xx

Monday 27 June 2016

Bắc Kinh và Matxcơva biểu dương hữu nghị

 

Bắc Kinh và Matxcơva biểu dương hữu nghị

,
media
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và đồng nhiệm Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 25/06/2016.Sputnik/Kremlin/Mikhail Klimentyev/via REUTERS

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón theo lễ nghi quân cách tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ngày thứ Bảy 25/06/2016. Tính từ năm 2013 khi họ Tập lên cầm quyền, đây là chuyến công du Trung Quốc lần thứ tư của chủ nhân điện Kremlin. Hai bên đã ký một loạt 50 hợp đồng hợp tác song phương. Một mối lợi bất ngờ cho tổng thống Nga trong bối cảnh suy yếu vì cấm vận quốc tế.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmith tường thuật :
« Tôi chắc chắn rằng hai nước chúng ta có thể thành công hơn trong mọi lãnh vực – thương mại, đầu tư, nông nghiệp, năng lượng, và tất nhiên sáng tạo là ưu tiên hàng đầu ». Ông Vladimir Putin đã nói với ông Tập Cận Bình như thế, và đồng nhiệm Trung Quốc trịnh trọng đáp lời : « Hai nước chúng ta phải xúc tiến ý tưởng là bạn bè với nhau vĩnh viễn ».

Những người bạn đang cần lẫn nhau : cấm vận của phương Tây đã cô lập Matxcơva trên trường quốc tế. Tổng thống Putin vì vậy phải tìm kiếm các nhà đầu tư và các khách hàng mua khí đốt, dầu khí, vũ khí của Nga. Về phía Trung Quốc có thể trông cậy vào đồng minh Nga, nhằm ủng hộ tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Nhưng sự hồ hởi ban đầu khi hai nước ký kết một hợp đồng thế kỷ trị giá 360 tỉ euro năm 2014, để xây dựng đường ống dẫn dầu mang tên « Sức mạnh Xibêri », đã nhường chỗ cho nỗi thất vọng. Bởi vì trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Nga từ 90 tỉ euro năm 2014 đã sụt xuống chỉ còn 54 tỉ euro trong năm ngoái, do đồng rúp và giá dầu sụt giảm ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday 23 June 2016

TQ 'sẽ mở du lịch ở Trường Sa'



TQ 'sẽ mở du lịch ở Trường Sa'

  • 7 giờ trước

Trung Quốc đã vận hành nhiều tour du lịch cho các du khách nội địa thăm Hoàng Sa và nay sắp mở tour mới tới Trường Sa.
Tàu du lịch Trung Quốc sẽ thường xuyên đưa khách du lịch đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông từ năm 2020, trong lúc những căng thẳng tiếp tục gia tăng ở khu vực, theo các bản tin.
Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông nơi có tầm chiến lược quan trọng, bất chấp tuyên bố tranh chấp từ các nước láng giềng ở Đông Nam Á, và Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng nhiều đảo nhân tạo có khả năng lưu trú cho các phi cơ quân sự.
Các công ty Trung Quốc đã hoạt động du lịch trên biển - chỉ dành cho người Trung Quốc - với quần đảo Hoàng Sa.
Một đề xuất mới đã được đưa ra nhằm tìm cách phát triển các tuyến du lịch đến quần đảo Trường Sa, theo tờ China Daily, tờ báo thuộc chính phủ, hôm thứ Tư.

Tờ này trích dẫn một tài liệu do chính quyền ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nơi các tàu du lịch đường biển sẽ khởi hành.
"Nam Sa là lãnh thổ còn nguyên sơ cho ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc", quan chức ngành du lịch tỉnh này nói với tờ báo và dùng tên gọi của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa.
Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines là các bên tuyên bố chủ quyền đối lại với Trung Quốc về toàn bộ hay từng phần quần đảo Trường Sa.
Du khách Trung Quốc đã được phép đến khu vực phi quân sự hóa vùng biển Biển Đông kể từ năm 2013, nhưng người có hộ chiếu nước ngoài không được phép tham gia các chuyến đi.

'Tinh thần yêu nước'

Hàng chục nghìn khách du lịch đã tới tham quan Hoàng Sa, theo quan chức du lịch Trung Quốc.
Vẫn tờ China Daily trước đó nói thị trưởng của thành phố Tam Sa, trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, ước tính có khoảng 30.000 người đã đến thăm và "nhiều người có tinh thần yêu nước đã muốn thử tour du lịch này".
Hãng tin Reuters hôm thứ Tư trích dẫn truyền thông Trung Quốc khẳng định nước này sẽ mở các chuyến du lịch trên biển dân sự được tiến hành thường xuyên lần đầu tiên với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông vào năm 2020.


