xx

Saturday, 28 November 2015

Việt Nam bỏ 7 tội danh bị án tử hình......


Việt Nam bỏ 7 tội danh bị án tử hình

media
Ảnh minh họa.Reuters/Stéphane Mahé
Ngày 27/11/2015 Việt Nam loan báo bãi bỏ 7 tội danh trong số những tội phải lãnh án tử hình. Theo AFP, đó là nhờ áp lực của dư luận, tuy vẫn duy trì hình phạt cao nhất này. Đáng chú ý là nếu nộp lại ba phần tư số tiền tham nhũng sẽ thoát được án tử.
Báo chí trong nước cho biết, bảy tội danh được bỏ án tử hình gồm
cướp tài sản ;
sản xuất hay buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm ;
tàng trữ ma túy ; chiếm đoạt ma túy ;
phá hủy các công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ;
chống mệnh lệnh ;
đầu hàng địch.
Điều 40 Luật Hình sự sửa đổi quy định miễn thi hành án tử hình, chuyển thành chung thân đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người từ 75 tuổi trở lên, người bị kết án tử hình về tội tham ô, hối lộ nhưng sau đó đã nộp lại ít nhất 75% số tiền chiếm đoạt. Bộ Luật Hình sự mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
Ý kiến bãi bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng đã được thảo luận tại Quốc hội nhưng rốt cuộc không được chấp thuận. Ý tưởng này đã gây ra các tranh cãi dữ dội trong dân chúng của đất nước độc đảng vốn là một trong những quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới.
Việc sửa đổi bộ Luật Hình sự đã được tranh luận từ nhiều tháng qua, theo đề nghị của Bộ Tư pháp. Như vậy các tội nhẹ liên quan đến ma túy không còn bị xử phạt mức án nặng nhất, ngược lại tội buôn bán ma túy vẫn bị tử hình. Việt Nam có luật lệ thuộc loại nghiêm khắc nhất thế giới về tội danh này.
Hiện có khoảng 700 tử tội đang chờ đợi bị hành quyết tại Việt Nam. Năm 2011, Hà Nội quyết định thay thế việc xử bắn bằng cách tiêm thuốc độc, nhưng sau đó việc thi hành án đã bị ngưng lại trong hai năm do không thể nhập khẩu số thuốc độc cần thiết. Số lượng tử tội bị hành quyết mỗi năm chưa bao giờ được Việt Nam công bố.


Việt Nam giảm bớt tội danh có mức án tử hình

RFA
2015-11-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các đại biểu Quốc Hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua điều luật giảm bớt những tội danh có thể lãnh án tử hình, từ 22 tội danh xuống còn 17.
Trong số những tội danh không bị án tử hình, có tội đầu hàng địch quân và tội mua bán ma túy với số lượng nhỏ.
Ngoài ra, các viên chức chính phủ bị bắt và kêu án vệ tội tham nhũng, biển thủ công quỹ cũng có thể thoát án tử hình với điều kiện phải trả lại cho nhà nước ít nhất 75% số tiền họ kiếm được bằng những việc làm phi pháp.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 20 November 2015

Tham nhũng, ma tuý đông gấp bội ‘đối lập’?


Tham nhũng, ma tuý đông gấp bội ‘đối lập’?

  • 17 tháng 11 2015
Hình chụp Tướng Trần Đại Quang khi phát biểu trong cuộc họp cấp bộ trưởng hợp tác phòng chống ma túy tại tiểu vùng Sông Mekong, tổ chức tại Hà Nội hồi 5/2015
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong hơn ba năm qua, Bộ này đã “bắt xử lý’ gần 300.000 người trong diện đối tượng hình sự, 45 nghìn tội phạm kinh tế, gần 2.000 tham nhũng nhưng chỉ xác định có 350 đối tượng ‘lập hội chống đối’.
Các báo Việt Nam hôm 16/11 đã trích hàng loạt con số tổng kết hoạt động của Bộ Công an do Đại tướng Quang trình bày trả lời việc thực hiện nghị quyết Quốc hội trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến nay.
Trong thời gian đó, Bộ Công an Việt Nam đã giải quyết
“150.000 vụ án hình sự, bắt xử lý gần 290.000 đối tượng,”
“46.170 vụ tội phạm kinh tế, 45.000 đối tượng, trong đó có 1.145 vụ với 1.930 đối tượng tham nhũng,”
“43.000 vụ ma tuý, thu giữ gần 3 tấn heroin, hơn 1 tấn ma túy tổng hợp...”
Riêng con số người lập hội nhóm “chống đối nhân danh dân chủ nhân quyền” mà Tướng Quang nêu ra chỉ có:
“60 hội, nhóm với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
Nhưng dù con số chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tham nhũng, tội phạm hình sự, ma tuý, báo chí Việt Nam lại nhấn mạnh đến góc độ an ninh chính trị của các hội đoàn này mà không nêu tên họ là ai.
VietnamNet viết:
“Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.”
Bài báo cũng khen ngợi Bộ Công an “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Tôi đi nộp phạt

 

