, khi chết lại trở về cõi vô sinh. Nhà thơ Võ Liêm Sơn viết:
Đầu non mây bạc bóng tờ mờ
Đầu tôi tóc bạc dáng bơ phờ
Ngọn gì cao ngất bên non đó
Có phải mồ tôi đang đợi chờ
Chờ có một ngày tôi trở bước
Sang cõi vô sinh như kiếp trước.

(Ngắm Non Hồng)
Kiếp trước từ cõi vô sinh mà ra. Kiếp nầy cũng vậy, rồi khi chết cũng về lại cõi vô sinh. Vô sinh cũng là hư vô. Con người từ hư vô mà tới, chết lại trở về với hư vô. Hư vô chính là cái đích thực nhứt của kiếp người, cái đích thực đó, cũng gọi là chân nguyên. Người ta từ chân nguyên mà đến, chết cũng trở về với chân nguyên.
Có người nghĩ rằng vì con người từ chân nguyên mà tới thì con người đã có từ khi mẹ về với cha, thậm chí cả trước khi mẹ về với cha. Trong ý nghĩa đó, con người từ mẹ cha mà ra, và khi chết, con người trở về với cha mẹ. Suy rộng ra, con người từ cha mẹ mà sinh ra, cha mẹ từ ông bà tổ tiên mà ra. Trong viễn tượng đó, con người từ ông bà tổ tiên mà sinh ra, và khi chết người ta lại về với cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Vậy nên, khi đứa bé bắt đầu biết nói, tiếng nói đầu tiên của nó là mẹ, má, mạ, (Tây Mỹ Tàu thì me, mom, mẫu…). Đó là những âm dễ phát ra nơi cửa miệng trẻ em, từ thực tế, vì mẹ chăm sóc bú mớm hằng ngày. Không bào giờ có “Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin” ngoại trừ những đứa bé “thiên tài” biết nói nịnh như Tố Hữu. Âm Xít Ta Lin khó phát, làm gì có những thiên tài phát âm theo cách ấy.
Câu người Việt thường nói khi nói về sự chết là một mai khi về với “ông bà, tổ tiên”, ai có niềm tin tôn giáo mạnh hơn thì nói là “về với Chúa”, “về với Phật”. Về với Chúa với Phật là nói theo niềm tin tôn giáo, còn như nói theo văn hóa người Việt, dù có nói là về với ai, trong thâm tâm người ta lại nghĩ tới ông bà, cha mẹ. Người ta theo đạo nầy, theo đạo kia, nhưng trong cách nghĩ, tư duy của người Việt, cái gốc của họ là ông bà cha mẹ.
Khi con người sắp chết, cái vô thức mạnh hơn cái ý thức, thì tiếng nói cuối cùng của họ vẫn là “Mẹ ơi!”
Bà ngoại tôi qua đời khi tôi mới một hoặc hai tuổi gì đó. Mẹ tôi goá chồng sớm, lo làm lụng nuôi con, hầu như không bao giờ tôi nghe mẹ tôi nhắc tơí bà ngoại tôi, ngoại trừ ngày giỗ kỵ. Cứ tới ngày kỵ, bà chị dâu của tôi là dâu trưởng, lo đi chợ mua sắm, về nhà cặm cụi nấu cúng. Giờ ngọ, ôn anh tôi là công chức, xin phép về sớm kỵ bà ngoại, không bao giờ mẹ tôi phải nhắc nhở, nên tôi lại càng không thấy mẹ tôi nhắc tới bà ngoại bao gờ. Năm tôi ngoài 40 tuổi, mẹ tôi đã 74 tuổi, bị cao huyết áp, vừa thấy choáng váng, và có lẽ cũng biết mình sắp chết, mẹ tôi nói thảng thốt trong cơn hấp hối: “Mạ ơi! mạ. Mạ chờ con với!” Rồi mẹ tôi bất tỉnh, không còn biết gì nữa cả. Lời nói cuối cùng của mẹ tôi làm tôi suy nghĩ mãi. Hơn bốn mươi năm, không bao giờ tôi nghe mẹ tôi nhắc tới bà ngoại tôi. Vậy mà khi hấp hối, mẹ tôi lại gọi “Mạ ơi!” Vậy thì trong tiềm thức hay trong văn hóa người Việt, bao giờ người ta cũng nghĩ rằng nơi mình sinh ra và nơi mình trở về, chính là mẹ.
Trong cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa, nói về cái chết của Hoàng Ngọc Hùng - Hùng móm - Phan Nhật Nam viết như sau sau:
Hùng gọi máy nói chuyện với Liệu (y sĩ Tiểu đoàn) - Lấy được khẩu 54 nào thì tôi cho ông… Liệu ơi! Sao moa nhớ mẹ moa quá, hôm ở Charlie về có được mấy ngày phép lại không đi thăm bà… Hết cuộc hành quân nầy moa xin Mê Linh (Tiểu đoàn trưởng) vài ngày để đi Đà Nẵng… Còn 300 thước nữa là moa thấy cái nhà ở lúc nhỏ, vì thế cứ nhớ bà già!! Thảm thương chưa! Con chim kêu tiếng bi ai trước khi chết, con người linh thiêng hơn biết tìm chốn quê hương để về… Ngày 14 tháng 7 Hùng chết, chết cách sân ga 100 thước nơi thuở xưa Hùng đã nhiều lần đứng nhìn con tàu nám đen từ miền Nam đến để mơ ước chuyến đi xa.
Thấm nhuần văn hóa người Việt mà tôi đã sinh ra và lớn lên trong đó, thấm nhuần một nền giáo dục của người Việt mà tôi học tập trong đó, thấm nhuần những sách vở mà tôi đã đọc, tôi biết chắc chắn rằng, nếu là một người Việt thông thường, chỉ là người thông thường, như tất cả mọi người, tôi biết rằng, người Việt Nam, khi nghĩ tới cái chết là nghĩ tới việc về: Về với mẹ, với cha, với ông bà tổ tiên.
Từ nhận định đó, tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy Hồ Chí Minh viết trong di chúc rằng “Phòng khi tôi đi gặp các cụ Các-Mác, cụ Lê-Nin…” Tại sao ông Hồ Chí Minh không nghĩ và viết như người Việt Nam, rằng “phòng khi tôi về thăm ông bà tổ tiên” mà lại là cụ Các Mác, cụ Lê-nin. Không lý Các Mác, Lê Nin là ông bà của ông Hồ Chí Minh hay chính ông Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam. Thế thì ông Hồ Chí Minh đặt để mẹ cha và ông bà của ông ở đâu nhỉ? Như vậy thì làm sao ông ta có thể là “Cha già dân tộc Việt Nam”. Nếu ông Hồ là cha già của dân tộc Việt Nam thì tổ tiên của người Việt Nam là ông Mác, ông Lê hay sao?!
Điều nầy cũng giống như mấy ông Việt gian thời thực dân Pháp khoe khoang một cách vô lối rằng “Nos ancêtres sont des Gaulois”.
Vậy là tôi tìm ra rồi, một điều rất rõ, Việt gian ngày xưa cũng như Việt gian ngày nay, họ đều không nhận tổ tiên của người Việt Nam là người Việt mà lại là người ngoại quốc mắt xanh mũi lõ nào đó.
Có thế chứ!!!
hoànglonghảiMonday, 05, March 2007
Bài này ở Vietnam Exodus
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1437
 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List