Đây là một động thái có khả năng làm tăng cường yêu sách của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.
Theo Reuters, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp, như xây dựng các đảo nhân tạo, các sân bay và các phương tiện quân sự khác, đã châm ngòi căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù Bắc Kinh nói mục đích xây dựng là cho mục đích dân sự.
Hôm 22/6, Reuters trích lời giới chức từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc được tờ China Daily đăng tải nói:
"Tỉnh có kế hoạch mở một tuyến tàu hàng và các chuyến kinh doanh du lịch xuyên - Biển Đông dọc theo Con đường tơ lụa Hàng hải."
Các chuyến tàu sẽ bắt đầu trước năm 2020, Reuters dẫn lời tờ báo nói.
Trung Quốc có nhiều hoạt động xây cất, củng cố đảo nhân tạo và các công trình quân sự ở Trường Sa và Biển Đông mấy năm gần đây.
Kể từ năm 2013, Trung Quốc vận hành các tour du lịch trên vùng biển Hoàng Sa, mà họ gọi là Tây Sa.

Trung Quốc sẽ mở tua du lịch thường xuyên đến Trường Sa

mediaTàu du lịch Trung Quốc rời cảng Tam Á (Sanya), để đi thăm các đảo nhỏ ở Hoàng Sa - sanyatourism.com
Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại vùng này.
Hiện giờ, các công ty Trung Quốc đã mở các chuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa ( mà Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn từ 1974 ), dành riêng cho khách Trung Quốc. Theo tờ China Daily, chính quyền tỉnh Hải Nam vừa đưa ra đề nghị phát triển các chuyến du lịch tương tự đến quần đảo Trường Sa, với các tàu xuất phát từ đảo này. Các chuyến du lịch đến Trường Sa theo dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2020.
Kế hoạch nói trên chắc chắn sẽ gặp phản đối từ các nước trong khu vực và Hoa Kỳ, vốn đã rất quan ngại trước việc Bắc Kinh có những hoạt động nhằm áp đặt chủ quyền lên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Theo các nhà phân tích, các kế hoạch phát triển của Trung Quốc ở Trường Sa sẽ tạo nên sự hiện diện thường xuyên đầu tiên của Bắc Kinh sâu trong vùng Biển Đông.
Ngày 21/06, Tập Đoàn Vận Tải Biển Trung Quốc (COSCO) cũng thông báo sẽ khai trương các chuyến tàu du lịch tới quần đảo Hoàng Sa kể từ tháng 7. Trước đó, cũng tờ China Daily đã trích dẫn thị trưởng « thành phố Tam Sa » trên đảo Phú Lâm, cho biết đã có khoảng 30 ngàn người đi du lịch Hoàng Sa.
Từ năm 2013, khách du lịch Trung Quốc đã có thể đến tham quan những khu vực không phải là quân sự ở Biển Đông, nhưng khách ngoại quốc thì chưa được đi theo các chuyến du lịch này.
 
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 22 June 2016

Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi trả tự do cho trưởng thôn


Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi trả tự do cho trưởng thôn

mediaDân làng Ô Khảm (Wukan) họp bàn về vụ trưởng thôn Lâm Tổ Luyến (Lin Zuluan) bị bắt, 20/06/2016.REUTERS/James Pomfret
Thứ Hai ngày 20/06/16, hơn một ngàn người dân làng chài Ô Khảm nằm ở ven biển miền nam Trung Quốc đã biểu tình đòi chính quyền trả tự do cho trưởng thôn Lâm Tổ Luyến (Lin Zuluan). Ông Lâm đã bị cảnh sắt bắt thứ Bảy ngày 18/06/16. Làng Ô Khảm được coi là ví dụ điển hình cho nền dân chủ của chế độ cộng sản Trung Quốc.
Ông Lâm Tổ Luyến bị bắt vì chính quyền cáo buộc ông lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Nhưng đa số người dân thì cho rằng chính quyền địa phương bắt ông Lâm để trả đũa cho vụ nổi dậy của dân làng vào năm 2011. Vụ nổi dậy này nhằm phản đối nạn chiếm đất và tham nhũng ở địa phương. Thông tin về các cuộc nổi dậy của dân làng Ô Khảm năm 2011 đã xuất hiện trên nhiều trang nhất của báo chí quốc tế.
Lần này, bất chấp lời kêu gọi không biểu tình của chính quyền Trung Quốc, dân làng Ô Khảm vẫn tuần hành trong làng, la ó phản đối hàng trăm cảnh sát chống bạo động được điều đến để giám sát các vụ biểu tình. Dự kiến một cuộc biểu tình khác sẽ diễn ra vào thứ Tư 22/06/16.
Cuộc nổi dậy ở làng Ô Khảm lần này vẫn liên quan tới việc nạn thu hồi đất bất hợp pháp chưa được giải quyết dứt điểm và về việc thiếu các dự án phát triển kinh tế địa phương dựa vào nông nghiệp và du lịch. Một người dân nói: « Chúng tôi không tin tưởng vào chính phủ. Chúng tôi phải đấu tranh để bảo vệ làng Ô Khảm và giải phóng cho ông Lâm. »

Trung Quốc bắt trưởng thôn Ô Khảm do dân bầu

mediaÔng Lâm Tổ Loan (Lin Zuluan), ở thôn Ô Khảm, tỉnh Quản Đông, năm 2014.REUTERS/Alex Lee/File photo
Trưởng thôn Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc do dân bầu cách đây năm năm đã bị bắt giữ. Thôn Ô Khảm là địa phương đầu tiên trong cả nước được phép tự bầu chọn lãnh đạo một cách dân chủ sau đợt biểu tình rầm rộ chống lại việc trưng thu đất đai. Chính quyền Bắc Kinh cảnh cáo trừng trị thẳng tay bất kỳ hành động phản đối nào về vụ bắt giữ này.
Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết thêm chi tiết:
Người dân thôn Ô Khảm hay tin này vào ngày hôm qua thứ Bảy 18/06/2016 vào lúc sáng sớm: chủ tịch làng của họ ông Lâm Tổ Loan (Lin Zuluan) vừa bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ. Người dân cũng nhận được lệnh cấm biểu tình chống lại vụ bắt giữ này: “Mọi sự phản đối sẽ bị đàn áp thẳng tay”, công an Trung Quốc khẳng định.
Đối với người dân ở đây, đây quả là một đòn nặng. Vào năm 2011, họ đã được chính phủ Bắc Kinh cho phép tự bầu người đại diện của thôn với phổ thông đầu phiếu. Một sự kiện lớn đầu tiên tại Trung Quốc, trở thành hiện thực sau một cuộc nổi dậy của người dân chống lại việc lạm dụng trưng thu đất đai, một hiện tượng khá phổ biến ở Trung Quốc.
Sau đó, việc một người biểu tình qua đời trong khi bị giam giữ tại đồn công an đã từng khiến cho cả làng nổi dậy. Để trấn an người dân, chính phủ đã cho phép thôn Ô Khảm thử nghiệm một nền dân chủ tại địa phương. Nhưng cách đây vài hôm, Lâm Tổ Loan đã thông báo rằng năm năm qua chẳng có gì thực sự thay đổi tại Ô Khảm.
Ông đã khẳng định là sẵn sàng xuống đường biểu tình lần nữa, và sẽ còn mạnh hơn là đợt biểu tình năm 2011. Một thông báo đương nhiên chẳng làm hài lòng chính quyền Bắc Kinh chút nào. Trong thôn, hàng trăm công an đã được triển khai và rất nhiều người dân dường như đã bị bắt.”


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Vụ mất tích: Lãnh đạo Hồng Kông chất vấn Bắc Kinh


Vụ mất tích: Lãnh đạo Hồng Kông chất vấn Bắc Kinh

mediaNhà sách ở Causeway Bay, Hongkong, để bảng "đóng cửa" sau khi một loạt nhân viên bị "mất tích", 31/12/2015.RFI/Chine

Hôm nay, 21/06/2016, lãnh đạo Hồng Kông cho biết đã gửi thư yêu cầu chính quyền Trung Quốc làm sáng tỏ việc các nhân viên nhà sách bị bắt. Ông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying) đã quyết định gửi thư sau khi xảy ra vụ việc gây chấn động tuần trước: Một nhân viên nhà sách từ Hoa lục trở về đã tiết lộ nhiều tình tiết về việc ông bị giam cầm tại Trung Quốc.
Theo AFP, ông Lương Chấn Anh tuyên bố đã gửi thư thể hiện các lo ngại của dân chúng đặc khu về các thể thức bắt giữ và điều kiện giam giữ năm nhân viên nhà sách. Lãnh đạo Hồng Kông yêu cầu Bắc Kinh minh bạch cách hành xử của nhà chức trách Trung Quốc trong trường hợp người Hồng Kông vi phạm luật Trung Quốc, và đặt câu hỏi liệu “vụ việc này có xâm phạm đến nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ, và Luật Cơ Bản (được coi như Hiến pháp Hồng Kông) bảo đảm các quyền tự do của người Hồng Kông”, đặc biệt là tự do ngôn luận, tự do xuất bản, và quyền được bảo đảm về an ninh.
Phản ứng của ông Lương Chấn Anh bị nhiều nghị sĩ dân chủ đánh giá là hết sức yếu ớt. Nữ nghị sĩ đảng Công Dân Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) thậm chí coi bức thư này là “đáng khinh bỉ”. Trả lời AFP, bà nói : “Rõ ràng là ông Lương đã hết sức sợ hãi khi phải nói rõ về vấn đề này với chính quyền Trung Quốc. Rõ ràng là ông ta đã cố gắng để khiến cho ông chủ (Bắc Kinh) không phải bối rối”.

Hôm thứ Năm tuần trước, ông Lam Wing Kee – một trong năm nhân viên nhà sách “mất tích” hồi cuối 2015 – đã kể lại với công chúng về thời gian 8 tháng bị giam giữ tại Trung Quốc, khi ông liên tục bị thẩm vấn và không được quyền mời luật sư. Ông cũng bị ép phải đọc lời thú tội trên truyền hình, theo một kịch bản do chính quyền dàn dựng. Ông Lam Wing Kee bị bắt khi trên đường từ Hồng Kông sang Thẩm Quyến (Quảng Đông).
Lam Wing Kee và bốn người “mất tích” làm việc cho “Might Current”, một nhà xuất bản nổi tiếng về các ấn phẩm nói về đời tư của các lãnh đạo Trung Quốc, cũng như các bí mật cung đình của chế độ cộng sản. Các vụ bắt cóc nói trên từng bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội. Hiện tại, bốn trong số năm người bị bắt cóc đã được trả tự do.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 21 June 2016

Indonesia khẳng định tiếp tục bắn đuổi tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép


Indonesia khẳng định tiếp tục bắn đuổi tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép

mediaMột quân nhân Hải Quân Indonesia trước tàu đánh cá Trung Quốc "Hua Li-8" tại Belawan, Bắc Sumatra. Ảnh chụp ngày 23/04/2016.ABIMATA HASIBUAN / AFP

Bắc Kinh phản đối tuần duyên Indonesia nổ súng vào một đoàn tàu cá Trung Quốc và bắt một chiếc trong ngày 17/06/2016. Phía Indonesia cho biết sẽ tiếp tục dùng biện pháp mạnh để diệt trừ nạn ngư dân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải.

Theo một bản tuyên bố do Tân Hoa Xã công bố ngày 19/06, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, thứ Sáu ngày 17/06, cho biết, một đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động ở một vùng ngư trường có tranh chấp đã bị nhiều chiến hạm Indonesia bao vây, nổ súng gây thương tích cho một ngư dân. 

Hải quân Indonesia còn bắt một tàu cá với 7 thuyền viên. Theo luận điểm của Trung Quốc thì Indonesia « dùng vũ lực quá đáng, vi phạm luật quốc tế, đe dọa hoà bình khu vực ».

Hải quân Indonesia xác nhận với AFP đã chận bắt 12 tàu cá « nước ngoài » họat động bất hợp pháp. Phát ngôn viên Edi Sucipto cho biết có nổ súng bắn cảnh cáo các chiếc tàu bỏ chạy cho đến khi dừng lại cho khám xét và đã bắt một chiếc tàu treo cờ Trung Quốc « kéo về Ranai » cùng với 7 thuyền viên, không một ai bị thương.

Để đáp lại chỉ trích của Bắc Kinh, phát ngôn viên hải quân Indonesia khẳng định là « cho dù tàu cá treo cờ nước nào, một khi vi phạm luật Indonesia thì hải quân chúng tôi sẽ không ngần ngại ra tay ».

Trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc sử dụng ngư dân như một lực lượng bán quân sự để lấn chiếm Biển Đông, Indonesia kiên quyết bảo vệ chủ quyền và ngư trường của mình bằng quân sự. Hàng chục tàu cá nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam đã bị chận bắt và thiêu hủy. Đây là lần thứ ba trong năm nay xảy ra « đụng chạm » giữa Indonesia và Trung Quốc.

Trong cuộc họp với bộ trưởng An ninh Luhut Panjaitan, tổng thống Joko Widodo chỉ thị « bảo vệ chủ quyền lãnh thổ » cho dù tổng thống cũng muốn duy trì hoà khí với các láng giềng, theo thông báo của phát ngôn viên phủ tổng thống Johan Budi.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday 19 June 2016

MÁY BAY HIỆN ĐẠI CASA 212 CỦA BỌN CSVN TÌM KIẾM CHIẾN ĐẤU CƠ SU-30MK2 ĐÃ BỊ À À KẼ LẠ Ỡ FƯƠNG BẮC (CHỆT AKA QUÂN TÀU FÙ) ZÙNG HÕA-TIỄN "ĐỊA KHÔNG" BẮN VỞ NÁT LÀM CHẾT 9 NHÂN VIÊN FI-HÀNH ĐOÀN.



