xx

Thursday 29 September 2016

TỔNG THỐNG "CHỬI THỀ" DUTERTE CỦA PHI ĐẾN HÀ NỘI 2 NGÀY HỌP CHUNG VỚI ĐẠI DIỆN TRUNG QUỐC, TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRONG LẬP LIÊN MINH VỚI NGA, CAMPUCHIA ĐỐI ĐẦU MỸ, NHẬT TRÊN BIỂN ĐÔNG?





Mời đọc tin của Hạnh Dương tại Link:

TỔNG THỐNG "CHỬI THỀ" DUTERTE CỦA PHI ĐẾN HÀ NỘI 2 NGÀY HỌP CHUNG VỚI ĐẠI DIỆN TRUNG QUỐC, TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRONG LẬP LIÊN MINH VỚI NGA, CAMPUCHIA ĐỐI ĐẦU MỸ, NHẬT TRÊN BIỂN ĐÔNG?
Wednesday, September 28, 2016:
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đứng trên bục cữa máy bay Philipinnes Airlines đưa tay
chày khi vừa đáp xuống phi trường Nội Bài, Hà Nội chiều 28/9/2016 trong chuyến thăm 2 ngày
Đại diện CsVN và Tòa Đại sứ Philippines đón Duterte tại Nội Bài
VietPress USA (28/9/2016): Hôm nay ngày 28/9/2016, ông Tổng thống "Bàn tay máuRodrigo Duterte của Philippines đến thăm Việt Nam cộng sản trong chuyến công du 2 ngày.. Ông dùng máy bay thuê bao của hãng hàng không Philippines Airlines và rời phi trường Manila vào lúc 2:00pm.


Cùng đi chung với ông Duterte có một phái đoàn cao cấp Philippines gồm:Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay Jr.,  Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre, Cố vấn An ninh Quốc gia Hermogenes Esperon Jr., Bộ trưởng Truyền thông Phủ Tổng thống Martin Andanar, Bộ trưởng Nội các Chính phủ Leoncio Evasco, Đại sứ Philippines tại Việt Nam cùng hai Thượng Nghị sĩ Alan Cayetano và Francis Escudero.


Đây là chuyến công du nước ngoài lần thứ ba của ông Duterte với tư cách là lãnh đạo Philippines kể từ khi ông tuyên thệ nhậm chức ngày 30/9/2016. Chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên khi ông đến tham dự hội nghị của Khối ASEAN tổ chức tại Thủ đô Vientiane (Vạn Tượng) của Lào ngày 07 và 08/9/2016. 


Trước ngày khai mạc hội nghị ASEAN, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã lên tiếng cảnh báo Philippines hãy tôn trọng pháp luật và chấm dứt các vụ giết người không qua xét xử trong cái mà ông Duterte chủ trương "Cuộc chiến chống ma túy". Từ khi lên nắm quyền vào ngày 30/6/2016 cho đến khi TT Obama lên tiếng cảnh báo, chỉ hơn 2 tháng mà ông Duterte đã cho lệnh Cảnh sát và toán du đảng thuộc hạ tự do bắn giết trên 2.500 người không nêu tội trạng, không qua xét xử, chỉ nghi buôn bán ma túy hay nghiện ngập ma túy là bắn giết. Ông Duterte phản ứng dữ dội và chửi TT Barack Obama rằng "Thằng con của gái điếm.." không được đề cập đến chuyện của đất nước Philippines của ông. Ông còn dọa sẽ mạt sát TT Obama tại diễn đàn ASEAN nên Tòa Bạch Ốc đã hủy bỏ cuộc gặp gỡ song phương mà TT Barack Obama dành cho Duterte bên lề Hội nghị ASEAN tại Lào.


Chuyến thăm nước ngoài thứ nhì của ông Duterte là đến Indonesia khi ông bay thẳng từ Vientiane Lào sau khi kết thúc Hội nghị ASEAN để đếnDjakarta, Indonesia trong chuyến thăm viếng chỉ một ngày.


Indonesia là nước có những đảo nhỏ nằm sát sát các đảo phía nam của Philippines nên Hồi giáo từ Indonesia đã lan qua phía nam Philippines và tạo thành các phong trào khủng bố của Hồi giáo hiện nay tại Philippines.


