xx

Saturday 30 January 2016

Hội nghị XII dưới cái nhìn của cán bộ cao cấp


Hội nghị XII dưới cái nhìn của cán bộ cao cấp

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-01-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hội nghị XII dưới cái nhìn của cán bộ Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10248026-622.jpg
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 hôm khai mạc 21/1 tại Hà Nội.
AFP
Đại hội XII kết thúc trong sự tiếc rẻ và mong đợi của nhiều người quan tâm theo dõi. Bên cạnh những ý kiến phê phán sự tranh giành quyền lực là các nhận định tích cực mà Đại Hội lần này có được khác với những lần tổ chức trước đây. Mặc Lâm ghi nhận ý kiến của những cán bộ cao cấp từng phục vụ trong bộ máy chính quyền để biết nhận xét của họ khi quan sát diễn tiến và sự theo dõi của dư luận trong suốt thời gian đại hội diễn ra.

Thu hút sự quan tâm của người dân

Chưa có một Đại Hội Đảng nào lại dấy lên sự quan tâm theo dõi của người dân như lần này. Lý do thì nhiều nhưng có lẽ sự tranh giành quyền lực trong nội bộ âm ỉ từ nhiều năm qua đã khiến cho việc chọn lựa Bộ chính trị và Ban chấp hành khóa 12 trở nên căng thẳng và đầy kịch tính.
Từ khi chuẩn bị cho tới kết quả cuối cùng người quan tâm theo dõi đi từ suy luận này tới suy luận khác nhưng hầu như đại đa số đều không chính xác mặc dù những lý thuyết đưa ra rất thuyết phục ngay cả người đa nghi nhất.
Vì rất nhiều sự kiện dồn dập đến nên nó tạo ra bước ngoặc lịch sử rất quan trọng cho nên người ta quan tâm đến Đại hội là điều hoàn toàn đúng và hợp lẽ phải.
-Ông Nguyễn Trung
Ông Nguyễn Trung nguyên Đại sứ Việt Nam tại Úc và Thái Lan, thành viên cố vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho biết nhận xét của ông về việc người dân theo dõi sát sao Đại Hội 12:
“Đại hội lần này nó nằm vào thời điểm bước ngoặc lịch sử của đất nước, bao gồm đối tác TPP, cộng đồng kinh tế ASEAN rồi thì Việt Nam là đối tác chiến lược với tất cả các nước quan trọng trên thế giới và Việt Nam lại chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với rất nhiều vấn đề mới đồng thời đe dọa của Trung Quốc nó cũng tăng lên. Vì rất nhiều sự kiện dồn dập đến nên nó tạo ra bước ngoặc lịch sử rất quan trọng cho nên người ta quan tâm đến Đại hội là điều hoàn toàn đúng và hợp lẽ phải.”
Người ta không tin vào nghị quyết 244 có thể làm cho Thủ tướng Dũng phải bỏ cuộc mặc dù Ban Chấp hành trung ương khóa 12 với vị trí quyền lực cao nhất là Tổng bí thư đã được định phận qua nghị quyết 244 theo đó người nào đã đến tuổi hưu sẽ phải nghỉ. Duy nhất ông Nguyễn Phú Trọng mặc dù đã 72 tuổi lại được đặc biệt cho phép tiếp tục nhận sự đề cử của Ban chấp hành Trung ương mà qua cách nói của Đảng là sự ở lại của ông Nguyễn Phú Trọng nhằm kế thừa, tập hợp giữ vững chính trị, giữ vững khối đoàn kết toàn dân, và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Lại có thông tin về việc ông Trọng chỉ ngồi ở ghế TBT trong vòng 1 hay hai năm mà thôi và sau đó sẽ có những chuyển biến khác. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết:
000_Hkg10247503-622.jpg
Ảnh chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam hôm 18/01/2016.
“Trong các quy định của Đảng cũng như trong nghị quyết 244 đưa ra cho bầu cử thì không có cái quy định đó. Chỉ có quy định chung trước đây những người trên 65 tuổi thì không được tái cử nếu đang ở trong Bộ Chính Trị đang làm việc. Trường hợp này thì nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương quy định một trường hợp đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, năm nay 72 bước sang tuổi 73 rồi thì gọi là tái cử. Còn chuyện ở lại 1 năm 2 năm hay nửa nhiệm kỳ thì cho đến bây giờ chua có ai công bố cái đó cả, cũng chưa có một quy định nào quy định điều đó cả. Nếu có quy định thì chắc là họ phải công bố công khai chứ không thể làm rồi muốn nghỉ lúc nào nghỉ, muốn làm lúc nào thì làm.”
Qua bài viết ngập các trang mạng, người dân vẫn không tin là Thủ tướng Dũng sẽ cam chịu cái vòng kim cô NQ244 trói buộc tay chân vì dưới mắt họ ông vẫn đủ sức mạnh để tạo cuộc chơi mới cho riêng mình. Những điều người dân bàn tán, tranh luận cộng với nhận xét của khá nhiều tờ báo uy tín cùng chuyên gia nước ngoài am tường nền chính trị Việt Nam như một cung bậc làm cho cuộc đua trở nên nghẹt thở cho tới giờ chót, đó là ngày mà Đại Hội đưa ra quyết định có cho phép những người xin rút tên ứng cử trong danh sách đề cử hay không.
Tên người được chú ý nhất dĩ nhiên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cuối ngày hôm ấy ông được chấp nhận rút tên, nghĩa là Đại Hội bỏ phiếu để ông về hưu. Người duy nhất trong Ban chấp hành Trung ương khóa 11 ở lại khóa 12 là ông Nguyễn Phú Trọng.