Matthew Trần:

MÁY BAY HIỆN ĐẠI CASA 212 CỦA BỌN CSVN TÌM KIẾM CHIẾN ĐẤU CƠ SU-30MK2 ĐÃ BỊ À À KẼ LẠ Ỡ FƯƠNG BẮC (CHỆT AKA QUÂN TÀU FÙ)  ZÙNG HÕA-TIỄN "ĐỊA KHÔNG" BẮN VỞ NÁT LÀM CHẾT 9 NHÂN VIÊN FI-HÀNH ĐOÀN.

Thursday, June 16, 2016: 

Máy bay CASA 212 hiện đại của Cảnh Sát Biển, bay thấp sát mặt biển, tại sao bị thời tiết rơi
xuống biển mà tan nát dẹp dúm như thế nầy? Đây là tình trạng bị "nước lạ" bắn hạ !



Máy bay hiện đại nhất CASA 212-400 số 8983 của Cảnh Sát Biển CsVN đi tìm chiến đấu cơ
Su-30MK2 đã hạ cao độ xuống gần mặt biển nhưng bị nổ tung làm mất tích 9 người tổ lái

Túi cấp cứu còn nguyên nên cho thấy máy bay bị nổ tung bất ngờ.. 


VietPress USA (16/6/2016): Chính quyền CsVN hôm Thứ Năm 16/6/2016 lại gặp thêm đại nạn khi một chiếc máy bay tuần tra của Cảnh Sát Biển loại hiện đại nhất CASA 212-400 mang số 8983 đã tiếp theo bị "sự cố kỹ thuật" rơi trên Biển Đông gần vịnh Bắc Bộ làm chết 9 người trong phi hành đoàn.

Chiếc CASA 212-400 mang số hiệu 8983 nầy của Cảnh Sát Biển do Bộ Quốc phòng CsVN quản lý và điều động; nhận nhiệm vụ đi tìm kiếm cứu nạn cho chiếc Chiến đấu cơ Su-30MK2 bị Trung Quốc bắn nổ vào ngày Thứ Ba 14/6/2016 nhưng Hà Nội cho rằng bị "sự cố kỹ thuật" mất tích khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện (Xem tin VietPress USA: http://www.vietpressusa.com/2016/06/chien-au-co-su-30mk2-cua-csvn-bi-hoa.html ).


Trên chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 có 2 phi công lúc mất tích là Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 và Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30. 


Địa điểm tìm kiến cách xa nơi Su-30MK2 mất tích
khiến chiếc CASA 212 bị nước lạ bắn tan xác?
Hà Nội quả quyết rằng chiến đấu cơ Su-30MK2 mất tích cách bờ 26 hải lý (tương đương 48Km) gần khu vực Đảo Mắt; nhưng bản tin của VietPress USA tường thuật theo tin của Tổ chức R.H. Hoa Kỳ đã ghi rõ rằng "Khi phi cơ nầy bay ra Biển Đông cách bờ khoảng hơn 32 Hải lý (khoảng 60Km) ra khỏi phạm vi của "Đảo Mắt" thì bị hỏa tiễn của tàu ngầm Trung Quốc bắn hạ lúc 7:29am giờ Việt Nam (tức 0029GMT)".

Nay Thiếu tá Phi công Nguyễn Hữu Cường của chiến đấu cơ Su-30MK2 đã được tàu cá vớt vào lúc 5:00am sáng Thứ Tư 15/6/2016 ở ngoài vùng củaĐảo Mắt, cách bờ biển Nghệ An 60Km. Điều nầy đã xác nhận tọa độ mà VietPress USA đưa ra theo bản tin Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cho biết chiếc Su-30MK2 bị Trung Quốc bắn hạ cách bờ biển Nghệ An là 60Km.


Bản tin của VietnamNet (http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/310284/da-tim-thay-1-phi-cong-tiem-kich-su-30mk2.html) ghi rằng: "Tàu cứu thiếu tá Cường là của ông Phạm Văn Lệ, trú tại xã Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Vị trí phát hiện Thiếu tá Cường ở tọa độ 19 độ 14 phút vĩ Bắc và 106 độ 28 phút kinh Đông. Cách đảo Mắt khoảng 70 km về phía Đông Bắc, cách bờ TX Hoàng Mai (Nghệ An) trên 60km” và tiếp rằng “Lúc 5h sáng nay, tàu cá của ngư dân Phạm Văn Lệ (quê tỉnh Hà Tĩnh) tìm thấy Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường ở khu vực giáp ranh Nghệ An - Thanh Hóa”.


Một bánh và càng chiếc CASA 212 văng ra
Trước đó, Phóng viên VietnamNet đã phỏng vấn Thiếu tá Phi công Nguyễn Hữu Cường khi ông vừa được vớt lên tàu cá của Ngư dân Phạm Văn Lệ và được Thiếu tá Phi công Nguyễn Hữu Cường xác nhận "Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái.." Như vậy xác nhận điều VietPress USA tường thuật chiến đấu cơ Su-30MK2 bay có nhiệm vụ đến mục tiêu chứ không phải bay huấn luyện.. Và khi báy cách Mục tiêu 15 Km thì bị bắn nên buồng lái bị nổ bất ngờ.. Sau đây là bản tin của VietNamNet (trích từ: https://www.facebook.com/jimmy.vu.14?fref=ts )


"PV VietNamNet đã liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người đã cứu Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường.

“Tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn.
Tiếp đó, chúng tôi đã nối máy được với Thiếu tá Cường, lúc này đang ở cạnh anh Lệ chờ tàu ra cứu hộ.

“Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, phi công Cường kể lại."


Vụ "Sự cố Kỹ thuật" đối với Chiếc Máy Bay Thám thính CASA 212-400 số hiệu 8983 của Cảnh Sát Biển CsVN:


Chiếc máy bay xấu số CASA 212 mang số 8983 đã bị rớt nổ trên Biển Đông gần Vịnh Bắc Bộ
vào trưa Thứ Năm 16/6/2016 lúc đi tìm chiến đấu cơ Su-30MK2 mất tích
Báo chí nhà nước CsVN ghi rằng:


"Tin từ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn lúc 19h5 phút cho biết: Máy bay Casa-212 (số hiệu 8983) bị mất liên lạc: Lúc 12h30 ngày 16/6/2016, tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý), máy bay Casa-212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc.


CASA 212 nơi an nghỉ của 9 mạng người tổ lái
"Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Quốc phòng đã có Điện số 132/TK chỉ đạo: Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Quân chủng Hải quân, các BTL: Biên phòng, Cảnh sát biển tập trung tìm mọi biện pháp triển khai các tàu có tốc độ cao đến khu vực xác định máy bay mất liên lạc; đồng thời thông báo cho các tàu, thuyền, ngư dân đang hoạt động trên khu vực vịnh Bắc Bộ, tham gia tìm kiếm cứu nạn.


"Theo TTXVN, lúc 19h30 tối 16/6, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cùng các đơn vị liên quan trong toàn quân bàn biện pháp xử lý; mục tiêu là tiếp tục tìm kiếm đồng chí phi công SU-30 MK2 Trần Quang Khải và tìm kiếm máy bay Casa-212 với phương châm, huy động toàn bộ lực lượng cả trong và ngoài Quân đội nỗ lực tìm kiếm cả ngày lẫn đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.


"Chỉ đạo Quân chủng Phòng không-Không quân và các đơn vị tập trung ổn định tư tưởng bộ đội, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tập trung tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Đồng thời, qua đường dây nóng, Bộ Quốc phòng đã liên hệ với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để cùng tìm kiếm, tạo điều kiện cho tàu, máy bay Việt Nam hoạt động ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ".


Video Vớt mảnh vỡ Máy Bay CASA 212 của Cảnh Sát Biển CsVN ngày 16/6/2016:


Video Clip trên đây cho thấy phần chính của Máy bay Thám thính CASA 212 đã bị nát dúm, các túi cứu nạn chưa kịp mở ra chứng tỏ là Máy bay bị bắn nổ bất ngờ và không ai kịp mở túi cứu nạn theo nguyên tắc. Máy bay CASA 212 là loại bay chậm và bay sát mặt nước biển, có thể hạ cánh trên Biển nhờ có phao bên dưới. Nếu chiếc CASA 212 số hiệu 8983 bị trục trặc kỹ thuật thì nó có thể đáp xuống nhẹ nhàng trên mặt biển.. Nếu nó bị hư máy bất ngờ mà rơi xuống biển thì cũng sẽ còn nguyên chiếc chứ không phải bị dẹp dúm như hình đính kèm.


Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cho hay rằng, trước khi đưa máy bay CASA 212 đi tìm kiếm, Hà Nội đã xin phép Trung Quốc cho huy động máy bay và tàu thuyền tìm kiếm sát lằn ranh Vịnh Bắc Bộ trước đây là của Việt Nam, sau đó cống nạp bàn giao cho Trung Quốc cùng lúc với Bản Dốc và Ải Nam Quan!


Tọa độ nơi CASA 212 mất liên lạc Radar
Tin nói rằng Bắc Kinh cũng như Bộ Quốc phòng Trung Quốc không chính thức đồng ý; nhưng một đại diện của chính quyền Trung Quốc thuộc Đảo Hải Nam đã đồng ý qua điện thoại. Nhưng ngược lại thì phía CsVN cho hay Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã làm việc với quan chức cao cấp Trung Quốc để xin phép và xin hỗ trợ tìm kiếm.


Ông Vũ Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải khu vực 1 tại Hải Phòng cho báo chí trong nước hay rằng "Trung tâm đã điều 3 tàu cứu nạn SAR đến khu vực máy bay mất tích. Sức gió hiện nay tại khu vực tìm kiếm là cấp 4." Gió cấp 4 tức là biển bình yên.


Máy bay CASA-212 xuất phát từ sân bay quân sự Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9g30. Trên máy bay có 9 người, bao gồm 3 thành viên tổ lái do Đại tá Lê Kiêm Toàn, lữ đoàn trưởng lữ đoàn không quân 918, lái chính. Đến12:30pm ngày 16/6/2016 giờ Việt Nam thì hoàn toàn mất tín hiệu của máy bay CASA 212 số hiệu 8983. 


Các chuyên viên bên trong máy bay CASA 212
Ông Lê Văn Thành - bí thư kiêm chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho báo Tuổi Trẻ biết "chiều 16-6, huyện đảo Bạch Long Vĩ điều tàu tìm kiếm số 1 ra khu vực cách bờ khoảng 32 hải lý để tìm kiếm máy bay CASA. Hải Phòng đã thành lập nhanh một ủy ban tìm kiếm cứu nạn do phó chủ tịch UBND TP chỉ đạo.

Ông Đào Quang Thức, chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, cũng thông tin đã điều hai tàu tuần tra phối hợp với các lực lượng khác ra khu vực đảo Bạch Long Vĩ để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Đồng thời toàn bộ tàu cá trên đảo Bạch Long Vĩ cũng được thông tin về sự cố của máy bay CASA để tích cực tham gia tìm kiếm".

Tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, ông Đào Trọng Tuệ - phó chủ tịch UBND huyện - cho hay huyện đã huy động ba tàu gồm tàu cá và tàu của biên phòng ra hai vị trí nghi máy bay CASA-212 mất liên lạc và nơi phát hiện có chiếc dù rơi xuống biển.


CASA 212 bay thấp trên mặt biển với tốc độ
360Km/giờ nên dù có rơi cũng không nát vụn được
Ông Nguyễn Xuân Sang - cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - cũng thông tin tất cả các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng hải Việt Nam đang trong tình trạng sẵn sàng, khi có yêu cầu sẽ tham gia ngay việc tìm kiếm máy bay CASA rơi trên vùng biển Bạch Long Vĩ.

Bạch Long Vĩ gần lằn ranh Vịnh Bắc Bộ do Trung Quốc làm chủ là nơi cách rất xa địa điển mất liên lạc của chiến đấu cơ Su-30MK2 gần Đảo Mắt vủng Biển Đông từ Nghệ An ra. 


Trong tinh thần ca ngợi tình đồng chí anh em "núi liền núi, sông liền sông, 4 tốt và 16 chử vàng" nên phía Việt Nam cho biết "thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy T.Ư - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía đông đường phân định".    
Chiếc anh em CASA 212 số hiệu 8982 nay có lệnh không được bay vì sợ "sự cố kỹ thuật"
Báo Tuổi Trẻ loan tin "Máy bay Casa bị mất tín hiệu trưa 16-6 khi bay qua khu vực Bạch Long Vĩ đã nhìn thấy vật thể giống thuyền phao mà các phi công Su30-MK2 được trang bị khi gặp sự cố bay trên biển. Ngay sau đó, máy bay CASA xin hạ thấp độ cao để quan sát thì bị mất tín hiệu". 


Máy bay CASA 212-400 của Hoa Kỳ
Báo Thanh Niên Online ghi rằng "Tai nạn xảy ra đối với máy bay CASA 212 là một sự việc rất đau lòng”, nguồn tin này nói. Cụ thể, vịtrí máy bay được xác định ở phía đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ở thời điểm xảy ra sự cố, máy bay CASA 212 đang bay ở tầm thấp, để quan sát tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2 hiện đang mất tích". Báo Thanh Niên loan rằng "ở thời điểm đó, thời tiết diễn biến xấu đột ngột trong thời gian rất ngắn. Vị trí máy bay CASA 212 rơi được xác định nằm ở phía đông gần đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong sự cố này, phía Trung Quốc tạo mọi điều kiện cho các phương tiện tàu, thuyền của Việt Nam triển khai công tác tìm kiếm. Phía Trung Quốc cũng đưa tàu đến và sẵn sàng hỗ trợ. Máy bay CASA 212 là một máy bay nhỏ, biển thì rộng lớn mênh mông nên khả năng tìm ra trong một ngày là rất khó.

