Trung Quốc hạ thủy tàu
sân bay tự chế tạo đầu tiên
Trung Quốc hạ thủy tàu
sân bay tự chế tạo đầu tiên
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự chế tạo đầu
tiên ở cảng Đại Liên (Dalian), 26/04/2017.REUTERS/Stringer
Truyền thông Nhà Nước Trung Quốc hôm nay, 26/04/2017 đồng loạt đưa
tin, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do nước này hoàn toàn thiết kế và chế tạo
đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Đại Liên ở miền đông bắc. Đây là chiếc tàu
sân bay thứ hai của Trung Quốc, sau chiếc Liêu Ninh, vốn được tân trang từ một
tàu cũ mua lại của Ukraina, được đưa vào hoạt động từ năm 2012. Theo giới phân
tích, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh trên biển với tham vọng
trở thành một cường quốc hải quân ngang tầm với Mỹ.
Theo hãng tin Pháp AFP, đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV
đã phát đi hình ảnh buổi lễ hạ thủy tại cảng Đại Liên, với đầy đủ nghi thức từ
cắt băng khánh thành đến đập vỡ chai sâm banh vào thành tàu.
Tên chiếc tàu chưa được đặt chính thức, chỉ mang ký kiệu là tàu
lớp 001A, nhưng Tân Hoa Xã cho rằng tên con tàu có thể là Sơn Đông, nơi có cảng
Thanh Đảo, bản doanh của hải quân Trung Quốc.
Hãng AFP trích dẫn bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết là chiếc tàu
sân bay này có trọng tải khoảng 50.000 tấn, sử dụng nhiên liệu thông thường,
chứ không phải là hạt nhân, có khả năng mang theo loại chiến đấu cơ J-15 cùng
một số máy bay khác.
Theo các nhà phân tích, việc hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ hai này
mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn đối với Trung Quốc, vì nó đánh dấu sự kiện Bắc Kinh
gia nhập câu lạc bộ một số nước hiếm hoi chế tạo được tàu sân bay.
Bà Juliette Genevaz, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên Cứu
Chiến Lược của Học Viện Quân Sự Pháp (Ecole Militaire), thẩm định : « Việc
tự đóng được một hàng không mẫu hạm đầu tiên chắc chắn là một sự kiện lịch sử,
vì nó đã nâng Trung Quốc lên ngang hàng với một số ít các cường quốc quân sự
trên thế giới có thể làm điều đó, bên cạnh Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha
».
Tuy nhiên, theo giới quan sát, cho dù sự kiện mang ý nghĩa biểu
tượng rất quan trọng, nhưng Trung Quốc còn cần nhiều thời gian thì mới bắt kịp
được Mỹ trong lãnh vực hải quân. Bà Genevaz nhắc lại rằng Hoa Kỳ hiện có đến 10
hàng không mẫu hạm đang hoạt động, và có khoảng 600 căn cứ quân sự ở 50 nước,
trong khi Bắc Kinh chỉ có căn cứ duy nhất ở một tiểu quốc châu Phi.
Chuyên gia James Char tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam
tại Singapore cũng cùng nhận xét khi cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc hoàn
toàn không có khả năng đe dọa Mỹ, « nếu
xét về các bước tiến kỹ thuật hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ».
Theo chuyên gia này, chỉ có thể nói về một sự đột phá công nghệ,
khi mà hàng không mẫu hạm của Trung Quốc có động cơ chạy bằng năng lượng hạt
nhân và bệ phóng để giúp phi cơ cất cánh.
Tuy nhiên, đối với các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt là
các nước đang bị Bắc Kinh tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đông, hải quân
Trung Quốc là một thế lực đáng ngại.
Trung Quốc có thêm tàu
sân bay, nhưng thực lực chỉ 4% so với Mỹ
Tàu sân bay do Trung Quốc tự chế ra mắt tại cảng
Đại Liên (Dalian), ngày 26/04/2017.REUTERS/Stringer
Sự kiện Bắc Kinh cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm do chính
Trung Quốc thiết kế vào hôm nay, 26/04/2017 đã thu hút rất nhiều chú ý trong những
ngày qua. Không hẹn mà gặp, trong cùng ngày 24/04, cả trang mạng Pháp East
Pendulum, lẫn hai nhật báo châu Á - South China Morning Post ở Hồng Kông, và
Asahi Shinbum ở Nhật Bản - đều loan tin Trung Quốc chuẩn bị cho hạ thủy chiếc
tàu sân bay thứ hai. Nhật báo Hồng Kông có một phân tích sâu hơn về năng
lực đội tàu Trung Quốc so với Mỹ và một vài nước có hàng không mẫu hạm khác.