Thất vọng

Ván bài đã lật ngửa và không ít người dân thở dài tiếc rẻ cho sự chọn lựa của mình không đúng với chọn lựa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những người được chọn trong Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 có lẽ phải đối đầu với những vấn đề hệ trọng để giữ vị trí của mình không bị các chính sách sai lầm lung lay chiếc ghế. Vấn đề Biển Đông, kinh tế suy giảm và nhất là tham nhũng hoành hành có lẽ là lịch làm việc triền miên của Ban chấp hành mới.
Người ta còn nhớ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bước lên nhậm chức ông đã mạnh mẽ tuyên bố tham nhũng là mục tiêu chiến đấu trước mắt nếu không ông sẽ từ chức. Hai khóa liền trong vai Thủ tướng ông đã không làm được một cú hích nào dù nhỏ nhất và vì vậy người dân khó có thể tin được rằng ông Thủ tướng mới sẽ tiếp tục hứa và thành công.
Nếu có một sự quan tâm của nhân dân trong cuộc bầu cử để chọn ra người thì đó là một dấu hiệu tích cực và cái tích cực đó người ta còn đòi hỏi thêm cao hơn nữa là người ta muốn được can dự vào cuộc bầu chọn đó một cách dân chủ và rộng rãi.
-LS Trần Quốc Thuận
Có điểm đáng chú ý trong các khuôn mặt mới được bầu chính thức vào Ủy viên Trung ương có Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Thủ tướng Dũng. Thoát khỏi tình trạng dự khuyết là một thành công của ông Dũng muốn kéo dài thời đại của mình một cách âm thầm nhưng hiệu quả vào vai trò mới và đầy quyền lực của con trai.
Ông Nghị sẽ thay thế cha hoàn tất nốt những gì mà ông Dũng còn dang dở giữa các mối quan hệ chằng chịt trong nội bộ lẫn bên ngoài. Nguyễn Thanh Nghị sẽ là nhân vật bảo vệ cho khối tài sản của gia đình và đây là điều mà Thủ tướng đánh đổi để an tâm về hưu mà không sợ bị thanh trừng hay di hại về sau.
Hai lần làm thủ tướng với đống hồ sơ tham nhũng chất cao như núi nhưng tham nhũng không theo ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi và các nhóm lợi ích vẫn ở lại bám vào chính quyền mới để sống còn. Dám cắt đứt sự liên hệ, mua chuộc và thậm chí khuynh loát của các tập đoàn này thì chính phủ của Thủ tướng mới may ra sẽ tạo được thành tích chống tham nhũng một cách hiệu quả và được sự thừa nhận của người dân.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét về tâm lý người dân cũng như kỳ vọng của họ vào Ban Chấp hành Trung ương mới mà tham nhũng và hội nhập kinh tế là hai điểm nhọn:
“Nếu có một sự quan tâm của nhân dân trong cuộc bầu cử để chọn ra người thì đó là một dấu hiệu tích cực và cái tích cực đó người ta còn đòi hỏi thêm cao hơn nữa là người ta muốn được can dự vào cuộc bầu chọn đó một cách dân chủ và rộng rãi.
Internet thì loan truyền mà Việt Nam thì có 33 triệu người có internet tham gia vào Facebook, Twitter đủ thứ… họ trao đổi với nhau tạo nên một đời sống dư luận rất rộng rãi. Bên cạnh đó cũng có sự quan tâm của báo chí nước ngoài thì tôi cho rằng đó là sự kết hợp dân trí và khoa học kỹ thuật thì đó là điều đáng mừng. Ở đây tôi cũng mừng là thường trước đây khi vào các đài nước ngoài hay trang mạng khác thì hay bị bức tường lửa còn kỳ này tôi mở hết mấy trang từng bị cấm đều xem thoải mái, dễ dàng lắm, đây là điều tích cực và người ta hy vọng hết đại hội này sẽ có chuyển biến, thứ nhất là truyền thông có thể tốt hơn, công khai minh bạch hơn và sẽ kéo theo các chuyện khác. Việt Nam đang tham gia 6 -7 hiệp định thương mại tự do đặc biệt là TPP thì chắc chắn cho dù ai lãnh đạo cũng phải thúc đẩy kinh tế đi lên. Điều người ta quan tâm nữa là Ban chấp hành Trung ương kỳ này có chống tiêu cực thành công hay không, có ngăn chận được tham nhũng hay không hay là mạnh dạng tuyên bố rằng nếu chúng tôi không làm được chuyện chống tham nhũng thì chúng tôi xin từ chức. Đó là cái đòi hỏi và là vinh dự trọng trách nặng nề cho Bộ chính trị mới và Ban chấp hành Trung ương mới.”
Từ Internet và các trang mạng xã hội cho thấy đại đa số người dân Việt Nam không muốn ông Trọng ngồi lại chiếc ghế Tổng bí thư một lần nữa vì tính chất giáo điều bảo thủ của ông. Ông Trọng luôn cổ vũ cho chủ nghĩa Mác lê cũng như ý thức hệ cộng sản, từ đó ông cho rằng Việt Nam Trung Quốc không thể tách rời vì ý thức hệ mà hai Đảng đang theo.
Tâm lý sợ mất nước vào tay Trung Quốc đã đẩy ông Dũng lên cao trong lòng người dân. Mặc dù biết chắc rằng nếu ông ở lại thì đất nước vẫn mù mịt như cũ trong các chính sách kinh tế vun quén cho các tập đoàn và nhất là tiền của quốc gia không cánh mà bay như từ trước tới nay.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday 29 January 2016

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phân hóa ...






image







au gn 3 năm chun b vi nhng Hi ngh Trung ương đy căng thng do s khuynh loát ca hai phe: phe đng đng đu là ông Nguyn Phú Trng, và phe chính ph đ...

Aperçu par Yahoo


(Ảnh: AFP)
Sau gần 3 năm chuẩn bị với những Hội nghị Trung ương đầy căng thẳng do sự khuynh loát của hai phe: phe đảng đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, và phe chính phủ đứng đầu là ông Nguyễn Tấn Dũng, Đại hội lần thứ 12 của đảng CSVN đã kết thúc sau 8 ngày nhóm họp từ ngày 20 đến 28 tháng 1 năm 2016 vừa qua.
Dấu ấn rõ nhất của Đại hội 12 này có mấy điểm đáng chú ý.
Thứ nhất là một tháng trước ngày đại hội khai mạc, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và chỉ thị cho Bộ tư lệnh lực lượng Cảnh sát cơ động phải huy động hơn 5 ngàn cảnh sát bảo vệ an ninh cho Đại hội. Thành phố Hà Nội cũng đã ra thông cáo giới hạn sự di chuyển trên 33 tuyến đường phố trong 8 ngày. Cục an toàn thực phẩm phải cắt cử cán bộ đến túc trực 24/24 tại các nhà hàng, nhà bếp phục vụ Đại hội để ngăn ngừa những vụ ngộ độc có thể xảy ra. Những điều này cho thấy là Đại hội 12 đã diễn ra trong một tình trạng bất ổn, lo âu về một cuộc đột biến chính trị nào đó có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ tư lệnh lực lượng Cảnh sát cơ động ngày 2 tháng Giêng, 2016. (Ảnh: Trí Dũng)
Ông Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ tư lệnh lực lượng Cảnh sát cơ động ngày 2 tháng Giêng, 2016. (Ảnh: Trí Dũng)

