xx

Sunday 25 December 2016

Alibaba bị Hoa Kỳ đưa lại vào danh sách bán hàng giả


Alibaba bị Hoa Kỳ đưa lại vào danh sách bán hàng giả

  • 22 tháng 12 2016
Alibaba hàng giả
Alibaba lập kỷ lục khi thu hút đầu tư 25 tỉ usd
Tập đoàn kinh doanh qua mạng khổng lồ của Trung Quốc là Alibaba vừa bị Hoa Kỳ đưa trở lại vào danh sách các hãng chuyên bán đồ giả mạo.
Trước đó bốn năm, Alibaba đã được gỡ khỏi danh sách đen này, nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ nói trang bán hàng trực tuyến Taobao của hãng đang được dùng để bán hàng giả 'chất lượng cao'.
Tập đoàn phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định chính sách của công ty đã giúp việc bán hàng trực tuyến tốt hơn trước đây.
Alibaba cũng cho rằng 'bầu không khí chính trị' của Hoa Kỳ hiện nay là nguyên nhân khiến tên của hãng bị đưa trở lại 'danh sách đen'.
Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Donlad Trump thường xuyên đưa ra những lời cáo buộc với các công ty của Trung Quốc về việc ăn cắp sở hữu trí tuệ.
Chủ tịch Michael Evans của Alibaba Group cho biết rất 'thất vọng' bởi quyết định của Hoa Kỳ, đồng thời đặt dấu hỏi liệu quyết định này được đưa ra 'dựa trên những yếu tố thực tế hay là do tình hình chính trị hiện nay'.
Alibaba hàng giả
Alibaba bị Liên hiệp chống hàng giả quốc tế đình chỉ vào tháng 05/2016.
Tập đoàn bán lẻ qua mạng của Trung Quốc và trang bán hàng trực tuyến của họ là Taobao đã bị cáo buộc bán hàng giả từ khá lâu.
Vào hồi đầu năm, Taobao cho biết đã tăng cường kiểm soát đối với việc bán các mặt hàng hạng sang, yêu cầu nhà cung cấp chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
Vào hồi tháng Năm 2016, tổ chức Liên hiệp chống hàng giả quốc tế (IACC) đã ban hành lệnh cấm đối với Alibaba do những quan ngại về vi phạm bản quyền.
Hơn 250 thành viên của IACC, bao gồm Gucci America và Michael Kors, đã dọa sẽ rời khỏi tổ chức này để phản đối tư cách thành viên của Alibaba.
Alibaba - cũng là tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc- đã tham gia giao dịch trên Sàn chứng khoán New York từ tháng Chín 2014 và lập kỷ lục khi thu hút số tiền đầu tư lên đến 25 tỉ đô la Mỹ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday 22 December 2016

China's Alibaba back on US counterfeits blacklist

China's Alibaba back on US counterfeits blacklist




Alibaba logo




Chinese e-commerce giant Alibaba is back on the US's "notorious markets" list over counterfeit goods sales.
Alibaba was taken off the list four years ago, but US authorities say the firm's online platform Taobao is used to sell "high levels" of fake goods.
The company has rejected the allegations, insisting it polices its market place better than in the past.
The firm also suggested the "current political climate" in the US might be why they are back on the list.
US President-elect Donald Trump had, during his campaign, repeatedly accused Chinese firms of stealing intellectual property.
Alibaba Group President Michael Evans said he was "disappointed" by the decision and questioned whether it was "based on actual facts or was influenced by the current political climate."
The Chinese online retailer and its market place Taobao have long been accused of being a platform for counterfeit goods.

Counterfeit handbags and shirts seized by Customs are displayed at Ministere des Finances on April 22, 2010 in Paris, France

aobao said earlier this year it had tightened controls on its sale of luxury goods, requiring sellers to show proof of authenticity.
In May though, Alibaba was suspended from the International Anti Counterfeiting Coalition (IACC) watchdog over piracy concerns.
More than 250 members, including Gucci America and Michael Kors, had threatened they would leave the IACC in protest at Alibaba's membership.
Alibaba - by far China's biggest online retailer - floated on the New York Stock Exchange in September 2014 and broke records by raising $25bn.

Sunday 4 December 2016

Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự đang di chuyển của thế giới


Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự đang di chuyển của thế giới

(China’s brutally pragmatic response to a shifting world order)
Kevin Rudd
Bình Yên Đông lược dịch
Financial Times – 1 tháng 12 năm 2016
Bắc Kinh ghét cay ghét đắng cái không thể đoán trước. Với Trump, họ có cái không thể đoán trước chiến lược ở quy mô lớn.
Trung Hoa thích giao thiệp với người ác độc mà họ biết. Bắc Kinh rất sẵn sàng để giao thiệp với một Tổng thống Hillary Clinton, nhưng cũng như hầu hết chúng ta, cơ quan phụ trách chánh sách đối ngoại của họ không biết phải làm thế nào sau khi Donald Trump đắc cử. Đây chính là cái tạo ra sự bấp bênh thật sự ở Bắc Kinh.
Các phân tích gia về chánh sách của Bắc Kinh hiện đang làm việc ngày đêm để phác họa tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ. Nói chung, có 3 trường phái chồng chéo lên nhau. Phản ứng của Bắc Kinh đối với ông Trump sẽ được xếp đặt bởi những gì đang thịnh hành. Dù bằng cách nào, nó sẽ thực dụng một cách hung bạo và rất xa vời với lý thuyết.
Trường phái thứ nhất có thể gọi một cách đơn giản là trường phái “bất ổn”. Trung Hoa có một cách tiếp cận rất bảo thủ với chánh sách quốc tế. Họ không thích cái không thể đoán trước. Với ông Trump, họ nhận được cái không thể đoán trước ở quy mô lớn.
Trường phái thứ hai là lạc quan dứt khoát, bởi nhiều lý do. Những người ủng hộ thấy “những hỗn loạn” trong kỳ bầu cử ở Hoa Kỳ như là một bằng chứng với dân số trong nước về nền dân chủ cấp tiến Tây phương không thể thực hiện được. Họ cũng xem ông Trump như một chánh trị gia chuyển tiếp, được các chủ thuyết về chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ và tổ chức nhân quyền và tình báo làm nhẹ gánh nặng. Vì thế, đối với họ, ông là một lãnh đạo có nhiều tiềm năng hơn để họ giao thiệp, trên phương diện an ninh quốc gia hay chánh sách kinh tế.
Hơn nữa, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – không có Trung Hoa tham dự – nay đã chết, Bắc Kinh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn với cái sẽ thay thế nó.
Luận điệu chống Hồi giáo của ông Trump có tiềm năng làm hao mòn quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ ở Indonesia và Malaysia, nơi mà Trung Hoa đã có những tiến bộ đáng kể trong việc bành trướng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Rộng lớn hơn, những người lạc quan xem lời lẽ tranh cử mơ hồ của ông Trump đối với các đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản làm gia tăng xác suất để láng giềng của Trung Hoa sẽ bắt đầu thích nghi với quyền lợi của Bắc Kinh.
Những người lạc quan cũng thấy một cơ hội về chánh sách ngoại giao cho Trung Hoa để trở thành một người đi đầu, không chỉ là một người đi sau, đối với việc giải phóng thương mại và thay đổi khí hậu – một mối lợi tiềm tàng cho năng lực mềm của Trung Hoa.
Trường phái thứ ba là trường phái bi quan. Ông Trump, đối với họ, đã khẳng định Trung Hoa, chứ không phải Nga, như là một đe dọa đáng để ý duy nhất đối với sức mạnh của Hoa Kỳ. Họ xem kế hoạch tăng cường quân đội Hoa Kỳ của Tổng thống tân cử, đặc biệt là hải quân, như là một hành động trực tiếp chống lại Trung Hoa.
Những người bi quan xem “bình thường hóa” những mối quan hệ Mỹ-Nga – thí dụ, thỏa thuận về Syria và Ukraine, có thể gồm cả việc bãi bỏ cấm vận – có thể tác động đến giọng điệu, nội dung và mục tiêu của công quản chiến lược mà Bắc Kinh vừa hình thành với Mạc Tư Khoa. Họ kết luận rằng điều này sẽ giúp cho Tổng thống Vladimir Putin được tự do trong việc thỏa hiệp với Trung Hoa. Điều này xảy ra trong một khung cảnh của mối quan hệ phức tạp và luôn thù địch giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh từ thời Sa hoàng, và gần đây hơn, trong việc cạnh tranh ảnh hưởng chiến lược ở Trung Á.
Những người bi quan cũng ghi nhận rằng “đe dọa” kinh tế của Trung Hoa là trọng tâm của thông điệp vận động tranh cử của ông Trump về lý do tại sao giới trung lưu Mỹ đang đi thụt lùi và tại sao các kỹ nghệ đóng cửa và dời ra ngoại quốc. Họ xác định rất đúng ông Trump, tự bản năng, là một người chủ trương bảo vệ nền kỹ nghệ trong nước; khi ông nói về thuế tổng quát 45% đánh trên hàng hóa Trung Hoa, và tuyên bố Trung Hoa là một “kẻ đầu cơ tiền tệ”, ông có thể không nói đùa – vì nó có thể là thảm họa cho Hoa Kỳ, Trung Hoa và kinh tế thế giới trong việc theo đuổi chiến tranh thương mại và tiền tệ.
Theo quan điểm của những người bi quan, điều nầy sẽ đi vào trọng tâm của những ưu tiên quốc gia của Trung Hoa hiện nay: có tên là thành quả tương lai của nền kinh tế.
Hơn thế, những người bi quan cho thấy rằng ông Trump ít quan tâm đến nhân quyền, dân chủ và chủ nghĩa đạo đức ngoại lệ Mỹ tạo cho Hoa Kỳ một cơ hội sửa sai những quan hệ chiến lược với các đồng minh truyền thống chẳng hạn như Philippines và Thái Lan.
Trường phái nào trong các trường phái trên sẽ thịnh hành ở Bắc Kinh? Sự thật là trái banh đang nằm trong sân của ông Trump. Mỹ đã trở thành “biến số chiến lược” trong mối quan hệ tương lai Hoa-Mỹ.
Tổng thống tân cử gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh càng sớm càng tốt. Cả hai lãnh đạo có lẽ sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ. Nhưng điều này có thể tạo đủ sự tương kính hỗ tương để có được mối quan hệ có hiệu quả.
Điểm mà hai lãnh đạo có thể thành công là Bắc Hàn, nơi mà đồng hồ nguyên tử đang chạy nhanh. Một thỏa thuận về vấn đề này có thể đủ để tái xác định triệt để tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ một cách sớm sủa trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Và đó sẽ là “nghệ thuật thỏa hiệp” tối thượng.
Tác giả là cựu Thủ tướng Australia và Chủ tịch của Asia Society Policy Institute ở New York.
B.Y.Đ.
Dịch gỉả gửi BVN
Nguồn nguyên bản lấy từ trang viet-studies: China’s brutally pragmatic response to a shifting world order (http://www.viet-studies.com/kinhte/ChinaShiftingWorldOrder_FT.htm)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

My Blog List