Đảng cha truyền con nối. Tranh Babui.
‘Một người làm quan cả họ được nhờ’ xuất phát từ cơ chế đảng
giới thiệu
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-06-19
2017-06-19
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Gia đình cựu Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Giải thích trước Quốc hội hôm 9-6 về tình trạng “bổ nhiệm người
nhà” ở Yên Bái, ông Dương Văn Thống - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy nói rằng Yên
Bái luôn thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm theo cơ chế Đảng giới thiệu, Hội
đồng Nhân dân bầu và Chính phủ phê duyệt.
Lý thuyết bổ nhiệm
Nguyên nhân chuyện bổ nhiệm người nhà ở tỉnh Yên Bái trở nên “nóng
hổi” được cho là vì gần đây vụ việc vợ ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường Yên Bái cho xây dựng “dinh cơ” đồ sộ ngay trên
vùng đất vốn là đất rừng và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Yên Bái. Dư luận tỏ ra
hoài nghi về tính minh bạch của lô đất này khi được cấp cho gia đình ông Qúy.
Nhiều bài báo đã lật lại thân thế của ông Qúy, hóa ra ông là em trai của Bí thư
tỉnh ủy Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà. Nhiều ý kiến nói rằng mối quan hệ ruột
thịt giữa ông Qúy và bà Trà là bệ phóng đưa ông lên chiếc ghế hiện nay.
Trình bày trước Quốc hội về vấn đề bổ nhiệm người nhà ở Yên Bái,
ông Dương Văn Thống nói:
Thông tin về bổ nhiệm người nhà, cơ chế của chúng ta là đảng lãnh đạo,
định hướng, giới thiệu hoặc quyết định. Tập thể Ban thường vụ chúng tôi quyết
định đề nghị giới thiệu bổ nhiệm một đồng chí có đầy đủ về cao cấp, học tập
chính quy, liên quan đến ngành, công tác 21 năm, gần 5 năm làm Phó giám đốc, 3
tháng phụ trách ngành. Khi đưa lên, đồng chí ký quyết định bổ nhiệm hành chính
thì Đảng phân công, giới thiệu, Hội đồng nhân dân bầu, Chính phủ phê duyệt thì
thực hành việc đó.
Có lẽ mọi chuyện bắt đầu từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ
tướng. Lúc ấy ông ấy đã để cho địa phương bổ nhiệm hai người con của ông ấy là Nguyễn
Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết.
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Trả lời đài RFA, luật sư Trần Quốc Thuận, Nguyên phó chủ nhiệm Văn
phòng Quốc Hội cho rằng quy chế Đảng giới thiệu, Hội đồng Nhân dân bầu và Chính
phủ phê duyệt là đúng với quy định của Việt Nam nơi đảng giữ quyền lãnh đạo
tuyệt đối:
Ở Việt Nam đảng lãnh đạo toàn quyền, tuyệt đối, trực tiếp. Đảng sẽ
chọn người mà đảng cho là có tư cách ở trong đảng để đưa ra ứng cử các chức
danh của nhà nước. Thực tế những tổ chức như Mặt trận Tổ quốc hay Thường trực
Hội đồng Nhân dân,…cũng là của Đảng cả Cho nên ông nói vậy cũng phù hợp với quy
định của Việt Nam. Tuy nhiên trong nghị quyết của đảng cũng như phát biểu của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói Việt Nam có chuyện chạy chức, chạy quyền,
chạy tội, chạy luân chuyển,…
Từ Sài Gòn, Nhà báo - Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng đồng
tình cho rằng đây là một nguyên tắc bổ nhiệm của Nhà nước mà theo ông về mặt lý
thuyết không có gì là sai. Tuy nhiên, ông chỉ ra một vấn đề:
Vấn đề người ta lợi dụng và lạm dụng điều đó để bổ nhiệm người thân
của mình. Tình trạng đó phát triển ở nhiều địa phương, đã có rất nhiều ví dụ
rồi. Ở Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, nhiều nơi,…
Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu,
Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh
Triết, nhận xét về cơ chế này như sau:
Đó là họ nói theo quy trình. Nhưng quy trình đó rất hình thức, khác
với cũng cùng một quy trình nhưng họ làm chặt chẽ hơn. Nhân thân người đó trước
khi đưa ra Hội đồng nhân dân phải cho dư luận xã hội biết người này có xứng
đáng hay không,… Nếu làm cho nghiêm túc thì có thể chọn lấy một quy trình có
chất lượng, khác với cách làm hình thức và nói là tôi đã thông qua ông nọ bà
kia nhưng một khi vẫn hình thức thì xã hội vẫn không chấp nhận được.