Thứ hai là tin tức về những thảo luận và sắp xếp nhân sự thượng tầng đã được hai phe tung ra bên ngoài với nhiều dữ kiện thật giả lẫn lộn, để tấn công nhau gay gắt ngay trước và trong Đại hội. Điều này cho thấy là sự chia rẽ trên thượng tầng đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, đấu đá nhau không chút khoan nhượng. Chưa bao giờ mà vấn đề nhân sự lại tạo chia rẽ, tranh giành “ghế” căng thẳng như vậy trong Đại hội 12, nhất là ghế Tổng Bí thư giữa đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
Thứ ba là một đại biểu, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đọc bài tham luận trong Đại hội, phê phán công khai rằng: “Hệ thống chính trị hiện nay là rào cản, trở ngại cho sự phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế, và là yêu cầu hết sức cấp bách… mà đảng cần chủ động nghiêm khắc đánh giá lại chính mình.” Đây là một biệt lệ chưa từng có, nói lên nguy cơ tụt hậu và phá sản của đất nước, đồng thời phản ảnh khuynh hướng “không còn sợ hãi” khi nói ra sự thật của những đảng viên còn lương tâm và ý thức.
Thứ tư là tin Cụ Rùa Hồ Gươm có trên 100 tuổi đã từ trần vào chiều tối ngày 19 Tháng Giêng, một ngày trước khi diễn ra phiên trù bị của Đại hội 12, dấy lên một làn sóng bàn tán về hiện tượng linh thiêng này ứng với tương lai đen tối của đảng CSVN. Nhưng điểm đáng nói là qua truyền thông mạng, những bàn tán nói trên cùng với các tin tức đấu đá nội bộ được chuyển tải rộng rãi, không chỉ phá vỡ bưng bít thông tin mà còn khiến cho lãnh đạo CSVN bối rối trước các tin đồn, buộc họ phải lên tiếng hầu trấn an sự lùng bùng trong nội bộ đảng.
Với sự rút lui của ông Nguyễn Tấn Dũng khỏi cuộc đua ghế Tổng Bí thư vào phút chót, tuy có làm giảm bớt không khí căng thẳng của Đại hội, nhưng lại báo hiệu một đợt sóng ngầm khác có thể xảy ra trong thời gian tới.
Nguyễn Thanh Nghị, một trong hai ủy viên trẻ nhất của Ban chấp hành Trung ương Khóa 12.
Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của ông Nguyễn Tấn Dũng, là một trong hai ủy viên trẻ nhất của Ban chấp hành Trung ương Khóa 12.

Đó là khi ông Dũng rời ghế Thủ tướng quay về lại Kiên Giang, nơi mà ông Dũng đã cho xúc tiến xây dựng đảo Phú Quốc thành một cơ đồ riêng trong nhiều năm qua, với người con trai cả Nguyễn Thanh Nghị đang là Bí thư Kiên Giang, và vừa được vào Trung ương đảng, chắc chắn sẽ tạo thành thế đối đầu mới với phe nhóm ông Trọng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng tuy có giữ được ghế Tổng Bí thư thêm vài năm trước mặt, nhưng sẽ không còn có thể giữ đảng CSVN thành một khối thống nhất như trước Đại hội 12. Vì thế, với những đấu đá gay gắt hiện nay, cho thấy là lãnh đạo CSVN khó có thể thỏa hiệp như trong quá khứ, đặc biệt trước một con đại bàng Trung Quốc đang chực chờ phân thây đất nước Việt Nam để dễ dàng thực hiện tham vọng khống chế Biển Đông.
Trước những tình huống nói trên, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải quan tâm một số điều:
Một, cần cảnh giác trước các loại thông tin được tung lên các diễn đàn, để không bị rơi vào sự khuynh loát của các phe nhóm, cũng như tránh rơi vào những đòn kích động giả của chính dư luận viên CSVN hầu làm cho hàng ngũ đấu tranh rơi vào thế bị động.
Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 2015. (Ảnh: EPA)
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 2015. (Ảnh: EPA)

Hai, cần nắm vững là không hề có khuynh hướng “bảo thủ, giáo điều” hay “cởi mở, dân chủ” cũng như bám Trung hay thoát Trung thật sự nào trong thượng tầng lãnh đạo CSVN, mà chỉ là thủ đoạn của các phe tung ra, nhằm tạo hỏa mù trong dư luận để vừa gây áp lực đối phương, vừa tạo ra những tranh luận giả tạo trên các diễn đàn, làm tản sức đấu tranh chung.
Ba, cần hỗ trợ và giúp đỡ những đảng viên đảng CSVN đã can đảm vượt qua sự sợ hãi dám đứng lên chỉ trích, phê phán những sai lầm của lãnh đạo đảng. Khi có nhiều người đảng viên lên tiếng chống đảng sẽ giúp cho hàng ngũ của lực lượng dân tộc lan tỏa, tạo thành những sức ép đáng kể lên chế độ CSVN.
Bốn, góp phần đẩy mạnh thế liên kết giữa các lực lượng dân chủ để sớm hình thành một lực đầu tàu hầu có thể điều hướng các nỗ lực đấu tranh của bà con dân oan, công nhân, thanh niên sinh viên, trí thức và các tổ chức đảng phái, xã hội dân sự đối đầu lại với đảng CSVN, hầu vận động số đông vùng lên dứt điểm chế độ.
Cụ Rùa Hồ Gươm đã từ trần vào chiều tối ngày 19 Tháng Giêng, một ngày trước khi diễn ra phiên trù bị của Đại hội 12.
Cụ Rùa Hồ Gươm đã từ trần vào chiều tối ngày 19 Tháng Giêng, một ngày trước khi diễn ra phiên trù bị của Đại hội 12.

Sau cùng, sự kiện Cụ Rùa Hồ Gươm từ trần đúng vào dịp khai mạc đại Đội 12 đã linh thiêng ứng nghiệm vào lúc chưa bao giờ có một đại hội rối beng, đầy nghi kỵ và mâu thuẫn như lần này, cho chúng ta thêm một xác tín là tương lai của đảng CSVN không còn bao lâu nữa trước sự dấn thân và quyết tâm của toàn dân.
Lý Thái Hùng


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

VN tiếp tục đàn áp tự do báo chí và các tổ chức XHDS


Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpg

Freedom House: VN tiếp tục đàn áp tự do báo chí và các tổ chức XHDS

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-01-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Freedom House: VN tiếp tục đàn áp tự do báo chí và các tổ chức XHDS Phần âm thanhTải xuống âm thanh
f-h-622.jpg
Việt Nam được xếp vào 1 trong số 50 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do trong bản báo cáo về tự do toàn cầu 2016 được Freedom House công bố vào ngày 27 tháng 1.
Screen capture
Tổ chức Freedom House có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ, hôm 27 tháng 1 lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tự do báo chí và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, cũng như hạn chế việc truy cập internet để tìm kiếm thông tin. Đây là những thông tin được Freedom House đưa ra nhân dịp công bố báo cáo về tự do toàn cầu 2016 của tổ chức này, nhằm nhìn lại tình hình tự do ở các nước trong suốt năm 2015.

VN còn giam giữ ít nhất 130 tù chính trị

Với điểm số trung bình là 20 trong thang điểm từ 1 đến 100, Việt Nam được xếp vào 1 trong số 50 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do trong bản báo cáo về tự do toàn cầu 2016 được Freedom House công bố vào ngày 27 tháng 1. Bản báo cáo đánh giá tình hình tự do ở 195 quốc gia, trong đó con số những nước bị coi là không có tự do chiếm khoảng 26%.
Trong năm qua chúng tôi thấy là VN vẫn tiếp tục cho thấy xu hướng tiêu cực mà chúng tôi đã chứng kiến trong các năm trước đó. Ví dụ như một loạt các bloggers, những người viết trên mạng bị bắt giữ.
-Bà Jennifer Dunham
Bà Jennifer Dunham, Giám đốc nghiên cứu về Tự do báo chí và Tự Do Thế giới của Freedom House cho biết tự do trong nhiều mặt tại Việt Nam vẫn tiếp tục dậm chân tại chỗ:
“Trong năm qua chúng tôi thấy là Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy xu hướng tiêu cực mà chúng tôi đã chứng kiến trong các năm trước đó. Ví dụ như một loạt các bloggers, những người viết trên mạng bị bắt giữ, những phiên tòa xử các nhà hoạt động xã hội được tiến hành bất chấp những áp lực từ quốc tế. Chúng tôi đã thấy Việt Nam trả tự do cho một số những nhà hoạt động xã hội có tên tuổi ngay trước chuyến thăm của ông Tổng Bí thư đảng cộng sản sang Mỹ nhưng theo chúng tôi đây chỉ là những bước đi mang tính hình thức để làm dịu quan hệ Mỹ Việt trước chuyến thăm mà thôi. Do đó chúng tôi không cho rằng đây là những bước tiến bộ chắc chắn từ Việt Nam.”
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch), trong giai đoạn từ 2014 đến 2015, khi Việt Nam vẫn trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước khác bao gồm Hoa Kỳ, Việt Nam đã trả tự do cho 14 bloggers và các nhà hoạt động xã hội do sức ép từ phía Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Human Rights Watch, nhiều nhà hoạt động xã hội có tên tuổi khác vẫn bị giam giữ, thậm chí có người không được đưa ra xét xử. Theo Human Rights Watch, Việt Nam đã gia tăng việc đàn áp các nhà hoạt động xã hội, các bloggers trong năm 2015 và hiện vẫn còn giam giữ ít nhất 130 tù chính trị.
Obama-Trong-620.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đón tiếp Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015.
Ngay trước chuyến thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vào tháng 7 năm ngoái, Việt Nam đã trả tự do cho ông Lê Thanh Tùng, một người viết tự do, thành viên của nhóm 8406, một nhóm dân sự đòi dân chủ cho Việt Nam. Sau đó, với sức ép từ phía Hoa Kỳ, Hà Nội trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần, thành viên của của Câu lạc bộ nhà báo tự do. Vào tháng 12 năm ngoái, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ blogger, luật sư Nguyễn Văn Đài với cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Vụ bắt giữ này đã khiến Liên Minh châu Âu và Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.

VN có điểm tự do chính trị thấp nhất

Bản báo cáo mới của Freedom House cũng cho điểm đối với tự do chính trị và tự do dân sự với thang điểm từ 1 đến 7, trong đó 1 là tự do nhất và 7 là ít tự do nhất. Việt Nam có điểm tự do chính trị là 7 tức là mức thấp nhất, trong khi đó tự do dân sự là 5. Theo bà Jennifer Dunham, với những điểm số này, Việt Nam vẫn hoàn toàn dậm chân tại chỗ. Đại diện Freedom House cũng bày tỏ lo ngại tình hình sẽ không có biến chuyển với kết quả của đại hội đảng 12 và việc bầu chọn vị Tổng Bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng:
Chúng tôi cũng thấy với một Tổng Bí Thư mới được bầu sau đại hội lần này thì tất cả nhưng hy vọng về đổi mới có thể sẽ không xảy ra vì ông ta là một trong những người thủ cựu và ông ta sẽ có nhiều khả năng tiếp tục chính sách cũ.
-Bà Jennifer Dunham
“Việt Nam vẫn dậm chận tại chỗ. Việt Nam vẫn tiếp tục duy duy trì mức độ đàn áp với báo chí, xã hội dân sự và hạn chế trên internet. Chúng tôi cũng thấy với một Tổng Bí Thư mới được bầu sau đại hội lần này thì tất cả nhưng hy vọng về đổi mới có thể sẽ không xảy ra vì ông ta là một trong những người thủ cựu và ông ta sẽ có nhiều khả năng tiếp tục chính sách cũ.”
Người đại diện của Freedom House cũng cho rằng quan hệ đang được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã không giúp ích được gì trong việc gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền:
“Chúng tôi chưa thấy sức ép đủ mạnh từ phía chính phủ Mỹ lên Việt Nam để cải thiện tình trạng nhân quyền. Họ có trả tự do cho một số người viết tự do trước chuyến thăm của ông Tổng Bí thư, nhưng vẫn còn nhiều người khác bị đàn áp, bị bắt và kết án tù. Cho nên điều chúng tôi muốn thấy là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây nhiều sức ép lên Việt Nam hơn nữa để đảm bảo tự do báo chí hơn nữa và chấm dứt việc bắt giữ các blogger và các người viết tự do.”
Bản áo cáo mới của Freedom House trong năm nay với tựa Anxious Dictators, Wavering Democracies, tạm dịch là “Các nhà độc tài lo lắng, Các nền dân chủ lung lay”, cũng cho thấy sự sụt giảm về tự do toàn cầu trong suốt 10 năm liên tục. Theo báo cáo mới, trong suốt 10 năm qua, đã có đến 105 quốc gia có sụt giảm về tự do, trong đó chỉ có 61 quốc gia có nhũng tiến bộ. Hoa Kỳ được đánh giá là quốc gia có tự do nhất về chính trị và dân sự. Trong khi đó 12 nước ít tự do nhất nằm chủ yếu ở Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.

Ba Đình vào Hội đồng Nhân quyền
Nguyễn Phú Trọng : « Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định…
Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại ».

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

ĐẠI HỘI 12 ĐCSVN ĐÃ QUA, VẬN HỘI CỦA DÂN TỘC ĐÃ ĐẾN

 
 ĐẠI HỘI 12 ĐCSVN ĐÃ QUA, VẬN HỘI CỦA DÂN TỘC ĐÃ ĐẾN

Đôi lời: Bài viết của tác giả Minh Lê có liên quan tới nhiều nhân vật được cho là thân TQ, trong đó có ông Phùng Quang Thanh. Tin ông Phùng Quang Thanh âm mưu đảo chánh hồi tháng 6 năm ngoái, định lập chính phủ thân TQ do Tàu hỗ trợ, nhưng âm mưu bị bại lộ và ông Thanh bị khống chế như mọi người đều biết, có thể không liên quan tới ông Nguyễn Phú Trọng.

 Một nguồn tin cho biết, ông Trần Đại Quang phát hiện âm mưu này và đã mật báo cho ông Trọng và hai ông đã giải quyết chuyện này khá êm thấm, không phải hy sinh một nhân vật nào.

Trao đổi với một nguồn thạo tin về vụ này, người này cho biết, nguyên văn như sau: “Thông tin cho rằng Phùng Quang Thanh câu kết cùng Nguyễn Phú Trọng toan tính đảo chính thật nực cười, khác nào vua câu kết cùng thượng thư Bộ Binh làm đảo chính cung đình? 

Lại còn vu cho Trương Tấn Sang ôm chân Tàu? 

Tham thì thâm. 

Ai cũng biết kẻ nóng lòng thu tóm quyền lực tuyệt đối (TBT kiêm CTN) và có thể thực hiện âm mưu ấy bằng đảo chính quân sự (chứ không bằng lá phiếu trong đảng – vì hầu hết quan chức đảng đều mong muốn “ổn định” và một thủ lĩnh ngu ngơ để dễ dàng kiếm chác, vơ vét) là đc X. (NP Trọng tái cử phiếu cao là minh chứng).

Tung tin vịt quá lộ liễu. Chẳng cần thật tinh tường cũng nhận ra ‘tác phẩm’ của phe đc X. Về vụ âm mưu đảo chính của Trư tướng quân, bên công an chứ không phải Tổng cục 2 phát hiện được.

 Nhờ đó, Trần Đại Quang gỡ điểm sau vụ Dương Chí Dũng khai trước tòa về 1 triệu USD. Trư có thể làm gì hơn khi tay chân thân tín là tư lệnh và chính ủy Quân khu Thủ đô cùng bị khẩn cấp thay thế? 

Có nhiều đệ tử công an và quân đội trong tay, nếu có chuyện Trư và Trọng câu kết làm đảo chính, lấy cớ bảo vệ chế độ và ổn định, đc X chắc chắn chẳng bỏ lỡ cơ hội ‘vàng’ để ra tay, rồi đàng hoàng xưng vương”.
___
Minh Lê
28-1-2016

Tôi cũng như nhiều người từng phát biểu nhiều lần trước khi Đại hôi 12 của ĐCS xẩy ra, rằng, dù kết quả bầu bán ra sao, thì ĐCSVN cũng thua và nhân dân, trong đó có anh, có tôi, cũng thắng.

Hôm nay, ngày cuối cùng đã đến, người ta sẽ mời 200 UVTW ra mắt, Bộ Chính trị, Ban bí thư và Tổng bí thư ra mắt. Hơn 1500 đại biểu cùng khách quốc tế, nhà báo có mặt và người ta sẽ đứng dậy vỗ tay hoan hô ĐẠI HỘI ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP và TBT Nguyễn Phú Trọng già nua sẽ ôm hoa mếu máo cười hồn nhiên như một đứa trẻ thơ.

Vậy là người ta đã tạm quên đi cuộc đấu đá công khai căng thẳng trước và trong những ngày đầu Đại hội, người ta cũng tạm quên đi những dây phút căng thẳng bầy mưu tính kế, bất kể thủ đoạn nào để ông Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục ngồi trên cái ghế đã cũ nát của mình.

Còn chúng ta, những người quan sát có trách nhiệm với đất nước cũng thở phào nhẹ nhõm và đã thấy hết NHỮNG KHÓ KHĂN & LỢI THẾ của nhân dân ta và của phong trào Dân chủ Nhân quyền trong những năm tháng tới

1- Đại hội đã đuổi được một lũ khốn nạn trắng trợn ôm chân TQ về vườn như Phùng Quang Thanh, Tô Huy Rứa, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị và Trương Tấn Sang. Những tên gian hùng nhiều quyền lực trong bộ chính trị khóa XI của ĐCS. 