Philippines là nước có trên 7.500 hòn đảo lớn nhỏ và lịch sử xa xưa của Philippines không có một chính quyền hay chế độ nào cai trị; mà chỉ là những giòng tộc giàu có cai quản từng khu vực. Phía bắc là nơi mà người Trung Hoa đã tạo thành một tập hợp cho đến khi Phillippines lập thủ đô tại Manila. 


Philippines có sự đa dạng về dân tộc và văn hóa. Vào thời tiền sử, ngườiNegrito nằm trong số các cư dân đầu tiên của quần đảo, tiếp theo là các làn sóng nhập cư của người Nam Đảo. Sau đó, nhiều quốc gia khác nhau được thành lập trên quần đảo, nằm dưới quyền cai trị của những quân chủ mang tước vị Datu, Rajah, Sultan hay Lakan. Thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho văn minh Trung Quốc truyền đến Philippines, cũng như xuất hiện các khu định cư của người HánHồi giáo từ Indonesia lan qua Philippines vào giai đoạn nầy.


VIDEO DUTERTE ĐẾN HÀ NỘI CHIỀU 28/9/2016:


Nhưng đến năm 1521 khi nhà thám hiểm Ferdinand Magellancủa Tây Ban Nha đến Philippines và mở đầu kỷ nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần đảo. Năm 1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên cho quần đảo là Las Islas Filipinas để vinh danh Quốc vương Felipe II của Tây Ban Nha


Miguel López de Legazpi đến quần đảo từ Tân Tây Ban Nha (Mexico ngày nay) vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 300 năm sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Rôma chiếm ưu thế tại Philippines và đẩy lùi ảnh hưởng của Hồi giáo nên Philippines và Đông Timor là hai quốc gia có số dân theo Công giáo chiếm trên 80%. Philippines có 98.390.000 dân và đứng thứ 12 trên thế giới về dân số. Có lối 12 triệu dân Philippines sống rải rác trên khắp thế giới; trong đó có khoảng 3.800 người Philippines hiện sinh sống hay cư trú có khai báo tại Việt Nam.


Vào thời gian chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, liên tiếp diễn ra cách mạng Philippines; chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ; và Chiến tranh Philippines–Mỹ. Kết quả là Hoa Kỳ trở thành thế lực thống trị quần đảo, song bị gián đoạn khi Nhật Bản chiếm đóng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiệp ước Manila công nhận Cộng hòa Philippines là một quốc gia độc lập. Kể từ đó, Philippines trải qua các biến động với nền dân chủ, nổi bật là phong trào "quyền lực nhân dân" lật đổ chế độ độc tài của Ferdinand Marcos. Philippines hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á nhờ được Mỹ hỗ trợ. Nhờ có dân số lớn, tiềm năng kinh tế rừng, hải sản, quặng mõ, khai thác du lịch... đã làm cho Philippines trở thành một quốc gia thịnh vương kinh tế bậc trung và có vị thế tại Châu Á.


Thế nhưng vì địa thế là một nước có quá nhiều đảo, hiện trong số 7.500 đảo chỉ có trên 2.000 đảo là có dân cư; còn khoảng 5.000 đảo hoang, chưa được đặt tên và là cứ địa của các tổ chức buôn lậu ma túy, vũ khí và khủng bố Hồi giáo.


Có 4 tổ chức khủng bố Hồi giáo đã sát nhập thành một mặt trận Hồi giáo lấy tên là Abu Sayyaf nay tuyên thệ theo Khủng bố Quốc gia Hồi giáo ISIS, đặt cứ địa tại vùng các đảo phía nam thuộc Mindanao. Hoa Kỳ phải đưaLực Lượng Đặc Biệt đến chống khủng bố và bảo vệ an ninh cho Mindanao và Miền Nam Philippines.


Hoa Kỳ đã hỗ trợ Philippines trong việc chống Trung Quốc xâm chiếm Biển phía tây của Philippines thuộc Biển Đông; và kiện lên Tóa án Trọng tài Quốc tế về việc Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Scarborough của Philippines.


Ngày 12/7/2016 Toà Trọng Tài Quốc tế phán quyết Philippines thắng kiện và công bố Trung Quốc không có chủ quyền trên Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa. Nhưng cũng ngày đó, TT Rodrigo Duterte tiếp Đại sứ Trung Quốc tại dinh Tổng thống Philippines để thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc và coi như Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế không còn được chế độ mới của Philippines quan tâm nữa.


Tiếp theo Duterte đuổi quân Mỹ ra khỏi Mindanao và vì thế khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaf đã cho nổ bom giữa chợ đêm ở thành phố Davao của ông Duterte khi ông đang có mặt và con trai ông làm Phó Thị trưởng.