Nhưng trong sự việc này, Quân ủy T.Ư và Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã có chỉ đạo quyết liệt, huy động tối đa các lực lượng đến hiện trường. Đặc biệt là sự vào cuộc của ngư dân trên vùng biển này; ngư dân báo tin cho quân đội rất nhiều. Qua nhiều thông tin khác nhau, quân đội xác minh và kiểm chứng nên sớm tìm ra vị trí của máy bay (CASA 212)."

Tin Việt Nam loan "Máy bay CASA 212 chìm ở độ sâu khoảng 58 m, gần đảo Bạch Long Vĩ. Các lực lượng quân đội đã lên phương án trục vớt máy bay CASA 212 khi nó được xác định chìm ở vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ ở độ sâu 58 m". 


CASA 212 của Thụy Điển
Tin tức CsVN đưa ra rất trái ngược nhau. Máy bay CASA 212 là loại hiện đại và bay chậm, có thể đáp trên mặt biển. Khi Máy Bay CASA 212 xin hạ độ cao để bay xuống thấp rồi chợt nhiên trong phút chốc thời tiết tốt lại thay đổi bất ngờ làm máy bay rơi..

Như vậy nếu máy bay rơi ở độ cao sát mặt biển thì tại sao các mãnh vở dẹp dúm, càng và bánh gãy văng ra và các nhân viên tổ lái không còn kịp sờ tay vào túi cấp cứu?


Tin từ Tổ chức R.H. Hoa Kỳ nói rằng "Máy bay CASA 212 cũng đã bị Trung Quốc bắn nổ trong kế hoạch "Giết Gà Dọa Khỉ" để răn đe đàn em đồng chí Việt Nam đồng thời hù dọa Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong các xung đột về Biển Đông hiện nay.


Thời gian Trung Quốc đưa Giàn Khoan HD-981 đến đặt trên Biển Đông để cướp dầu của Việt Nam, các tàu Cảnh sát Biển của Việt Nam quá cũ kỹ nên bị Tàu Trung Quốc rượt chạy tóe khói. Những tàu đời cũ 100 Tấn nầy do Hải quân VN chuyển giao. Tháng 12/2000 hãng Almaz Central Marine Design Bureau của Nga có giao cho VN 2 chiếc tàu loại 14310 Svetlyak-class để tuần tra sát bờ. Đến năm 2006, CsVN đặt mua thêm 4 chiếc tàu tuần tra Svetlyak-class.

Tháng 02/2005 Việt Nam đặt mua 4 chiếc Trực thăng tuần tra biển loại PZL Swidnik W-3RM Anakonda giao hàng vào cuối năm 2007. 


CASA 212 của Argentina
Tháng 8/2008, một phái đoàn quốc phòng và Cảnh sát Biển CsVN đến Hoa Kỳ đề nghị mua máy bay tuần tra Biển nhưng bị từ chối vì cấm vận vũ khí sát thương và kỹ thuật cao.

Thế nên CsVN đã đặt mua 3 chiếc máy bay tuần tra Biển loại hiện đại nhất của hãng Airbus Military của Pháp sản xuất tại nhà máy ở Tây Ban Nha là CASA 212-400. Chiếc đầu tiền đã giao hàng vào tháng 8/2011 và 2 chiếc còn lại đã giao xong vào năm 2012. (http://www.airforce-technology.com/projects/c212/).


Máy bay CASA 212-400 ban đầu có tên là AVIOCAR hay C-212, sau tăng cường cải tiến kỹ thuật với sự hợp tác đầu tư của BAE (British Aerospace - Hàng Không Vũ trụ Anh quốc) nên đổi tên là CASA 212 và Series mới nhất mà CsVN mua là CASA 212-400.rất hiếm khi trục trặc máy móc hay rơi nổ tanh bành như thế trong vụ rơi vì thay đổi khí tượng trong chốc lát khi máy bay xin lệnh hạ thấp để quan sát!


Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia sử dụng máy bay CASA 212-400 của Airbus như Việt Nam, Indonesia, Thụy Điển, ; nhưng loại máy bay thám thính và săn Tàu ngầm hiện đại nhất thế giới là P-3C Orion của Hoa Kỳ mà CsVN đã cử phái đoàn đi qua để mua 5 chiếc nhưng Hoa Kỳ chưa bán vì đòi hỏi CsVN phải chứng minh cải thiện nhân quyền  mặc dù đã được TT Barack Obama giỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương (http://www.vietpressusa.com/2016/05/csvn-at-mua-15-may-bay-tang-hinh-f-22.html ). 


Hạnh Dương tổng hợp.
http://www.vietpressusa.com/












Popular Posts

My Blog List