Tôi đi nộp phạt

November 17, 2015 · by Khac Giang · in Culture and Society, Vietnamese writings · 4 Comments
xu_phat
Vừa rồi tôi phải đi nộp phạt lỗi vi phạm hành chính khi tham gia giao thông, lần thứ hai trong 15 năm tôi sống ở Hà Nội. Lần đầu cách đây đã hơn 10 năm, quãng thời gian chứng kiến rất nhiều đổi thay của thủ đô, từ việc mở rộng địa giới hành chính, đại lũ lụt năm 2008, rồi biết bao nhiêu công trình lớn nối đuôi nhau ra đời. Thủ tục hành chính xử lý vi phạm, ngạc nhiên thay, vẫn còn nguyên như ngày hôm qua.
Tôi xếp biên bản vào giá chờ, rồi ngồi đợi đến lượt. Mọi thứ đều ổn, từ văn phòng làm việc cho đến cung cách tiếp dân của cán bộ. Chỉ duy một thứ không ổn. Đáng tiếc, đó lại là thứ quan trọng nhất: quy trình nộp phạt.
Với vi phạm giao thông, tôi phải nộp biên bản tại trụ sở cảnh sát, lấy phiếu phạt ở đây, đi xe đến chi nhánh kho bạc nhà nước cách đó vài cây số để nộp tiền, rồi sau đó quay về trả lại phiếu thu để lấy giấy tờ. Đó là chưa tính đến quãng đường di chuyển từ nhà đến trụ sở cơ quan công quyền vào giờ cao điểm.
Để nộp được phạt như một công dân gương mẫu, tôi phải mất gần trọn một buổi. Và với những lỗi nặng hơn, chu trình đó sẽ được lặp lại hơn một lần. Trường hợp của những người thường trú ở một nơi, nhưng bị xử lý vi phạm ở địa phương khác, thì còn phiền toái hơn nhiều vì họ bị yêu cầu nộp phạt ở nơi phạm luật.
Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản nếu có một cán bộ kho bạc làm việc luôn ở nơi nộp phạt, hay lắp chiếc máy nộp tiền và in biên lai tự động. Hoặc thậm chí tiện lợi hơn, như đề xuất mới đây của phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đã được thực hiện thành công ở rất nhiều nơi trên thế giới, là thu tiền nộp phạt qua hệ thống ngân hàng hoặc bưu điện. Người vi phạm sau đó có thể đến trụ sở cảnh sát để lấy lại giấy tờ, hoặc cơ quan công quyền gửi về nhà qua đường bưu điện.
Thế nhưng chục năm trôi qua, vẫn là cái giá đựng biên bản, chú xe ôm đứng trước kho bạc làm dịch vụ lấy hộ phiếu thu, và hàng dài những người vi phạm xếp hàng chờ nộp phạt. Với từng cá nhân, sự lãng phí thời gian có thể không quá lớn, nhưng khi tính trên quy mô cả xã hội, con số là không hề nhỏ.
Trong một năm, từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2015, Công an Hà Nội xử lý 422.000 trường hợp vi phạm giao thông. Nếu giả định trung bình mỗi một người vi phạm mất ba tiếng đồng hồ để được nộp phạt, TP. Hà Nội sẽ mất 1,26 triệu tiếng đồng hồ, tương đương 145 năm làm việc. Với thu nhập bình quân của người Hà Nội là 3600 USD, thành phố sẽ tổn thất khoảng 522.000USD, tức khoảng 12 tỷ đồng. Tạm ước tính trên cả nước, chi phí thời gian từ thủ tục nộp phạt có thể lên đến  5,5 triệu USD (123 tỷ đồng).
Cùng với việc lãng phí thời gian, nhiều người dân, như tôi, rất ngại thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cơ quan công quyền. Điều này giải thích vì sao nhiều người vi phạm chấp nhận lót tay cảnh sát giao thông để được đi sớm, thay vì làm đúng quy trình nói trên.
Tôi không nghĩ với hệ thống bưu điện và ngân hàng đã tương đối phát triển ở Việt Nam, việc thay đổi cách thức xử lý vi phạm hành chính là quá khó khăn. Vấn đề lớn hơn, không chỉ riêng ở lĩnh vực này, có lẽ là tư duy nhà nước quản lý người dân, thay vì phục vụ người dân, vẫn còn nặng nề.
Nếu coi xử lý vi phạm chỉ đơn thuần như một dịch vụ công, tôi tin hệ thống sẽ trở nên minh bạch và tiện lợi hơn rất nhiều. Thêm vào đó, càng tách bạch chuyện tiền nong ra khỏi nhiều người, nhiều tổ chức liên quan, thì tham nhũng càng khó xẩy ra.
Thu tiền phạt bằng cách trên còn giúp phát triển hệ thống “phạt nguội” bằng camera ở nước ta. Đi qua một số nước, tôi thấy ở Việt Nam là nơi có nhiều cảnh sát giao thông trên đường phố nhất, nhưng mức độ vi phạm cũng thuộc loại nhiều nhất. Cảnh sát, dù có ba đầu sáu tay, cũng khó mà bắt hết người phạm luật.
Điều này dẫn đến một tình trạng vừa buồn cười vừa nhức nhối: cảnh sát giao thông bắt người phạm luật như gấu vớt cá, bắt được ai thì xử người đó. Với cơ chế như vậy, những người chấp hành luật nhất lại chịu thiệt thòi nhất, do họ không dám “liều” bỏ chạy khi bị tuýt còi. Về lâu về dài, thực trạng này sẽ làm xói mòn nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đang muốn xây dựng.  Điều làm người ta thấy bất mãn thường không phải là mất bao nhiêu tiền, mà là sự bất công.
Đến lượt được gọi lên, anh cán bộ nói rằng giấy phép lái xe của tôi vẫn chưa được chuyển đến như trong lịch hẹn. Hành trình nộp phạt của tôi, như vậy, sẽ phải kéo dài thêm ít nhất một tuần. Làm một công dân tốt ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng.



image





Va ri tôi phi đi np pht li vi phm hành chính khi tham gia giao thông, ln th hai trong 15 năm tôi sng Hà Ni. Ln đu cách đây đã hơn 10 năm, quãng thi ...
Aperçu par Yahoo


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

My Blog List