Duterte nói chuyện với kiều bào Philippines tại hội trường Khách sạn International Hà Nội
Ông Duterte chửi rũa TT Hoa Kỳ Barack Obama và tiếp theo công bố không còn tập trận với Hoa Kỳ nữa. Thế nhưng thật lạ lùng khi ông đến Hà Nội, khi nói chuyện với một số người Phi và quan chức Việt Nam ở một Hội trường tại khách sạn Intercontinental Hà Nội, ông Duterte lại nói rằng "Mỹ có lịch tổ chức tập trận lần nữa mà Trung Quốc không muốn.


Ông Duterte nhấm mạnh: "Tôi xin thông báo cho quý vị biết, đây sẽ là cuộc tập trận cuối cùng.” BBC nói rằng "Ông thậm chí nói ông đã quyết định tự ra thông báo để bộ trưởng quốc phòng của ông không khó xử. “Tôi không muốn bộ trưởng quốc phòng khó xử,” ông nhấn mạnh."


Liền sau đó Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr, nói với báo giới rằng "Có lẽ Tổng thống muốn ám chỉ cuộc tập trận vào tháng 10 sẽ là tập trận lần cuối của năm 2016, chứ không phải cả nhiệm kỳ tổng thống." Ông Esperon phân trần: "Tôi hiểu là cuộc tập trận cuối của năm. Chúng tôi sẽ giải thích.”


Báo GMA của Phil;ippines đăng lời phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr. đi theo phái đoàn nói rằng "Tổng thống muốn nói Philippines sẽ không tuần tra chung với nước ngoài bên ngoài 12 hải lý. Chúng tôi sẽ không tuần tra chung trong vùng đặc quyền kinh tế, ở ngoài lãnh hải 12 hả lý với nước khác". Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.


Vào ngày 13/9/2016, TT Duterte tuyên bố từ nay Philippines sẽ chấm dứt các vụ tập trận chung với Hoa Kỳ. Ông nhấm mạnh "Tôi sẽ không cho phép vì tôi không muốn quốc gia chúng ta tham gia hành động thù nghịch."


Hôm 15/9/2016, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đến Washington DC và cảnh báo Hoa Kỳ rằng "Hoa Kỳ và Philippines nên tôn trọng lẫn nhau vì Philippines là một quốc gia có chủ quyền, có đường lối chính sách riêng để điều hành đất nước của mình". Ông cảnh cáo rằng "Philippines không phải là một cậu bé da màu của Mỹ". Dịp nầy ông nói rõ "Manila không muốn tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ trong vùng Biển Đông có tranh chấp như từng làm trước đây." (http://www.vietpressusa.com/2016/09/ngoai-truong-philippines-en-thu-o.html)


Philippines đã ký Hiệp định Tương trợ Quốc phòng với Mỹ năm 1951. Ngoài ra hai nước có thỏa thuận từ 1998, để tổ chức tập trận chung hàng năm. Nay ông lại nói còn một cuộc tập trận mà Trung Quốc không muốn.. trong khi Cố vấn An ninh của Philippines thì ấp úng giải thích ý Tổng thống là cuộc tập trận cuối năm chứ không phải toàn nhiệm kỳ.


Cả Philippines và Việt Nam Cộng sản là hai nước có Hải Quân nghèo nàn và lạc hậu, yếu kém; nay hai nước đều tuyên bố không đứng chung với ai cả và hai nước nầy tìm đến để liên kết với nhau chặt chẽ trên mặt Hải quân thì chắc chắn cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc phải sợ. Ông Duterte cũng truyên bố cuộc viếng thăm trùng hợp với sự kiện hai nước kỷ niệm ngày ký hiệp định bang giao cách nay 40 năm. Nay cuộc viếng thăm nhằm thắt chặt tình hữu nghị và chống ma túy.


Tuy nhiên một tin từ Hoa Kỳ cho hay tối 28/9/2016, ông Duterte sẽ có cuộc gặp với một đại diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ Bắc Kinh qua Hà Nội từ ngày hôm qua để họp riêng với Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống "chửi thề văng tục" Duterte về việc thành lập một liên minh ...

Mời đọc tiếp:


__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Sunday 18 September 2016

TỪ “THỊ TRƯỞNG DU CÔN” ĐẾN “ TỔNG THỐNG DU CÔN”

 
Donald Trump sẽ chẳng khác gì tên Tổng Thống Phi Luật Tân !!!