Các bài viết đều ghi nhận là vào ngày 23/04, chiếc tàu sân bay mới
của Trung Quốc đóng tại Đại Liên gần như đã hoàn tất, và nước đã được bơm đầy
vào khoang cạn đóng tàu để cho con tàu khổng lồ nổi trên mặt nước. Vỏ con tàu
dài 315 mét và rộng 75 mét bề ngang cũng đã được sơn xong, và các giàn giáo
thiết bị trên boong tàu phần lớn đã được tháo dỡ đi.
Tàu dự kiến đi vào hoạt động khoảng 2020, sau khi được trang bị
các loại vũ khí và trải qua các chuyến thử nghiệm. Chiếc hàng không mẫu hạm sẽ
gia nhập Hạm Đội Nam Hải, đặc trách vùng Biển Đông, mà Trung Quốc có tranh chấp
với các láng giềng.
Đây là chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, sau chiếc Liêu
Ninh, hoạt động năm 2012. Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc và truyền
thông tại chỗ, chiếc tàu mới cùng kích thước với chiếc Liêu Ninh, nhưng có một
số cải tiến, khả năng chuyên chở phi cơ được gia tăng.
Nhân dịp chiếc tàu do Trung Quốc thiết kế 100% hạ thủy, nhật báo
South China Morning Post đã thử tìm hiểu xem trong cuộc chiến giành quyền kiểm
soát biển và bầu trời, lực lượng hàng không mẫu hạm Trung Quốc có trọng lượng
thế nào so với những quốc gia khác ?
Nhận định của tờ báo không một chút khoan nhượng : Mặc dù có người
xem việc Trung Quốc cho hạ thủy chiếc tàu do chính họ chế tạo là một dấu hiệu
cho thấy nước này đã làm chủ công nghệ học hải quân, nhưng nhiều nhà quan sát
quân sự vẫn đánh giá Trung Quốc chỉ nắm được khoảng 4% năng lực hải quân của
Mỹ.
Chiếc hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc sẽ không ra biển một
mình khi bước vào hoạt động. Trên nguyên tắc, tàu sân bay hoạt động cùng với
một nhóm tàu đi kèm theo, tàu chính nằm ở vị trí trung tâm, trong lúc những
loại tàu và máy bay khác lo phần hỗ trợ, bảo vệ. Như vậy thì một hải đội tác
chiến tàu sân bay của Trung Quốc hoạt động ra sao ?
Trung Quốc: Hai tàu sân bay, một chiếc đang hoạt động, một chiếc
vừa hạ thủy
Theo South China Morning Post, Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay đầu
tiên của Trung Quốc vào đầu năm nay đã cho máy bay tập cất cánh và hạ cánh ở
Biển Đông. Hải đội của chiếc Liêu Ninh bao gồm 3 khu trục hạm có trang bị tên
lửa dẫn đường, 3 hộ tống hạm, một tàu tiếp liệu, và chiến đấu cơ J-15 và một số
trực thăng dùng trên biển.
Tân Hoa Xã từng đưa tin cho biết đợt tập huấn của chiếc Liêu Ninh
ở Biển Đông đã thành công dù thời tiết không tốt, giúp hải đội tàu sân bay
Trung Quốc tăng cường kinh nghiệm chiến đấu.
Hoa Kỳ: 10 tàu sân bay đang hoạt động
Tuy nhiên lực lượng tàu sân bay Trung Quốc so với Mỹ chẳng thấm
vào đâu. Không những Hoa Kỳ có lực lượng hùng hậu nhất thế giới, mà còn có kinh
nghiệm lâu đời - 75 năm - về hàng không mẫu hạm.
Một hải đội hàng không mẫu hạm tác chiến của tàu sân bay Mỹ thường
bao gồm một chiếc tàu sân bay với 7.500 nhân viên, một tuần dương hạm được
trang bị tên lửa dẫn đường có khả năng tấn công xa, một nhóm từ 6 đến 8 khu
trục hạm hay hộ tống hạm nhằm bảo vệ tàu sân bay trước các cuộc tấn công từ
trên không, kèm theo một tàu ngầm tấn công, tàu tiếp tế nhiên liệu và đạn dược,
và từ 60 đến 70 chiếc máy bay.
Chiếc tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson – dài 333 mét, 101.000
tấn – đã bắt đầu tuần tra Biển Đông từ tháng Hai và đang tiến gần đến bán đảo
Triều Tiên. Hải đội tác chiến Carl Vinson vào đầu tháng này bao gồm một phi
đoàn chiến đấu cơ, hai khu trục hạm có tên lửa có dẫn đường, và một tuần dương
hạm cũng được trang tên lửa dẫn đường.
Theo trang web của Hải Quân Mỹ, hải đội tác chiến này có thể được
dùng vào việc bảo vệ các đoàn tàu thương mại hay quân sự, cũng như yểm trợ cho
một lực lượng đổ bộ.