Chính lũ này, kẻ thì trắng trợn, kẻ thì khéo léo kín đáo hơn, nhưng đều vây quanh Nguyễn Phú Trọng để nịnh hót, tiếp tay cho Trọng để Trọng phạm tội lỗi nhiều hơn trong việc dọn đường cho TQ thực hiện âm mưu đánh chiếm biển đảo của nước ta, với chiêu bài bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, nhưng cái chính là bảo vệ quyền lợi độc tài của Trọng. 

2- Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có nhiều tội, nhưng là người duy nhất dám tuyên bố chống TQ và có xu hướng muốn Cải cách dân chủ, nếu ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biết từ bỏ lòng tham đố kỵ, biết đoàn kết Anh Hai Nam Bộ cùng Nguyễn Tấn Dũng chống lại âm mưu của Tổng Trọng với chiêu bài “TBT phải là người Miền Bắc”, thì có lẽ 2 người sẽ làm nên công cán gì đó? Nhưng ông Tư Sang đã bị Tổng Trọng cho ăn quả lừa và nay đã bị vứt vào sọt rác?
Đó cũng là bài học cho những ai định bước theo vết xe đổ của Tư Sang trong thời gian tới.
3- Để chống TQ, ông Trời đã giúp dân ta “Bắt Phùng Quang Thanh bị trọng bệnh”, khiến nhiều âm mưu phản tặc của họ Phùng không thành. Vậy những ai lâu nay biết ẩn sâu, nấp kín nhận lệnh của ông Trời “Thế Thiên hành đạo” thì hãy làm tiếp phận sự của mình để dẹp nốt Hoàng Trung Hải Phó Thủ tướng và Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng bộ quốc phòng, cùng những tay chân của giặc Tầu đang chui lủi trong hàng ngũ của chúng ta.

Hai kẻ này lâu nay nằm im như những người an phận, nhưng họ không an phận đâu. Bụng dạ đầy âm mưu, họ sẵn sàng tiếp tay cho giặc, hãy tỉnh táo để vạch mặt và loại trư họ bất cứ lúc nào có thể.  

4- Cải cách Dân chủ, thực hiện Nhân quyền, xây dựng mô hình kinh tế phát triển theo Phương Tây…. đều là những mục tiêu quan trọng, nhưng quan trọng nhất lúc này là BẢO VỆ TỔ QUỐC. Những người trẻ tuổi như bí thư Đà Nẵng Lê Xuân Anh và bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị hãy kiên quyết loại trừ mọi mầm mống TQ trong địa phương mình quản lý, hãy chủ động cải cách dân chủ ở địa phương mình, hãy tham gia tích cực vào HĐ TPP, hãy coi địa phương mình như một quốc gia thu nhỏ, hãy hiểu đó là một xu thế của thời đại, thì tại sao các anh không nắm bắt lấy để tiên phong đi trước? 

Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn một triệu người và dân số tỉnh Kiên Giang dưới hai triệu người, mỗi nơi có một lội thế, các anh hãy làm cho ở địa phương các anh không có dân oan đi biểu tình, không có tù nhân lương tâm, đó sẽ là những hình mẫu đi đầu trong toàn quốc mà những nơi khác sẽ làm theo.

5- Điều cuối cùng là cách ứng xử với ông Tổng Trọng:
Chắc ông Tổng Trọng đang rất vui? Nhưng dẹp được đối thủ là ông ba Dũng rồi, chắc ông không biết sẽ quán triệt đường lối XHCN là còn phải làm gì?

Đêm qua sấm chớp ầm ầm, giữa mùa đông mà mưa dông, sét đánh như giữa mùa hè.

Mấy ngày trước thì giá rét tuyết trắng vào giăng đầy không chỉ Miền núi Phía Bắc mà cả ở các tỉnh Thanh hóa nghệ An.

Tôi nhận được mấy câu thơ về VẬN NƯỚC của Bà Chúa Liễu Hạnh, công chúa thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng đế, hiện được thờ trong Phủ Tây Hồ Hà Nội:
“Trời Nam lại trối đế vương.
Chân nhân đâu phải là phường thầy tăng.
Đồng giao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ
Bao giờ trở ngọn thử ly
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm
Đúng khi sấm gió ầm ầm
Ấy là khí vận để găm tự bình
Thất phu mà lạy thư sinh….”

Thơ đồng giao không biết Bà chúa “Giáng bút” từ bao giờ ? Nhưng có có tuyết trắng, có sấm gió ầm ầm và có thất phu phải lạy thư sinh…tôi nghĩ đến tình cảnh lúc này của ông Tổng phải quỳ xuống cầu bọn trẻ nó dậy cho thuật trị nước thì mới đúng.

Và trước tiên, tôi khuyên những người kế cận ông Tổng hãy bằng moi cách, vận động Tổng Trọng ra lệnh thả hết tù nhân lương tâm ra, nói là mỵ dân cũng được, nhờ họ đóng góp cách cứu nước và dân sẽ đỡ ghét ông Tổng như hiện nay hơn và biết đâu ông Trời thương cảm sẽ cho Tổng sống lâu hơn để làm được cái gì đó?.

Nếu không, ĐẠI HẠN CỦA TỔNG sắp đến rồi.
Hãy sống biết điều hơn, Trời sẽ nương tay cho Tổng Trọng.
__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Wednesday 27 January 2016

Từ tranh chấp Trọng-Dũng, tìm hiểu sáu lý do giúp chế độ CS tồn tại


Rat ddung can hieu ro them ve Che ddo Cong San
Neu che do VNCH mau thuan nhu the nay, dda xay ra ddao chanh va sup ddo roi


26-1-2016
Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng: Photo: HOANG DINH NAM/AFP/Getty
Nguyễn Tấn Dũng với Nguyễn Phú Trọng: Photo: HOANG DINH NAM/AFP/Getty

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô của Boris Yelstin. Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ CS cấp trung ương từ chức. Đấu tranh nội bộ dù sâu sắc như giữa Leon Trotsky và Stalin mấy chục năm trước cũng không có chuyện từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. Leon Trotsky bị tướt đoạt mọi chức vụ, loại trừ ra khỏi đảng năm 1927 và cuối cùng bị ám sát ở Mexico năm 1940.

Theo lời Gorbachev, ông gọi về Moscow và ra lịnh cho các phụ tá đến khẩn thiết với Yelstin đừng tiết lộ nội dung lá thư ra ngoài vì quần chúng và thế giới sẽ biết sự rạn nứt trong nội bộ đảng CSLX. Hơn một tháng sau đó, trong phiên họp của ban chấp hành trung ương đảng CSLX, Boris Yelstin chính thức từ chức. 

Tuy phiên họp được tổ chức trong vòng bí mật, các tin tức về Boris Yelstin từ chức cũng đã nhanh chóng lọt ra ngoài. Mảnh vỡ đó đã dẫn tới tự tan vỡ từ trung tâm đảng CSLX, một tổ chức chính trị bí mật, sắt máu và chặt chẽ nhất từ trước đến nay. Đặc điểm bí mật và sắt máu đã giúp cho cơ chế CS tồn tại với một kỷ lục 74 năm tại Liên Xô so với Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm.
Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

Nhân dịp có sự đụng độ cá nhân giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng CS lần thứ 12 này, người viết xin tổng kết các lý do chính để những ai, nhất là những người nghĩ mình đang đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, hy vọng sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản và tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng mơ mộng và kỳ vọng nữa.

Việc mong đợi đảng CS tự thay đổi chẳng những làm nhụt ý chí đấu tranh, chứng tỏ sự yếu kém của mình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả các phong trào dân chủ đang cố gắng vươn lên. Những thư kiến nghị, thỉnh cầu lần nữa “đem đàn gảy tai trâu” như bao nhiêu lần trước. Với Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, quyền lợi của đảng bao giờ cũng được đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Rồi mai đây, sóng gió trong nội bộ đảng sẽ qua, Nguyễn Tấn Dũng mất quyền nhưng không mất lợi, chỉ có đất nước là bị xâm thực dần cho đến khi mất hẳn vào tay Trung Cộng.

Dưới đây là sáu lý do (*):
1. Đảng CS kiểm soát toàn bộ cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng tuyên truyền và khủng bố.
Lý do này rất hiển nhiên và dễ hiểu. Tuyên truyền kết hợp với khủng bố tạo thành cột xương sống của chế độ độc tài CS. Ngoài nhà tù và sân bắn, đảng CS áp dụng một chính sách tuyên truyền tàn độc nhất trong lịch sử loài người. Tinh vi đến mức người bị tẩy não hoàn toàn không biết mình bị tẩy não mà cho CS là một lý tưởng của đời người và hiến thân cho đến chết.

Sau cách mạng CS Nga, 1917, công việc đầu tiên Lenin phải làm ngay là thành lập cơ quan tuyên truyền Agitprop và trong giai đoạn đầu còn do chính Lenin đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên truyền.
Cơ quan tuyên truyền tẩy não trung ương đảng kiểm soát từng chi tiết các sinh hoạt tri thức, thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí. Hệ thống kiểm duyệt trong chế độ Cộng Sản không chỉ ở trung ương mà theo nhiều tầng lớp. Ngay cả khi các tác giả viết bài cũng đã thực thi tự kiểm duyệt vì họ biết những gì nên viết và những gì không được viết trước khi nạp bản thảo cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước. Các tác phẩm phim ảnh được duyệt nhiều lần để bảo đảm khi đến người dân không có một tình tiết nào đi ngược với đường lối của đảng.

Để tồn tại sau những đãi lọc của văn minh nhân loại, phương pháp và mục đích tuyên truyền CS cũng thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, trước năm 1990 nền giáo dục CS đặt nặng lên học thuyết Marx-Lenin nhưng sau này thêm vào một cái đuôi tư tưởng dân tộc như tư tưởng Mao tại Trung Cộng và tư tưởng Hồ Chí Minh tại Việt Nam.

2. Đấu tranh nội bộ nhưng có cùng một mục tiêu và bị chi phối bởi một kỹ luật đảng.
Lịch sử phong trào CS thế giới từ Liên Xô đến Trung Cộng hay như vừa diễn ra tại Việt Nam cho thấy dù có đấu tranh nội bộ, các lãnh tụ CS luôn đặt mục tiêu chung của đảng lên hàng đầu. Các lãnh đạo đảng chọn hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự sống còn của đảng. Tất cả đảng viên CS bị chi phối bởi một cương lĩnh duy nhất là cương lĩnh đảng CS.
Để duy trì tính thống nhất, đảng CS áp dụng một kỹ luật sắt trong nội bộ đảng.

 Ngoại trừ trường hợp Khrushchev tố Stalin trong đại hội lần thứ 20 của đảng CS Liên Xô, ít khi nào một lãnh đạo Cộng Sản đứng lên thẳng thắn vạch trần tội lỗi của lớp lãnh đạo trước. Làm như thế là phản đảng vì đã tạo chỗ hở cho kẻ thù tấn công vào đảng. Không ai tiên đoán được số phận của Boris Yelstin ra sao nếu ông ta từ chức, đừng nói chi dưới thời Stalin mà chỉ 10 năm trước đó.

Đời tư các lãnh tụ CS là tài sản bí mật của đảng. Các lãnh tụ độc tài dù tự sát như Adolf Hitler, bị giết như Benito Mussolini hay bị treo cổ như Hideki Tojo, tội ác của họ cũng đều được phanh phui sau Thế chiến Thứ hai. 

Các thế hệ lãnh tụ CS thì khác. Tội ác của các lãnh tụ CS được che giấu kỹ. Vai trò của Kim Nhật Thành trong chiến tranh chống Nhật, Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Pháp, Fidel Castro trong chiến tranh chống độc tài Batista, Stalin trong chiến tranh chống Đức, Mao Trạch Đông trong chiến tranh chống Nhật được đề cao đến độ nếu không có họ có thể toàn dân tộc đã bị xóa tên khỏi lịch sử loài người. Hình ảnh Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hình ảnh Hồ Chí Minh đọc “tuyên ngôn độc lập” đã được đánh bóng sáng đến mức mọi tội tác tày trời khác của họ đã trở thành trộm vặt.

3. Bảo vệ tính kế tục cai trị của đảng.
Chế độ CS là một chế độ phong kiến đỏ và do đó, đặc điểm kế tục cai trị CS vô cùng quan trọng.