Du côn, lưu manh, gỉa trá ...là ngón nghề của hai tên này.

On Sunday, September 18, 2016 4:18 AM, "Nguyen Dang Trinh  [GoiDan]" <> wrote:

 
                     TỪ “THỊ TRƯỞNG DU CÔN ĐẾN TỔNG THỐNG DU CÔN
-Duterte called Pope Francis his favourite insult – a “son of a whore”
- and calling the U.S. ambassador to the Philippines a “gay son of a whore”
- and calling the U.S President Obama - a “son of a whore”

Nguyễn đăng Trình


Sau khi quần đảo Phi luật Tân bị trở thành thuộc địa của Tây ban Nha vào năm 1521, ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo đã dễ dàng đi vào đời sống tâm linh của người dân Phi trên quần đảo này.

Theo thống kê cho biết, Phi luật Tân đã trở thành quốc gia có số tín hữu theo niềm tin Thiên Chúa Giáo lên đến 90% dân số, trong đó số tín hữu theo đạo Công Giáo lên đến 80%, phần 10% còn lại là tín hữu Tin Lành…, nói như thế để thấy rằng, gần như đa số dân Phi luật Tân theo đạo Công Giáo và tuân phục quyền bính Giáo hoàng Vatican tại Roma, và Thị Trưởng Rodrigo Duterte dĩ nhiên cũng là một tín hữu Công giáo, cũng đã lớn lên trong văn hóa Ki-Tô Giáo và văn hóa văn minh con người, trong đó văn hóa văn minh Hoa Kỳ đã trở thành nền văn hóa “chủ đạo”,  đã giúp khai phóng thứ văn hóa bộ tộc của một “quốc gia quần đảo” này với hàng trăm thổ ngữ và văn hóa bộ tộc khác biệt.  

KHI SÓNG NGẦM TRỒI LÊN MẶT NƯỚC:
Ẩn sâu dưới “vẻ mặt” bình thường phẳng lặng, của những ngọn sóng nhấp nhô vỗ mạnh vào bờ, như những vũ điệu gợi tình của mẹ thiên nhiên chào mời đám con nhân thế…quả đã là một ban tặng miễn phí nguồn hạnh phúc tuyệt vời từ Đấng Hóa Công.

Nhưng ai đâu ngờ, khi sóng ngầm chưa “quẫy đạp”, thì con người vẫn thản nhiên ung dung tự mãn với những gì mình đang có trong tay, mình đang sở hữu một “thủ đoạn đen tối”, mình đang đẩy nhanh bẫy sập về phía đối phương, mình cũng đang làm “ bố già, ghế lão” bao trùm thiên hạ, ngông nghênh trên thảm giấy màu hồng, khinh thường cả đến “Quốc pháp-Gia quy”, bẻ cong đạo lý, bôi đen luân thường trong vòng xoáy ngạo mạn…kịp đến khi sóng ngầm hoạt động, sức mạnh hung thần đã tích tụ qua thời gian và cường lực đã dâng cao thành bức tường phẫn nộ…thì tất cả đã muộn màng.

Sóng ngầm hiện diện trong nhiều lãnh vực như Kinh tế Tài chính, Địa Chính trị, Hôn nhân Gia đình, Văn hóa Xã hội….      và qua từng cấp độ đắng cay tủi nhục, thất bại ê chề, thất sủng thảm thương…và Tổng Thống Phi luật Tân nói riêng, nước Phi luật Tân nói chung đang phải đối diện với những oan trái do sóng ngầm “ văn hóa bộ tộc” đang dâng cao trong não trạng của một vị Thị Trưởng ứng viên tranh cử chức Tổng Thống và nay đã trở thành Tổng Thống của Phi luật Tân.

Tranh cử và thủ đoạn tranh cử luôn hiện diện song đôi trong bất kỳ cá nhân nào lao đầu vào lãnh vực tranh giành ghế, từ chính trường tới kinh doanh, từ cộng đồng tới chính quyền, ngay cả trong lãnh vực Từ thiện, Bác ái…cũng không tránh khỏi những mạng lưới thủ đoạn giăng ra để giật sập đối phương…để dành độc quyền cưỡng chiếm, tuy nhiên, với thứ ngôn ngữ nhục mạ được phun ra từ cửa miệng một ông Thị trưởng ứng cử chức vụ Tổng Thống như ông Duterte thì quả là hiếm có trong xã hội văn minh loài người.  

Khi mải mê dành phần thắng nhân tâm của Cử tri, ông Duterte đã không ngần ngại nhục mạ vị đương kim Giáo Hoàng Công Giáo Francis là a “son of a whore” ( đứa con của đĩ, mà có người dịch là đồ chó đẻ ) chỉ vì trong chuyến Ngài viếng thăm Phi luật Tân khiến xảy ra nạn kẹt xe (traffic jam).

Để diễn đạt cái hình thái và chân diện đểu cáng lưu manh của một con người, văn hóa dân gian Việt nam đã đề cập khá nhiều những câu nói như “vàng son bên ngoài, gỗ mục bên trong”, “miệng thơn thớt-dạ ớt ngâm”, “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”…

Với những hình ảnh ẩn dụ như thế đã phần nào nói lên sự nghèo nàn, thô lậu đậm chất bưng biền bộ tộc về cái tài sản văn hóa, cái gốc rễ văn hóa văn minh của cá nhân được hấp thụ, được nói đến đã được “đong lường và lượng giá” một cách rất khoa học – Khoa Học Nhân Văn.

Trở lại con người của Thị trưởng ứng viên Tổng Thống Duterte, khi ông phát biểu như trên là ông đã sống THẬT, hành động THẬT, qua suy nghĩ THẬT của nền văn hóa ông đã hấp thụ từ nhỏ, từ gia đình ông- Văn Hóa Bộ tộc- môt thứ văn hóa đã xâu xé nước Phi luật Tân qua từng giai đoạn lịch sử hình thành nước PLT, từ các đảo nhỏ với các thứ thổ ngữ riêng biệt thành quần đảo…từ thuộc địa của Tây ban Nha, đến thuộc địa của Mỹ (do Tây ban Nha cần tiền nên sang tay PLT cho Mỹ).

Thứ văn hóa bộ tộc đó đã ăn sâu vào tiềm thức con người Ông như một thứ gia sản văn hóa nhận dạng để dễ dàng khi cần tra cứu và truy tìm nguồn gốc, trong khi đó, vì nhu cầu cuộc sống, con người vẫn có thể khoác lên mình nhiều chiếc áo, màu áo văn minh văn hóa khác nhau như cắc kè đổi màu cho phù hợp với môi trường sống, và ông Duterte cũng không ra ngoài quy luật tự nhiên đó, và ông đã khoác áo GIẢ, sống GIẢ, hành động GIẢđể ru ngủ Cử tri…nhưng Ông đã sập bẫy của chính Ông gài, và tai họa đã chào đón Ông một cách niềm nở.

Điểm đáng nói ở đây chính là cái não trạng “du côn văn hóa” của Ông lại được Cử tri tín nhiệm và lựa chọn. Họ đã nghe một Thị trưởng Công Giáo thóa mạ Giáo Hoàng của mình là “con của đĩ điếm” thế mà Họ vẫn bình thản không chống trả gì, lại phấn khởi cõng Ông lên ghế lãnh đạo quốc gia, thì đủ biết mức độ tha hóa của số Cử tri đó ra sao rồi, và nếu lấy thước đo “ ngưu tầm ngưu” để luận tội, thì số cử tri đó cũng một phường với Tổng Thống Phi luật Tân hay sao ? bởi vì trong Hội Nghị G-20, ông Tổng Thống “du côn văn hóa” này cũng đã thóa mạ TT Obama cũng là a “son of a whore”, ấy là chưa kể đến câu tuyên bố rất chi là “ bộ tộc” của ông rằng “khi tôi làm Tổng Thống, tôi sẽ chọn con gái yêu quý của tôi làm đệ I Phu nhân”, ông bạn Mỹ của tôi phán một câu : “COOL!” (đúng là hết sẩy, con gái ruột trở thành…vợ của Cha mình, loạn luân trong tư tưởng và lời nói, chẳng biết trong hành động ông có dám …ngủ với con gái của mình không để cô ta trở thành phu nhân của TT)

Để kết thúc bài viết ngắn này, xin mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây liên quan đến “số vốn văn hóa du côn” của ông Tổng Thống có một không hai này. 

(Đăng trên báo TIME ra ngày 6 tháng 9 2016 dưới đây)

Nguyễn đăng Trình
*******************************
7 Times Philippine President Rodrigo Duterte Shocked the World
Sept. 6, 2016
He just referred to Obama as a "son of a whore"
The Philippine President Rodrigo Duterte has been expressed regret Tuesday for referring to his American counterpart Barack Obama as a “son of a whore.”
He made the controversial comment when asked by a reporter shortly before flying to Laos for a regional summit how he intended to explain to the U.S. President the thousands of extrajudicial killings of drug dealers since he took office on June 30.

Duterte had been scheduled to meet Obama separately in Laos, but the White House announced soon after his comment was publicized that the meeting had been canceled. Duterte’s statement said that both sides had “mutually agreed to postpone” it.
This foul-mouthed insult aimed at one of the most powerful men in the world is not the first time the former mayor of Davao City has made a controversial remark. In fact, it’s not even the first time he’s called a world leader a “son of a whore.” Here, his most notorious verbal faux-pas:

1. Joking about an Australian national who was raped and killed
In 1989, Australian national Jacqueline Hamill was raped and killed during a riot at the prison where she worked in the southern Philippines’ Davao City. Duterte, who was serving as mayor at the time, was caught on tape referring to the incident during a campaign speech.
“They raped all of the women,” he told the crowd, according to Agence France-Presse. “There was this Australian lay minister … when they took them out … I saw her face and I thought: ‘Son of a bitch. what a pity … they raped her, they all lined up. I was mad she was raped but she was so beautiful. I thought, the mayor should have been first”.

2. Calling the Pope a “son of a whore”…
Last November, Duterte called Pope Francis his favourite insult – a “son of a whore” – for apparently exacerbating Manila’s already chronic traffic during an official visit. He then announced he wished to visit the Vatican to personally apologize to the Catholic Church leader.
“The mayor repeatedly said he wants to visit the Vatican, win or lose, not only to pay homage to the Pope but he really needs to explain to the Pope and ask for forgiveness,” his spokesman, Peter Lavina, told the media. Duterte also apologized to the Pope via a letter; the Vatican responded by offering the “assurance of prayers” during his campaign.
His country is home to around 75 million Philippine Catholics.

3. …and calling the U.S. ambassador to the Philippines a “gay son of a whore”
Duterte sparked a diplomatic row with Washington when he called Philip Goldberg, the U.S. ambassador to the country, a “gay son of a whore”. The comments were made during an address to military officials in Cebu City last month, and prompted the U.S. to summon Manila’s American envoy to explain the remarks, The Guardian reports.

4. Saying he would like to give Viagra manufacturer Pfizer “an award”
Speaking during a gathering of the Philippine Councilors League at the SMX Convention Center in Pasay last year, Duterte revealed that he was thankful for Viagra and would like to reward its manufacturer, Pfizer, during the upcoming Kadayawan Festival.
“I will give Pfizer an award,” Duterte said, reports Inquirer.net. “Before, when our fathers and brothers reached their 50s, you’re only up to there. But now, even when we reach 60s and 70s, thanks to the brilliance of Pfizer, life has been extended.”

5. Snubbing U.N. chief Ban ki-Moon and his “stupid” organization
Duterte said he would not meet United Nations Secretary General Ban-ki Moon at the upcoming Association of Southeast Asian Nations (Asean) summit in Laos, as he had “no time”, Business Standard reported. This came after he called the U.N. “stupid” for getting involved in the Philippines’ war on drugs.

6. Telling senior Catholic figures: “Don’t f*** with me”
Duterte attacked the Catholic Church this May, calling local bishops corrupt “sons of whores” who are to be blamed for the nation’s fast-growing population, the Deccan Chronicle reports.
He also told senior church figures who had criticized him “Don’t f*** with me,” during a heated press conference in his hometown of Davao.

7. Boasting about having two wives and two girlfriends
In a speech made in front of 10,000 supporters in Taguig City in Davao while he was still mayor, Duterte told the crowd that he had not just two wives – but also two girlfriends.
“I have a wife who is sick. Then I have a second wife, who is from Bulacan,” he said, according to Inquirer.net. “I have two girlfriends. One is working as a cashier and the other works for a cosmetics store at a mall. The one working at the cosmetics store is younger. The other one is older but more beautiful.”


__._,_.___


Posted by: Chau Nguyen <

Tuesday 13 September 2016

Trung Quốc 'không muốn VN theo Philippines'?...Thủ tướng Việt Nam đến Bắc Kinh


Ký văn kiện 'thỏa thuận hợp tác giáo giục' để bắt học sinh VN học tiếng Tầu?
On Monday, September 12, 2016 4:55 PM, "Dien bien hoa binh d [DienDanCongLuan]" <> wrote:

 

Trong khi "Nga- Trung Quốc diễn tập ‘chiếm đảo’ trên biển Đông"!
Nguyễn Xuân Phúc mang mông tới Bắc Kinh mời China đá !

Thủ tướng Việt Nam đến Bắc Kinh

  • 12 tháng 9 2016
alt
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Bắc Kinh ngày 12/9.
Lễ đón diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân, Bắc Kinh.
Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ khi Thủ tướng Việt Nam nhậm chức vào tháng 4/2016.
Chuyến thăm cũng là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm Trung Quốc sau cuộc chuyển giao lãnh đạo ở Đại hội XII đầu năm nay.
Theo tường thuật của phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại lập trường kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
alt
Ông đề nghị hai bên tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.

Ông cũng nói cần thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Trung Quốc “sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến”, theo trang web chính phủ Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng, hai bên đã ký 9 văn kiện hợp tác, trong đó có:
  • Hiệp định gia hạn bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021
  • alt
  • Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
  • Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất
  • Hiệp định thương mại biên giới sửa đổi
  • Bản ghi nhớ xây dựng Quy hoạch hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020
  • Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giữa hai Bộ Giáo dục giai đoạn 2016 - 2021
  • Bản ghi nhớ về việc trao tặng thiết bị hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (trị giá 20 triệu Nhân dân tệ)

Bình luận

Trước đó, nhà báo Vincent Ni của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World Service, bình luận:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
"Trung Quốc muốn bảo đảm chắc chắn rằng phía Việt Nam sẽ không theo đuổi vụ kiện.
altalt
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị gia tăng hàng năm."
Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài chuyến thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa đón tiếp Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng đỉnh G20.
altCuộc họp giữa hai phái đoàn ngày 12/9
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia về chính trị khu vực bình luận:
"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả năng nhập siêu từ Trung Quốc.
"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm. Đấy là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.
"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình."

Trung Quốc 'không muốn VN theo Philippines'?

  • 8 tháng 9 2016
altThủ tướng Việt Nam sắp thăm Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc ông Lý Khắc Cường (trong ảnh) từ ngày 10-15/9/2016.

Trung Quốc không muốn Việt Nam đi theo 'nghị trình' của Philippines, quốc gia đã đưa ra vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông lên tòa PCA, đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại, mậu dịch và đầu tư với Việt Nam, theo khác mời của tọa đàm trực tuyến của BBC Việt ngữ hôm 08/9/2016.
Trung Quốc bên ngoài tỏ ra 'bình tĩnh', nhưng trong thực chất vẫn ít nhiều 'quan ngại' trước động thái hợp tác an ninh giữa Mỹ và các đồng minh, hoặc đối tác ở Biển Đông, nơi lâu nay vẫn diễn ra tranh chấp giữa các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền về biển đảo, trong đó có Việt Nam, vẫn theo ý kiến này.

Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines Nhà báo Vincent Ni, BBC Tiếng Trung
Bình luận với Bàn tròn thứ Năm tuần này về chuyến thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đến Trung Quốc, nhà báo Vincent Ni của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World Service, nói:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
"Trung Quốc muốn bảo đảm chắc chắn rằng phía Việt Nam sẽ không theo đuổi vụ kiện.
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị gia tăng hàng năm.
altHai ông Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Lý Khắc Cường trong một lần tiếp xúc, hội đàm từ trước.
"Do đó tôi nghĩ Trung Quốc sẽ nhấn mạnh nhiều hơn nữa vào điểm đó, về khía cạnh an ninh, khá là tế nhị, song tôi nghĩ hai bên chắc chắn sẽ trao đổi về vấn đề này trong chuyến thăm của Thủ tướng Phúc tới Trung Quốc.
"Và đừng quên rằng Thủ tướng Phúc sẽ tới thăm Nam Ninh, ở miền Nam Trung Quốc, để tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc - Asean, nên tôi nghĩ ông rõ ràng quan tâm tới việc khai thác hơn nữa thương mại với Trung Quốc," nhà báo Vincent Ni nêu quan điểm.

Bối cảnh chuyến thăm

Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài chuyến thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa đón tiếp Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng đỉnh G20.

Về quan hệ Việt - Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự, an ninh, quốc phòng, nhà báo Võ Trung Dung, một nhà quan sát từ Pháp đang có mặt ở Sài Gòn và vừa theo dõi chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đưa ra bình luận:
Quân đội Việt Nam cũng đã mua một số thiết bị của Pháp nhưng chủ yếu những thiết bị như là radar duyên hải và một vài chiếc máy bay như là trực thăng nhỏ, nhưng bây giờ (Việt Nam) chưa thể mua nhiều hơn... Nhà báo Võ Trung Dung
"Quân đội Việt Nam cũng đã mua một số thiết bị của Pháp nhưng chủ yếu những thiết bị như là radar duyên hải và một vài chiếc máy bay như là trực thăng nhỏ, nhưng bây giờ (Việt Nam) chưa thể mua nhiều hơn...
"Không biết Việt Nam có tiền hay không, nhưng Pháp sẵn sàng bán, một cản trở lớn nhất không phải là chính trị hay ngoại giao, nhưng cản trở là về kỹ thuật vì 90% thiết bị của quân đội Việt Nam, của hải quân, không quân và bộ binh đều là do Nga cung cấp.
"Và các hệ thống thông tin trong quân đội cũng do Nga cung cấp, thì hệ thống của Pháp không thể nhập vô một hệ thống chung như vậy, đó là cản trở nhiều nhất trong vấn đề buôn bán vũ khí, đương nhiên là Pháp đã làm và sẵn sàng mời những sỹ quan Việt Nam tham dự tập huấn về chiến lược, chiến thuật, điều đó đã làm từ lâu rồi," nhà báo Võ Trung Dung nói với Bàn tròn.


Còn từ Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận thêm về quan hệ Nhật - Việt liên quan tới hợp tác an ninh, quốc phòng, ông nói:
"Nhật Bản rất quan tâm tình hình Biển Đông và ngay khi Thủ tướng Abe lên (cầm quyền) cách đây gần 4 năm, thì viếng thăm đầu tiên của ông là Việt Nam và cho tới nay, như cam kết, sẽ cung cấp cho Việt Nam mười tàu tuần duyên, loại cảnh sát biển.
altThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Nhật Bản tại Văn phòng Chính phủ hôm 05/5/2016.
"Việc cung cấp đó đã và đang được tiến hành, cũng như khi cảng Cam Ranh mới được xây dựng và mở ra, thì chiến hạm của Nhật cũng là những chiến hạm đầu tiên ghé vào.
"Thành ra, Biển Hoa Đông và Biển Đông có quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì đó là con đường thương mại huyết mạch của Nhật Bản, cho nên Nhật Bản không những giúp đỡ Philippines mà cũng giúp đỡ Việt Nam, kể cả về mặt ngoại giao, kinh tế, cũng như về an ninh, phòng thủ," ông Đỗ Thông Minh nói với BBC.

Hai điểm nhấn chuyến thăm

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia về chính trị khu vực và quốc tế nói về điểm nhấn và kết quả được kỳ vọng của chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, ông nói:
Trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình TS. Hà Hoàng Hợp

"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả năng nhập siêu từ Trung Quốc.

"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm. Đấy là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.

"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.
"Và trong phần tranh chấp mang tính chất song phương, thì hai bên cố gắng xử lý sao cho hai bên cùng có lợi và hai bên và hai bên cùng chấp nhận được," nhà phân tích nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm Bàn tròn.


Nga- Trung Quốc diễn tập ‘chiếm đảo’ trên biển Đông

13.09.2016

0:49
00:00 /0:49
Chia sẻ
Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.

Nga và TQ chính thức tiến hành cuộc tập trận 8 ngày trên biển Đông vào ngày 12/9. Cuộc diễn tập “Joint Sea-2016” quy tụ nhiều tàu chiến, tàu ngầm, trực thăng , chiến đấu cơ, cùng với lực lượng thủy quân lục chiến và các loại thiết giáp lưỡng cư tiến hành các cuộc thao dượt bắn đạn thật. Hai bên sẽ thực hiện các bài tập phòng thủ, tìm kiếm cứu nạn, chống tàu ngầm và đặc biệt là chiếm đảo. Hiện chưa rõ vị trí chính xác nơi cuộc tập trận diễn ra. Nga là cường quốc duy nhất lên tiếng ủng hộ TQ tại biển Đông khi cho rằng Hoa Kì và các quốc gia không liên quan nên đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực này. Moscow cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, một trong những quốc gia có tranh chấp lãnh hải gay gắt với Trung Quốc tại khu vực.

__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Popular Posts

My Blog List