Đối với trường hợp ông Phạm Sỹ Qúy, ngay từ khi được bổ nhiệm chức
vụ Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường từ tháng 9 năm ngoái, dư luận đã từng lên
án về việc ông này chưa đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, và giáo
dục vì lúc bấy giờ vẫn còn đang học lớp quản lý nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 3 vừa qua cũng yêu cầu bộ Nội
vụ kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về nhiều trường hợp bổ nhiệm người nhà.
Bộ này sau đó đã phát hiện ra 58 trường hợp có quan hệ họ hàng với lãnh đạo tại
9 địa phương. Tỉnh Yên Bái là 1 trong 9 địa phương này. Tuy nhiên công luận cho
rằng nếu làm nghiêm con số này còn nhiều hơn nữa.
Một người làm quan, cả họ làm quan!
Trong nửa đầu năm nay, báo chí đã phanh phui nhiều vụ việc cả nhà
làm quan chẳng hạn trường hợp ông Nguyễn Thế Son, Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch
huyện An Dương, Hải Phòng. Gia đình ông này có tới 6 người giữ các chức danh
quan trọng trong huyện. Hay một trường hợp khác là ông Bí thư Đảng ủy xã Quế
Long ở Quảng Nam, gia đình ông này có đến 8 người cùng làm “quan xã”. Tuy nhiên
ông này giải thích với báo chí rằng đây chỉ là sự ngẫu nhiên bởi nhiều người có
quan hệ họ hàng với ông trước đây đã từng là cán bộ làm việc tại xã và nay được
tín nhiệm của tập thể, bầu lên làm lãnh đạo.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng bổ nhiệm
người nhà tràn lan như hiện nay bắt nguồn từ thời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng:
Ở Việt Nam đảng lãnh đạo toàn quyền, tuyệt đối, trực tiếp. Đảng sẽ
chọn người mà đảng cho là có tư cách ở trong đảng để đưa ra ứng cử các chức
danh của nhà nước.
- Luật sư Trần Quốc Thuận
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Thứ nhất là thượng bất chính hạ tất loạn. Có lẽ mọi chuyện bắt đầu
từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Lúc ấy ông ấy đã để cho địa phương
bổ nhiệm hai người con của ông ấy là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết.
Nguyễn Thanh Nghị đưa về Bộ Xây Dựng sau đó đưa về Kiên Giang. Nguyễn Minh
Triết thì đưa về làm Tỉnh đoàn ở Bình Định. Các cấp dưới khi họ nhìn cấp trên
họ thấy cấp trên bổ nhiệm con cái một cách thoải mái, dễ dãi như vậy, họ nhận
thấy tính chất gia đình trị phát triển và sẽ không còn nghiêm trong kỷ luật
Đảng và họ bắt chước điều đó để làm.
Nguyên nhân thứ hai được Nhà báo này đánh giá là tình trạng cát cứ
quyền lực và xứ quân quyền lực phát triển mạnh tại các ngành và địa phương mà
theo ông là nguyên nhân dẫn đến lợi ích nhóm.
Luật sư Trần Quốc Thuận bổ sung thêm một nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này là do quy trình bổ nhiệm không minh bạch:
Cơ chế đó phải là cơ chế mở, công khai, minh bạch và có tranh cử. Mỗi
chức vụ phải có 2,3 người tranh cử, đưa ra chương trình làm việc để cạnh tranh.
Tranh cử đó không chỉ là tranh cử trong Đảng mà thực ra tranh cử trong Đảng giờ
cũng chưa có nữa, rồi sau đó mới chọn và đưa ra tranh cử ngoài dân.
Năm ngoái dư luận đã xôn xao vụ việc ông Vũ Quang Hải, con trai
ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công thương được bổ nhiệm sai quy trình vào
Hội đồng Quản trị Tập đoàn Sabeco thuộc sự quản lý của Bộ công thương. Dưới áp
lực từ dư luận, Sabeco sau đó đã miễn nhiệm ông này.
Mới ngày 15/6 vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định
trước Quốc hội rằng sẽ có những biện pháp mạnh mẽ để đối phó với tình trạng bổ
nhiệm người nhà trái luật hiện nay.
Cha nào con nấy. Tranh Babui.
__._,_.___