Trường hợp Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông là một ví dụ điển hình. Đặng Tiểu Bình là một trong những người chịu đựng sự hành hạ và mất mát lớn lao về nhân mạng trong thời Cách mạng văn hóa. Bản thân Đặng Tiểu Bình bị chính Mao thanh trừng nhiều lần và con trai của họ Đặng trọng thương khi bị ném từ cửa sổ xuống đường.

 Chuyện đời tư của Mao, từ bản chất độc tài, nghi kỵ cho đến cá tính trăng hoa dâm dật, Đặng Tiểu Bình biết hơn ai hết, nhưng khi lên nắm quyền hành, ông ta vẫn tiếp tục sơn son thiếp vàng lên một hình tượng mà cá nhân ông vô cùng căm hận. Trên đồng nhân dân tệ từ đơn vị một đồng cho đến một trăm đồng vẫn in khuôn mặt mỉm cười của một trong những kẻ từng điều khiển bộ máy giết người tập thể khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Là một trong số rất ít lãnh đạo Cộng Sản lão thành còn sót lại từ thời Vạn lý trường chinh và cũng quá thuộc sử Tàu, Đặng Tiểu Bình biết, giống như các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc tính kế thừa của một quyền lực trung tâm là một yếu tố sinh tử của chế độ Cộng Sản. 

Họ Đặng biết rằng điểm trung tâm vỡ toàn bộ hệ thống cai trị sẽ vỡ theo. Đặc điểm kế tục còn được thể hiện qua tầng lớp “Thái tử đảng”, con cháu của các cựu lãnh đạo đảng, tiếp tục vai trò lãnh đạo như trường hợp Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình tại Trung Cộng. Tại Việt Nam, thành phần “Thái tử đảng” cũng đang “nối bước cha anh”.

4. Sử dụng “thành phần xăng nhớt” cho bộ máy toàn trị.
Thành phần trung thành và cuồng tín do chính sách tẩy não nặn ra đa số là những kẻ dốt nát, ngu ngốc, phát biểu những câu chỉ làm trò cười cho thiên hạ và không thể điều hành bộ máy nhà nước. Bộ máy độc tài toàn trị CS chạy được nhờ vào một thành phần khác có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thuộc các lãnh vực của đời sống mà người viết tạm gọi là “thành phần xăng nhớt”.

Khá đông trong “thành phần xăng nhớt” này là những người có học, có kiến thức về kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, biết được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp với tập đoàn cai trị để đổi lấy một cuộc sống an nhàn, vinh hoa cho bản thân và gia đình. Thành phần này chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước. Nhiều trong số họ được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng thế giới, học và hiểu tường tận các nguyên tắc để xây dựng một xã hội dân chủ nhưng khi về nước họ đã bán thân cho đảng CS. 

Một khi lớp xăng nhớt này trở thành cặn bã lại có một lớp khác lên thay. Như người viết đã phân tích trong bài “Bàn vê tẩy não”, Albert D. Biderman trong bản tin của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York gọi thành phần này là những người “cho thấy việc chống lại chỉ là hành động vô ích”, từ đó “phát triển một thói quen tuân phục”, và cuối cùng “đầu hàng có điều kiện” trước đảng CS.

5. Các lãnh tụ CS chỉ giết nhân dân nước họ nên thế giới ít quan tâm.
Không giống chế độ độc tài Đức Quốc Xã tàn sát dân Do Thái, lãnh đạo Cộng Sản các nước thường giết chính đồng bào cùng máu mủ, cùng tổ tiên, cùng đất nước với họ.
Ngay từ sau 1975, dư luận thế giới đã biết đến tội ác của chế độ Pol Pot. Năm 1976, tạp chí Time còn đăng cả bức hình một tội nhân đang bị đánh vào đầu bằng cuốc, tuy nhiên, ngoài Việt Nam tấn công chế độ bằng một lý do riêng vào tháng Giêng, 1978, không một quốc gia nào có hành động cụ thể để ngăn chặn tội ác của Pol Pot.

Theo Black Book of Communism do Harvard do Harvard University Press xuất bản, gần một trăm triệu người bi giết dưới chế độ CS nhưng không phải do nước ngoài xâm lược mà do chính các lãnh tụ CS giết nhân dân nước họ như trường hợp Mao giết 65 triệu, Lenin và Stalin giết 20 triệu, Pol Pot giết 2 triệu, Hồ Chí Minh giết 1 triệu (không tính nhiều triệu người Việt vô tội của cả hai miền trong chiến tranh xích hóa Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975).

6. Lãnh đạo Cộng Sản thường tận dụng ảnh hưởng của kẻ thù đã chết.
Những lãnh tụ Cộng Sản thường tận diệt kẻ thù còn sống nhưng ca tụng kẻ thù đã chết. Stalin ca tụng Lenin, Fidel Castro ca tụng Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu Bình ca tụng Mao Trạch Đông.

Lấy trường hợp Che làm ví dụ. Nếu Ernesto “Che” Guevara không làm cách mạng phiêu lưu Nam Mỹ mà tiếp tục ở lại Cu Ba, thất khó tưởng tượng ông ta có thể sống sót dưới bàn tay của Fidel Castro. Một rừng không có hai cọp, một nước không có hai vua, đừng nói chi là quan hệ giữa Che và Fidel Castro rạn nứt trước khi Che tạm biệt vợ con lần cuối và lên đường đi Bolivia cuối năm 1966. Che chủ trương kỹ nghệ hóa đất nước, Fidel Castro chủ trương củng cố quyền lực trung ương.

Sự khác biệt của Che và Fidel Castro khá giống trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông. Nhưng hôm nay, nếu ai đến Havana, sẽ gặp hình ảnh Che trên khắp ngả đường. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực.

Chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn rụi ở châu Âu nhưng trong năm nước còn sót lại sự khổ đau, chịu đựng vẫn còn đến hôm nay và không biết đến bao giờ mới hết. Chiến tranh Lạnh đã tàn. Các nước tư bản tự do vì lý do kinh tế đã không còn giương cao ngọn cờ dân chủ như trước nữa. 

Họ mặc nhiên chấp nhận chế độ Cộng Sản như là một thực tế của mỗi quốc gia hơn là một phong trào quốc tế. Nhân dân Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Trung Hoa vì thế sẽ tiếp tục là những dân tộc chịu đựng trong cô đơn.
Trần Trung Đạo
__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Popular Posts

My Blog List