Thời chính sách « xoay trục » của tổng
thống Obama, Mỹ từng cho biết sẽ đưa 60% lực lượng Hải Quân sang Châu Á - Thái
Bình Dương vào khoảng năm 2020. Còn tổng thống Donald Trump trong cuộc vận động
tranh cử, cũng chủ trương nâng cấp quân đội Mỹ trong đó có việc đóng thêm 80
tàu chiến tân tiến.
Ấn Độ đối thủ của Trung Quốc ở Châu Á
Lực lượng tàu sân bay của Ấn Độ có vẻ ngang ngửa với Trung Quốc,
với một tàu sân bay đang hoạt động và 2 chiếc tàu khác đang trong quá trình
hoàn tất.
Đang hoạt động là chiếc INS Vikramaditya, 44.570 tấn, mua lại của
Nga, hạ thủy năm 2013, còn đang đóng là chiếc INS Vikrant, 40.000 tấn, dự kiến
hoàn tất năm 2023. Đây là chiếc tàu hoàn toàn made
in India, có khả năng chở 30 máy bay kể cả trực thăng, theo báo The
Times of India. Ngoài ra Ấn Độ cũng đang đóng một tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân,
INS Vishal, có thể chở đến 55 chiến đấu cơ.
Đội tàu sân bay này thay thế chiếc tàu sân bay INS Viraat, do Anh
Quốc chế tạo, đã phục vụ gần 30 năm trong Hải Quân Ấn và đã rời khỏi « quân
ngũ » vào tháng 3 vừa qua. Trước khi phục vụ cho Ấn Độ, thì tàu này
phục vụ trong Hải Quân Anh.
Anh Quốc: 2 tàu sân bay đang đóng
Anh Quốc, một nước nổi tiếng trong lãnh vực Hải Quân, hiện chưa có
tàu sân bay hoạt động mà chỉ có hai con tàu loại 67 tấn lớp Queen Elizabeth
đang đóng. Queen Elizabeth là lớp tàu lớn nhất mà Anh Quốc cho đóng từ trước đến
nay.
Chiếc đầu tiên HMS Queen Elizabeth, dài 280m, hạ thủy năm 2014,
nhưng chỉ có thể đi vào hoạt động vào năm 2021. Chiếc thứ nhì HMS Prince of
Wales, đóng 2 năm sau, chưa hoàn tất. Hai chiếc tàu có thể chở 36 chiến đấu cơ
F35B, trực thăng Merlin, và các loại trực thăng võ trang Chinook và Apache của
Mỹ.
Một hải đội tác chiến tàu sân bay của Anh cũng có thể bao gồm các
chiến đấu cơ tàng hình, một phi đoàn chiến đấu cơ, các khu trục hạm, hộ tống
hạm và cả tàu ngầm.
Thái Lan mua tàu
ngầm Trung Quốc
Tàu ngầm Trung Quốc. Ảnh minh họa.AFP PHOTO /
POOL / Guang Niu
Hãng tin Reuters, ngày 24/04/2017 dẫn nguồn tin quân đội Thái
Lan cho biết, Bangkok đã thông qua quyết định mua 1 trong kế hoạch trang bị
3 chiếc tàu ngầm của Trung Quốc
Tuần trước chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn đề xuất mua
chiếc tàu ngầm đầu tiên S26T lớp Yan, trong kế hoạch mua 3 tàu ngầm
của Trung Quốc. Nhưng thông tin này mới chỉ được tiết lộ ngày hôm qua.
Giá một chiếc là 393 triệu đô la và Tư lệnh Hải Quân Thái Lan dự
kiến sớm đi Bắc Kinh ký kết hợp đồng.
Giải thích cho việc chọn mua tàu ngầm Trung Quốc, hôm nay,
phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Prawit Wongsuwan
giải thích, tàu ngầm Trung Quốc rẻ nhất so với các chào hàng khác.
Ông khẳng định là việc mua bán hoàn toàn « minh
bạch » và vì Thái Lan có nguồn tài nguyên biển rộng lớn,
cần phải trang bị tàu ngầm để bảo vệ. Ông cũng nói thêm là các
nước láng giềng của Thái Lan đều có đội tàu ngầm.
Kế hoạch trang bị tàu ngầm đã gây nhiều tranh cãi trong
giới chức Thái Lan. Nhiều tiếng nói cho rằng Thái Lan không cần trang
bị tàu ngầm vì tốn kém và ít giá trị chiến lược. Thái Lan được
bao quanh bởi vùng biển nước nông, hơn nữa Bangkok không có các tranh
chấp lớn về biển đảo.
Thái Lan có kế hoạch trang bị đội tàu ngầm gồm 3 chiếc
cho Hải Quân trong vòng 11 năm tới để triển khai trong vịnh Thái Lan và
biển Andaman.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment