xx

Tuesday 31 May 2016

Ai chỉ đạo sửa tin ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ 68,32% thành 86,32%?

 

Ai chỉ đạo sửa tin ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ 68,32% thành 86,32%?

A+ A-
Email Print
Huỳnh Ngọc Chênh


BÁO TIỀN PHONG CÓ ĐÁNH MÁY NHẦM KHI ĐƯA TỶ LỆ ĐẮC CỬ CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀ 68,32%


Báo giấy Tiền phong ngày 28/5/2016 và được sửa lại ngày 29/5/2016
Ngày 28/5 báo giấy Tiền Phong đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ chỉ 68,32%. Qua ngày 29/5, báo Tiền Phong online và các báo khác đồng loạt đưa tin ông Trọng đắc cử với tỉ lệ 86,32%. Có vẻ như báo TP đã đánh máy nhầm con số từ 86,32% thành con số 68,32% và nghe nói báo ấy phải họp kiểm điểm và sẽ bị xử lý đích đáng vì cái sự nhầm lẫn cực kỳ chết người nầy.


Nhưng liệu báo TP có đưa lộn con số hay không?


Bản tin ấy có đoạn nguyên văn như sau:


"Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đắc cử với tỷ lệ cao nhất 87,16%, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, chủ tịch HĐND TP Hà Nội trúng cử với tỷ lệ 72,5%, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử với tỷ lệ 68,32%"


Nếu thật sự ông Trọng đắc cử 86,32% thì ông đứng thứ nhì sau ông Hoàng Trung Hải, nên trong bản tin phải xếp ông vào vị trí thứ hai sau ông Hải và trước bà Bích Ngọc dù con số có bị đánh nhầm thành 68,32%.


Nhưng báo TP vẫn xếp chắc nụi ông Trọng vào vị trí thứ ba khi đưa tin. Báo chỉ có thể đánh máy nhầm con số chứ không thể nào đánh máy nhầm cả một đoạn văn xếp thứ tự như trên được.


Mà bản tin quan trọng loại nầy thì ai đã từng làm báo đều biết ngay là phải bê nguyên xi và chính xác đến từng dấu chấm phẩy của cơ quan thẩm quyền gởi qua. Báo TP có được ông trời chống lưng cũng không dám tự ý thay đổi vị trí ông Trọng từ thứ hai xuống thứ ba được khi lỡ gõ nhấm con số 68,32%.


Báo TP không thể nào nhầm lẫn.


Vậy thì sự nhầm lẫn nầy là từ ban bầu cử Hà Nội? Không thể nào có chuyện nầy vì sau khi có kết quả bầu cử và trước khi công bố ra báo chí, bản thông báo kết quả ấy phải được duyệt qua cấp cao nhất của địa phương là bí thư thành uỷ Hà Nội. 


Ban bầu cử Hà Nội có thể đánh máy nhầm chứ liệu thành uỷ Hà Nội có dám để nhầm một chuyện cực kỳ quan trọng như thế này không? Nhắc lại ở đây không chỉ nhầm con số mà nhầm cả vị trí trong bản thông báo.


Một người quan trọng như tổng bí thư thì dù kết quả kiểm phiếu có thấp thì cấp uỷ địa phương cũng phải tự động nâng lên con số cho đẹp trước khi thông báo ra ngoài mới phải đạo.


Tuy nhiên báo TP vẫn nhận được bản tin đã qua duyệt và đưa nguyên xi lên. Tại sao như vậy? Rất là vấn đề.


Vấn đề là thành uỷ Hà Nội đang vút râu hùm.


Hì hì


Huỳnh Ngọc Chênh


(FB. Huỳnh Ngọc Chênh)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday 30 May 2016

'Dân không muốn thần tượng tuyên truyền'



'Dân không muốn thần tượng tuyên truyền'

  • 8 giờ trước


Người dân Việt Nam đang khao khát 'thần tượng', nhưng lại không muốn những thần tượng do 'tuyên truyền' và 'được dựng lên', theo ý kiến nhà nhà nghiên cứu, khách mời của BBC.
Tại cuộc tọa đàm về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và hội chứng mang tên cơn sốt Obama ở Việt Nam của BBC Việt ngữ cuối tháng 5/2016, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, nhà nghiên cứu xã hội học từ Hà Nội cho nói:
"Tôi nghĩ rằng cơn sốt Obama đã cho chúng ta thấy là dân chúng muốn thần tượng của mình là ai, chứ không phải là những gì người ta dựng lên hoặc người ta cố gắng để tuyên truyền cho nó."
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội Việt Nam khẳng định:

"Đấy chính là cái gọi là thần tượng thực sự mà người Việt Nam đang thiếu và khát khao. Những thứ mà khiên cưỡng thì rất khó khăn.
"Sự xuất hiện của ông Obama giải đáp cho chúng ta câu hỏi là người Việt Nam muốn gì, muốn thần tượng của mình phải như thế nào."

Có sính ngoại quá không?

Tại cuộc tọa đàm Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 26/5, trước câu hỏi dường như ở Việt Nam đã có sẵn nhiều 'thần tượng', từ những tượng đài, cho tới các tên gọi trên các đường phố, hay trong sách giáo khoa và những nơi khác, mà không phải là thiếu thần tượng, bà Khuất Thu Hồng nêu quan điểm:
TS. Khuất Thu Hồng: Không ạ. Tôi nghĩ rằng cơn sốt Obama đã cho chúng ta thấy là dân chúng muốn thần tượng của mình là ai, chứ không phải là những gì người ta dựng lên hoặc người ta cố gắng để tuyên truyền cho nó. Cơn sốt Obama nó cho thấy điều tôi nói như ban đầu là người dân Việt Nam đang thiếu một thần tượng.
Người dân Việt Nam chào đón Tổng thống Obama trên đường phố.
Thần tượng mà họ cảm thấy gần gũi với họ, mang lại, đáp ứng những mong mỏi, nhu cầu, thất vọng do về tự do, phát triển, chủ quyền, giáo dục và tất cả mọi thứ. Đấy chính là cái gọi là thần tượng thực sự mà người Việt Nam đang thiếu và khát khao. Những thứ mà khiên cưỡng thì rất khó khăn.
Sự xuất hiện của ông Obama giải đáp cho chúng ta câu hỏi là người Việt Nam muốn gì, muốn thần tượng của mình phải như thế nào. [Đó] phải là một người chân thành, hiểu biết, uyên bác, gần gũi; một người có thể động đến trái tim của tất cả mọi người bằng chuyến đi và lời phát biểu của mình, bằng việc ngồi ăn bún chả hay uống cà phê sữa hay bắt tay người dân, thì ông Obama đã tạo nên một thần tượng mà từ nay người Việt Nam luôn luôn hướng đến, mơ ước và mong mỏi rằng một ngày nào đó mình sẽ có những thần tượng như thế ở đất nước này.
BBC: Liệu người Việt Nam có sính ngoại quá hay không, như một số người đặt vấn đề? Xin hỏi tiếp TS Khuất Thu Hồng
TS. Khuất Thu Hồng: Tôi nghĩ Việt Nam đã đón quá nhiều các nguyên thủ quốc gia nhưng chúng ta đã thấy có trường hợp nào tương tự như vậy không ạ? Cũng có những nguyên thủ quốc gia mà quả thật, sự viếng thăm của họ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng có được sự đón tiếp nồng ấm của người dân như vậy hay không thì chúng ta đã đều thấy câu trả lời rồi.

Hãy lắng nghe đối thoại

BBC: Chúng tôi muốn vấn ý bà Thảo Griffiths, trưởng Đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, bà có bình luận gì về ý kiến của TS Khuất Thu Hồng?
Bà Thảo Griffiths: Tôi nhớ là năm 2000 khi Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam. Đấy cũng là việc có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt Mỹ bởi vì đó là chuyến đi đầu tiên của một Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.
Chúng ta (Việt Nam) cũng đã tiếp đón Tổng thống Bill Clinton như chúng ta tiếp đón Tổng thống Obama.
BBC: Xin được nghe ý kiến bình luận của Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nhà vận động xã hội dân sự ở Việt Nam.
Phụ nữ và trẻ em cầm cờ và ảnh chào đón ông Obama.
TS. Nguyễn Quang A: Tôi rất đồng ý với Tiến sĩ Khuất Thu Hồng về điểm đó. Bởi vì nếu chúng ta nhìn lại những thần tượng mà người ta muốn cấy vào đầu người Việt Nam trong suốt nhiều chục năm qua hoặc những vị lãnh đạo của chúng ta thể hiện một tác phong như thế nào.
Tôi thấy người dân Việt Nam có một cơ hội để đối sánh thực tiễn với mong mỏi của họ. Và khoảng cách giữa thực tiễn với cái mong muốn; cũng như khoảng cách giữa thực tiễn và với mong mỏi của người ta với phía ông Obama, hai cái đó khác nhau một trời một vực.
Có lẽ, tôi nghĩ, về phía người cầm quyền Việt Nam cần phải nghiên cứu một cách rất là sâu sắc và phải tự thay đổi mình. Xã hội người dân đã tiến khá nhiều. Rất đáng tiếc là tác phong lãnh đạo, cung cách lãnh đạo vẫn giống như nhiều chục năm trước.
Và khoảng cách đó càng ngày càng xa ra thì nó làm cho sự bức xúc của người dân càng lớn. Bức xúc đó có thể gây ra những chuyện bất ổn xã hội không đáng có.
Chính những người lãnh đạo Việt Nam là người phải chủ động thay đổi mình để kéo khoảng cách giữa người dân với họ đang từ khoảng rộng như thế nó thu hẹp dần lại, làm sao để có thể giống như ông Obama. Đó là một vấn đề hết sức nghiêm túc mà họ cần hết sức lưu ý và chấn chỉnh.

Tôi nghĩ là chỉ có như thế, lắng nghe người dân đối thoại với người dân, chứ không phải là họ đối xử với đối xử với tôi với (blogger) Đoan Trang như vừa rồi.

Thực sự cùng giá trị

Tôi nghĩ là lúc đó mới tạo được sự đồng thuận. Không có một người nào đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam bây giờ muốn có một sự bất ổn. [Họ] đều muốn có một sự phát triển hài hòa và chỉ muốn làm cho bản thân chính quyền phải mạnh lên.
Bởi vì cái chính phủ phải có niềm tin ở chính mình và tạo ra niềm tin trong nhân dân.
Người dân với biểu ngữ bằng tiếng Anh ghi: "Hoan nghênh Tổng thống Barack Obama. Chúng tôi yêu mến ông".
Đấy mới là tài sản quan trọng [mà] rất đáng tiếc trong thời gian vừa qua cái tài sản rất quý giá đấy của nhà nước thì họ đã làm xói mòn đi.
Rất đáng tiếc tôi không gặp được ông Tổng thống Obama.
Nhưng hai người chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ông thì tôi có thời gian để nói chuyện. Và tôi nói với họ rằng, về cơ bản, những giá trị của Mỹ, hay giá trị của Việt Nam mà người ta coi rằng là giá trị của họ, thực sự là một.
Bởi vì ông Hồ Chí Minh dẫn chiếu giá trị của Mỹ ở Tuyên ngôn độc lập; rồi Việt Nam cũng muốn xây dựng một xã hội của dân, do dân, vì dân. Đấy là của Mỹ. Nhưng họ không nói là vay mượn của Mỹ.
Thế như vậy là những giá trị cơ bản của Mỹ và Việt Nam là không có bất đồng gì cả.
Chỉ có bất đồng ở một điểm là cái cách thực hiện như thế nào. Một bên là chỉ có nói về cái đó nhưng không thực hiện.

Thế nên tôi mới đặt vấn đề là người dân, chúng ta phải cố gắng giúp nhà nước để biến cái quyền hão, quyền ảo của chúng ta thành quyền thực.
Nếu thực sự là làm với tinh thần xây dựng như thế, thì nước Việt Nam sẽ phát triển. Tôi nghĩ lãnh đạo Việt Nam nên lắng nghe và tự thay đổi, và đối thoại với người dân.
Mời quý vị theo dõi thêm các cuộc tọa đàm Bàn tròn của BBC Việt ngữ về chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Obama tới Việt Nam tại đâytại đây.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Anh LÀO là ai ?. LÀ CON HEO CỦA VN. KHÁC NÀO thằng VC XỎ LÁ.....Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông


Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương về Biển Đông

media

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith (trái) được thủ tướng Nhật Shinzo Abe đón ngày 28/05/2016 tại cuộc gặp Nagoya.Eugene Hoshiko / AFP

 Phải chăng đương kim chủ tịch ASEAN đã công khai tán đồng lập trường Trung Quốc trên Biển Đông ? Câu hỏi này đã nổi cộm lên vào hôm nay, 29/05/2016 khi thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, trả lời báo Nhật Bản Asian Nikkei Review, đã cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa các nước liên quan. 

Theo tờ báo Nhật, đây là một lập trường phản ánh quan điểm của Trung Quốc.

Trong bài phỏng vấn dành cho báo Nikkei nhân dịp ông ghé Nhật Bản hôm 27/05 để tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 mở rộng ra cho một số nước đang phát triển trong đó có Lào và Việt Nam, ông Thongloun khằng định rằng ông sẽ « thúc giục các nước liên quan mở đối thoại hướng tới việc giải quyết hòa bình » các tranh chấp lãnh thổ. Theo báo Nikkei, câu nói đó rõ ràng ám chỉ Việt Nam và Philippines.

Đối với Nikkei, tuyên bố của Lào đáng chú ý vì nước này hiện đang làm chủ tịch khối Đông Nam Á ASEAN, bao gồm 10 thành viên, trong đó có Việt Nam và Philippines. Hai nước này đang bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cho nên rất muốn ASEAN giúp đỡ trong việc kháng lại các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông do Trung Quốc tiến hành.

Việt Nam và Philippines đều muốn ASEAN hình thành ra một mặt trận thống nhất để phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Philippines còn yêu cầu Hiệp Hội Đông Nam Á ra một thông cáo chung về phán quyết sắp tới đây của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (Hà Lan) về đơn Philippines kiện đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trên yêu cầu này, thủ tướng Lào cũng tỏ ý dè dặt, cho rằng các nước ASEAN cần phải « cẩn thận xem xét tình hình » khi công bố một tài liêu như vậy. Theo ông Thongloun, ASEAN hoạt động bằng sự đồng thuận, và căn cứ vào tình hình hiện nay, tìm đồng thuận trên yêu cầu của Philippines rất khó khăn.

Theo Nikkei, 10 nước ASEAN hiện đang chia rẽ về việc có nên ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực hay không, với một số nước, trong đó có Singapore cho rằng nên làm, trong lúc một số nước khác, trong đó có Cam Bốt, thì phản đối.

Lời lẽ thủ tướng Lào như đã xác nhận tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây, theo đó có ba nước ASEAN là Cam Bốt, Lào và Brunei đã « đồng thuận » với lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.

Lập trường này có thể gói gọn như sau : các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc phải đàm phán song phương với Bắc Kinh để giải quyết vấn đề, các nước ngoài không được quyền can dự vào kể cả các định chế quốc tế. Quan điểm chỉ song phương chứ không đa phương này đã bị giới phân tích cho là nhằm mở đường cho Trung Quốc dễ dàng gây sức ép lên các nước nhỏ hơn mình.

Bắc Kinh cũng đang ra sức tìm hậu thuẫn của các nước trên thế giới ủng hộ cho quyết định của Trung Quốc phủ nhận thẩm quyền – và qua đó là phán quyết – của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông.

Thái độ dè dặt của Lào, nước chủ tịch ASEAN trước đề nghị của Philippines muốn toàn khối ra tuyên bố chung về phán quyết của quốc tế rõ ràng là đã phục vụ mong muốn của Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được 68% phiếu bầu




Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được 68% phiếu bầu

Thực Hiện Bureau CTM Media Mỹ Châu -
29/05/2016
1
336

Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được 68% số phiếu trong khu vực tranh cử. Hình: AP

Hà Nội (CTM Media) – Báo Tiền Phong ngày Thứ Bảy, 28 Tháng 5 đăng bản tin kết quả bầu cử trong khu vực Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tranh cử. 

Theo bản tin này thì ông Trọng chỉ được 68,32% số phiếu, thay vì gần 100% như báo chí của nhà nước vẫn thường loan tin về sự tín nhiệm của người dân đối với các lãnh đạo chóp bu của đảng Cộng Sản.

Thực hư các tỷ lệ tín nhiệm như thế nào thì không ai biết được, nhưng trên trang điện tử của báo Tiền Phong (tienphongonline) con số đã được sửa là 86,32%, thay vì chỉ có 68,32% như báo giấy đã đăng tải.

Có tin cho biết, Báo Tiền Phong đã phải họp khẩn để rút kinh nghiệm, kiểm điểm các cá nhân và làm công văn giải trình, và viết thư xin lỗi ông Tổng Bí Thư.

Liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội lần này đã có nhiều tin tức và hình ảnh bầu cử gian lận hoặc người dân bị nhà cầm quyền địa phương cưỡng bức hoặc trả tiền thuê người dân đi bầu.
Bản tin trên Báo Tiền Phong ngày Thứ Bảy, 28 Tháng 5, 2016.

Bản tin trên Báo Tiền Phong ngày Thứ Bảy, 28 Tháng 5, 2016.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday 29 May 2016

Có gì lạ trong nghi lễ đón OBAMA?


Bùi Quang Vơm
27-5-2016
CTN Trần Đại Quang đón TT Obama. Ảnh: internet
CTN Trần Đại Quang đón TT Obama. Ảnh: internet

Rất nhiều người trong chúng ta thắc mắc chuyện Việt Nam coi thường Mỹ. Trong khi đón Tập Cận Bình với đầy đủ các nghi lễ long trọng nhất có thể, thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay, đội cảnh vệ danh dự sắp hai hàng, người đón là Đinh Thế Huynh, người thứ hai trong đảng cùng bộ trưởng ngoại giao, trưởng ban Đối ngoại TW, tiếp đó là 21 phát đại bác, quốc yến, dạ hội… thì ông OBAMA đến một mình với chỉ vài nhân viên an ninh, vào ban đêm, và phía Việt Nam chỉ có vài người đón, cấp cao nhất là thứ trưởng bộ Ngoại giao, và chỉ có một bó hoa mà nhiều người nhận xét là “lá nhiều hơn bông”.

Có thật là chính phủ Việt Nam và chính quyền Mỹ không xem trọng chuyến đi này của tổng thống OBAMA? Có một sự lạnh nhạt có vẻ như cố tình của các lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ máy đảng và nhà nước. Ông OBAMA vẫn cố giữ phong cách thường có nhưng với một công tác kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, tổ chức khép kín và không bỏ sót một chi tiết với một bộ máy đồ sộ và chuyên nghiệp.

Tại sao trước và trong chuyến đi có quá nhiều sự kiện trùng lặp? Tại sao chuyện đàn áp biểu tình, bất chấp nhân quyền xảy ra ngay trước mặt Tổng thống Mỹ, nhưng ông OBAMA làm như không hề biết, và quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương vẫn được công bố ngay những giờ phút đầu, có vẻ như chẳng cần đến đàm phán? Việt Nam đã qua mặt Mỹ? Và Mỹ cũng chỉ coi chuyến viếng thăm của ngài Tổng thống như một chuyến đi chơi?

Nhưng lại có vẻ không phải như vậy, nếu chúng ta để ý rằng quy mô chuẩn bị cho chuyến đi này đã được nghiên cứu và sắp xếp một cách kỹ lưỡng và đặc biệt là “siêu tốn kém”.
Báo Vnexpress đưa những hàng tin như sau:
Theo lịch trình ban đầu, chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Barack Obama và phái đoàn Mỹ sẽ đến Hà Nội vào lúc 1h sáng ngày 23/5. Nhưng Hà Nội được báo sớm trước hai giờ rằng máy bay Air Force One chở Tổng Thống sẽ đến Nội Bài vào 21h30 ngày 22/05/2016, chiếc Air Force One đóng thế sẽ đến chậm hơn khoảng nửa giờ, tức là vào khoảng 22h”.
“Mật vụ Mỹ muốn biết vị trí, vũ khí và trang phục của đội bắn tỉa Việt Nam để họ chủ động trong quá trình bảo vệ Tổng thống Obama suốt chuyến công du. Lực lượng này đề nghị khách sạn ông Obama nghỉ sẽ do họ chịu trách nhiệm bảo vệ và chỉ họ được mở cửa xe cho tổng thống”.

“Phía Mỹ đã vận chuyển tới Việt Nam hàng trăm tấn hàng hóa, đồ dùng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác an ninh. Số người tháp tùng, phục vụ, chuẩn bị cho chuyến thăm bao gồm quan chức chính phủ, doanh nhân, nhân viên an ninh, mật vụ… lên tới trên 1.000 người. Hàng loạt phương tiện chuyên dụng đã được Mỹ đưa tới Việt Nam để đảm bảo an toàn cho Tổng thống Obama”.
“Quy trình an ninh đối với báo chí rất ngặt nghèo với 2 lần kiểm tra: hành lý gửi vào bên trong từ trước, đến khi đoàn đón ông Obama vào hết trong sân bay phóng viên mới được vào”.
Khi vào, an ninh dẫn từng tốp 5 người một. Trong số phóng viên, chỉ khoảng 10 người đến từ các cơ quan báo chí quốc tế. Đây đều là những người đã tới sân bay đợi từ chiều”.
“Những trường hợp có thẻ nhưng không đăng ký trước đều phải ra về”.
“Một chiếc máy bay trong đoàn máy bay hộ tống từ Nhật đã đến sớm hơn dự định”.
Đặc biệt, cách bố trí đoàn xe hộ tống:
Đi trước 2 xe Cadillac One là xe Chevrolet gây nhiễu và tác chiến điện tử, phá sóng các thiết bị nổ tự chế điều khiển từ xa, phát hiện tên lửa

Xe chở Tổng thống gồm 2 xe Cadillac The Beast giống hệt nhau, một xe chở Tổng thống và một xe đóng thế, nghi binh. The Beast bọc thép chống đạn dày 20cm, cửa sổ bằng kính 5 lớp dày12,5cm có van chống phá, có khả năng chống súng, lựu đạn, các vụ nổ, và các cuộc tấn công hoá học.Trên xe trang bị cả vũ khí tấn công, súng phóng lựu, hơi cay, lựu đạn, súng ngắn, thiết bị chữa cháy, bình ôxy, chai máu cùng nhóm với tổng thống.

Chiếc Suburban thứ hai đi sau cặp The Beast, liên kết qua vệ tinh với Nhà Trắng, trung tâm theo dõi từng diễn biến của chuyến đi.

Chiếc FORD của an ninh Việt Nam.
Tiếp đến là chiếc SURBAN chở vũ khí tấn công.
Tiếp là hai Surban chở các thiết bị chuyên dùng.
Xe tải Ford F là xe chuyên dụng của Mật vụ.
6 xe tiếp theo là xe chở các nhân viên phục vụ, hỗ trợ, các bác sĩ của Tổng thống, và đoàn chuyên viên tuỳ tùng.
Sau cùng là xe Hummer H2 của an ninh Việt Nam.
Đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Báo Vnexpress đưa tin, “Từ ngày 20 đến sáng 22/5, gần 10 chuyến bay của đoàn Tổng thống Mỹ Obama liên tục hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM mang theo trực thăng, trang thiết bị an ninh, cùng chó nghiệp vụ”.
Khách sạn nơi nghỉ của Tổng thống lúc đầu có tin là NEW WORLD, từng là nơi nghỉ của cả ba tổng thống Mỹ trước đó, hai ngày cuối mới được báo chính thức là khách sạn Intercontinent, được bao thuê hoàn toàn, không để trống chỗ nào. An ninh Việt Nam chỉ kiểm soát vòng ngoài.

Kết cấu và các biện pháp an ninh gay gắt và triệt để như đối phó một âm mưu khủng bố. Nhưng người ta sẽ hỏi, nếu là để chống khủng bố, hay chống ám sát, thì chủ mưu của khủng bố hay ám sát này là ai? Dễ dàng chỉ ra ngay là Trung Quốc. Chỉ có duy nhất Trung Quốc là kẻ hoảng sợ và hằn học trước sự sáp lại của Việt Nam với Mỹ. 

Chỉ có Trung Quốc là kẻ sẽ tìm mọi cách để phá quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương mà Mỹ sẽ trao cho Việt Nam. Và với một tâm địa ác độc, bất chấp đạo đức, văn hoá vốn có của lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, khủng bố hay ám sát là khả năng có thật.

Một kế hoạch phá thông qua bẫy nhân quyền đã được Trung Quốc tung ra bằng vụ cá chết chưa từng có tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. 

Cùng với cái bẫy cá chết, gây biểu tình rối loạn, cuốt hút mọi sự tập trung của nhà nước lẫn dân chúng vào việc môi trường và nhân quyền, trong khi đó gián điệp Trung Quốc âm thầm tổ chức khủng bố. Đây là cách mà Trung Quốc thường xuyên áp dụng. Tôn Tử gọi là chiêu dương đông kích tây. Dân gian Trung Quốc có chuyện “đạo chích trộm táo” nhà phú hộ. Để trộm táo, hắn phóng hoả đốt nhà, cốt gây rối, rồi lẻn vào vườn ung dung trộm táo, bất biết chỉ vì vài quả táo, hắn có thể giết người.

Trong những ngày này, tàu cá Trung Quốc được huy động một số đông khác thường, xâm nhập hải phận Việt Nam, tàu chở dầu vi phạm sâu trong vịnh Bắc bộ, sát đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng, Quảng Bình, Đà Nẵng đều bắt được tàu do thám trá hình của hải quân Trung Quốc..
Ngày 5/04 Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị
Ngày 06/04/2016, cá bắt đầu chết trên biển Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Hai ngày 13 và 14/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng đã thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 22/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh và kiểm tra tiến độ thi công dự án tại nhà máy thép FORMOSA.
Sáng 29/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt TP Đà Nẵng và quân khu 5.
Ngày 01/05 bắt đầu có biểu tình.
Ngày 3/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên.
Ngày 4-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Khánh Hòa.
Sáng 5/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, làm việc với các đơn vị Hải quân đóng quân trong Căn cứ quân sự Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân.

Nếu kết hợp chuyện chuẩn bị chuyến đi của tổng thống OBAMA với vụ cá chết hàng loạt đầu tháng 4, với các chuyến đi thăm và làm việc của ba lãnh đạo cao nhất của đảng tại các tỉnh ven biển, các vụ biểu tình suốt ba chủ nhật đầu tháng năm, người ta phải tự hỏi, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay phía sau có chuyện gì. Tất cả những câu hỏi đặt ra trên kia có đáp án không?

Nếu giả thiết rằng, đã có một âm mưu từ phía Trung Quốc, và tình báo đã phát hiện và cả Mỹ lẫn Việt Nam đã được thông báo và thống nhất hành động, lập tức mọi chuyện sẽ trở nên sáng sủa.

Lãnh đạo đảng chỉ có những nhân vật cao cấp nhất được biết, âm thầm “đi thăm” và “làm việc”. Biểu tình không được phép biến thành rối loạn để không mắc mưu Trung Quốc. Biểu tình phải bị trấn áp bằng mọi giá. Nhân quyền bị thẳng tay trừng trị không che đậy, nhưng người Mỹ đã làm ngơ, “Mỹ và OBAMA đã bán rẻ nhân quyền, đổi nhân quyền và đạo đức Mỹ lấy lợi ích”!

Đến đây, chúng ta đã tạm nhất trí về khả năng một vụ mưu sát, hay một vụ khủng bố, thậm chí một vụ đảo chính chế độ, do bàn tay Trung Quốc. Chúng ta cũng không quên, một chuyện giống như một vụ đảo chính dường như đã xảy ra trong chuyến đi thăm Mỹ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tháng 7/2015. Người ta đã buộc Phùng Quang Thanh phải nghỉ “dưỡng bệnh” trong khuôn viên Bộ Tổng Tham mưu, sau một tháng chữa bệnh tại Paris.

Sự lạnh nhạt có phần căng thẳng trong thái độ tiếp đón của các lãnh đạo Việt Nam, đã có thể hiểu được.
Sự vồn vã quá mức có thể chọc tức những cái đầu ở Trung Nam Hải, bắt nguồn cho những cú xuống tay không thể lường được.
Và sự trang trọng “hết cỡ” trong nghi thức đón Tập chỉ là “chuyện quá biết nhau” mà thôi.
Và tại sao, công tác an ninh được đặc biệt chú trọng tại Sài Gòn? Cuộc biểu tình tại Sài Gòn ngày 15/05/2016 bị đặc biệt đàn áp. 

Nhưng ít ai chú ý tới một chi tiết. Đó là xuất hiện sự tham gia công khai của người Việt gốc Hoa. Sẽ thấy lôgích nếu lưu ý rằng, Sài Gòn có hơn một triệu người gốc Hoa, có quận 5 với những đại gia có lịch sử hàng trăm năm, có người khổng lồ Vạn Thịnh Phát, có Hội Liên Hoa mới bị ép giải tán. 

Sẽ hiểu rằng cái chùa mà tổng thống Mỹ chọn đi thăm, là một chùa do một người Hoa thành lập, và hiện vẫn do người Hoa quản lý, dù đã buộc phải đổi tên và thay trụ trì chùa người Hoa bằng một vị Thượng tọa người Việt.

 Chỉ đơn giản là không ai cài mìn trong chính nhà mình, và phải kể thêm là yếu tố bất ngờ. Ngay chính Giáo Sư Tương Lai có một thư gửi Tổng thống OBAMA đề nghị ngài Tổng thống huỷ bỏ chuyến thăm chùa, vì chùa này không đại diện văn hoá tín ngưỡng của Việt Nam.

Nếu tin vào những gì vừa đoán nhận, chúng ta có thể thấy sự sụp đổ của Trung Quốc đang đến gần. Người trung thành cuối cùng với Trung Quốc cũng đã đoạn tuyệt, bỏ đi. Trung Quốc chỉ còn lại một mình trên mặt Địa cầu. Đó là giá phải trả cho sự xảo trá và tham lam. Đó cũng là giá phải trả cho một nhân cách lạc hậu.

Mỹ cần một sự chuẩn bị để có thể tạo ra một cuộc cấm vận Trung Quốc, như đang thực hiện cấm vận với Moscow. Nhìn bao quát sân khấu, vở diễn có thể đang bắt đầu vào những màn cao trào cuối cùng. Nếu yếu bóng vía, có thể phải nhắm mắt lại, và chờ.

__._,_.___

Bước bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt cuối cùng


Bước bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt cuối cùng

Council on Foreign Relations

Cùng tác giả:

Sau một thời gian quan hệ ngoại giao bị cắt đứt sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, Hoa Kỳ và Việt Nam tái lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1995. Kể từ đó, hai quốc gia đã gia tăng quan hệ kinh tế và chiến lược mật thiết hơn, đến mức Hà Nội giờ đây là một trong những đối tác an ninh thân cận nhất của Hoa Kỳ tại Châu Á. Với một đội quân chuyên nghiệp và địa thế rất chiến lược, Việt Nam dần dà trở nên quan trọng cho lợi ích an ninh trong vùng của Hoa Kỳ không thua gì các đồng minh và đối tác lâu đời như Thái Lan và Mã Lai. 

Cạnh đó, kinh tế Việt Nam, còn có thể mở rộng, hấp dẫn giới đầu tư mới hơn là Thái Lan, nơi đầu tư nước ngoài giảm xuống 90% năm 2015. Mặc dầu là một chế độ chuyên chính, Việt Nam, hiện giờ, tương đối ổn định so với các quốc gia đang gặp vấn đề trong nỗ lực dân chủ hóa như Thái Lan và Mã Lai.

Tuy thế, mặc dầu tiến trình bình thường hóa chiến lược và kinh tế đi từ tư, việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trong tuần này đánh dấu bước cuối cùng để phục hồi lại quan hệ hoàn toàn. Mặc dầu tôi có quan tâm đến sự thoái lui dân chủ trong vùng Đông Nam Á và tôi tin là Hoa Kỳ hợp tác hữu hiệu hơn với các xứ dân chủ khác trên thế giới, tôi nghĩ là tháo bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là một động thái đúng. 

Việc gỡ bỏ cấm vận không nên thực hiện với lý do không thành thật: Việt Nam đã không cải thiện hồ sơ nhân quyền là bao trong những năm gần đây (mặc dầu họ có thả một số người cầm bút và các nhà hoạt động xã hội dân sự hồi năm ngoái), và không có chứng cớ gì cho thấy là gỡ bỏ cấm vận sẽ thuyết phục Hà Nội mở rộng môi trường chính trị. Việt Nam không có lãnh tụ đối lập nào nổi bật như ở Mã Lai hay Cam Bốt, và xã hội dân sự còn yếu, bị trù dập.

Ngoài ra, tháo gỡ cấm vận không có nghĩa là các công ty quốc phòng Hoa Kỳ sẽ trúng thầu ào ạt với Hà Nội. Mặc dầu Việt Nam là một trong top 10 quốc gia mua vũ khí trên thế giới, trang thiết bị quân sự phần lớn là của Nga, và vũ khí Nga rẻ hơn nhiều. Mặc dầu Việt Nam chú ý đến các tàu tuần tra và trực thăng tuần duyên của Hoa Kỳ, cũng còn thời gian lâu trước khi Hà Nội mới có thể mua chiến đấu cơ của Mỹ. Nga cũng thường hạ giá vũ khí.

Tuy thế, tình hình ngày càng căng thẳng tại Biển Đông, và tầm quan trọng chiến lược và kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam đã lấn át mối quan tâm về nhân quyền. Ngoài ra, đại đa số người Việt không xem quan hệ chiến lược và kinh tế của Hoa Kỳ với Việt Nam là sự nâng đỡ cho Đảng Cộng Sản.
Quan trọng hơn hết, việc tháo gỡ cấm vận và Việt Nam sốt sắng để được xem là đối tác gần gũi với Hoa Kỳ trong khu vực, là chỉ dấu Hà Nội bỏ chiến lược quân bằng quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. 

Hà Nội đang chụp lấy quan hệ chiến lược gần gũi hơn với các đối tác Châu Á của Mỹ như Phi Luật Tân, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ, trong khi chẳng làm gì nhiều để điều chỉnh lại quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh. Tiếp sau chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, lệnh cấm vận vũ khí được tháo gỡ, và quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt gia tăng, gợi cho thấy là Nguyễn Phú Trọng, được cho là cảnh giác trong quan hệ với Mỹ, nay đã chịu nghiêng về Washington. Cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng vào Tháng Năm 2014, tìm cách bắt liên lạc với Bắc Kinh khi nổ ra vụ biểu tình phản đối giàn khoan dầu Hải Dương. Cả tuần lễ đó Bắc Kinh không ai chịu trả lời ông hay gọi cho bất cứ lãnh đạo Việt Nam nào khác.

Joshua Kurlantzick - Council on Foreign Relations
24-5-2016
Hoàng Thuyên lược dịch



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

My Blog List