xx

Monday, 8 May 2017

Thư số 67b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam



Thư số 67b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                    Phạm Bá Hoa

6864f8211.jpg

Nội dung Thư số 66b, tôi tổng hợp 142 cơ quan hành chánh Hoa Kỳ và Australia, đã chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ. Với Thư số 67a này, tôi tổng hợp nhiều trường hợp khác nhau mà quốc kỳ truyền thống nền vàng ba sọc đỏ xuất hiện một cách trân trọng. Với hai Thư trên đây, tôi muốn giúp Các Anh hiểu rằng, dù tên nước Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi đã bị lãnh đạo Việt Cộng đánh chiếm để dâng công với cộng sản quốc tế từ ngày 30/4/1975, nhưng quốc kỳ truyền thống Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ vẫn tồn tại những quốc gia có Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn.

Lá quốc kỳ truyền thống Việt Nam, chẳng những là điểm tựa vững chắc của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản tại hải ngoại, và tôi tin rằng, lá cờ này cũng là điểm tưa vững chắc của người Việt Nam trong nước tôn trọng dân chủ tư do, trong giai đoạn đấu tranh giành lại quyền sống cho toàn dân, trong đó có Các Anh và gia đình Các Anh.   

******
Trước khi vào chuyện.

“…. Nếu ai đó đã từng rơi vào trường hợp là những người lính phải giành từng tấc đất bằng máu xương, thậm chí bằng cả sinh mạng của mình nơi chiến trường, để cắ̀m cho bằng được lá cờ lên vùng đất mình đã sống chết giành được trước khi hòa đàm Ba Lê kết thúc năm 1973, để khằng định vùng đất có lá cờ của chúng ta tung bay là của chúng ta.

Nếu ai đó đã từng cắm cho bằng được lá cờ trên những đổ nát của cổ thành Đinh Công Tráng ở mặt trận Quảng Trị năm 1972, và nghe hát vang nhạc phẩm ''Cờ bay... cờ bay oai hùng  trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu...'' mới cảm nhận được giá trị của nó.
Tôi đã chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, để bảo vệ những giá trị  mà tôi xem là biểu tượng của tự do và quyền làm người….”.
Sông Lô Lê Nam Sơn - Hanover, Germany.

Vào chuyện.                                                              
Xin hiểu rằng, nhóm chữ “quốc kỳ truyền thống Việt Nam” hoặc "quốc kỳ Việt Nam", hay "quốc kỳ chúng tôi” hay “cờ vàng" trong bảng tổng hợp này, là quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, lá cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam.  

Quốc kỳ tại Sundre1. Quốc Kỳ chúng tôi tại Sundre, Alberta, Canada.
Dọc theo công viên dẫn vào thị trấn Sundre, Calgary, Alberta, Canada, có một dãy 10 cột cờ với quốc kỳ của những quốc gia khác nhau trên đỉnh. Điều đặc biệt của thị trấn này là họ bán cho bất cứ Cộng Đồng di dân nào có mặt tại đây, và được treo vĩnh viễn lá quốc kỳ gốc của người mua. Năm 1984, vợ chồng anh Trần Nam, một gia đình trong Cộng Đồng Việt Nam nhỏ bé tại thị trấn Sundre, tỉnh bang Alberta, Canada. Sau thời gian định cư ở đây đã nhận thấy giá trị của dãy cột cờ, anh cố gắng vận động với Hội Đồng thị trấn Sundre, bày tỏ ước muốn được mua 1 cột cờ để treo lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của mình. Sau những lần vận động khác nhau, cuối cùng họ chấp nhận dựng lên cột cờ thứ 11, và bán cho anh Trần Nam với giá 125 đồng Canada. Ngày 11/10/1984, Cộng Đồng Việt Nam từ Calgary và Edmonton cùng với bà con tại Sundre, trong buổi lễ thượng kỳ rất trang nghiêm và ý nghĩa. Cũng từ đó, quốc kỳ Việt Nam chúng tôi phất phới cùng quốc kỳ Canada và các quốc gia khác. Vào ngày 1 tháng 7 hằng năm -ngày Quốc Khánh Canada- bà con trong các Cộng Đồng lân cận kéo về Sundre làm lễ chào quốc kỳ, cũng là lúc anh Trần Nam thay lá cờ mới. Trên thế giới, có lẽ anh Trần Nam là người Việt Nam tị nạn duy nhất sở hữu chủ một cột cờ với lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ trên đỉnh trong một hàng 11 cột cờ quốc tế, và rất có thể Sundre là thành phố đầu tiên tại hải ngoại từ sau 30/4/1975, quốc kỳ Việt Nam chúng tôi chánh thức phất phới ngang hàng với các quốc gia khác.

Quốc kỳ tại Boston2. Quốc kỳ chúng tôi tại Boston.

Ngày 30/07/2003, tức 5 ngày sau ngày Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chánh thức yêu cầu các tiểu bang, quận hạt, thành phố toàn liên bang, không xét đến quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi, thì thành phố Boston tiểu bang Massachussetts, không xa Bộ Ngoại Giao bao nhiêu, đã chánh thức công nhận quốc kỳ của chúng tôi với 13/13 phiếu. Sau khi Boston công nhận quốc kỳ chúng tôi, thì ngày 08/08/2003, một phái đoàn chánh thức của tòa đại sứ Việt Cộng gồm 4 người do Vũ Đ. Dũng dẫn đầu, từ Washington DC đến Boston xin gặp Hội Đồng thành phố. Bà Maura Hennigan, Nghị Viên, thay mặt Hội Đồng thành phố tiếp phái đoàn. Bà Hennigan mời hai vị trong Cộng Đồng Việt Nam tại Boston tham dự, là Tiến Sĩ Hà Văn Hải nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Massachussetts, và cô Mary Trương trong tổ chức Nghị Hội, đồng thời là người đại diện của Hội Phụ Nữ Việt Nam tại Boston.

Phái đoàn Việt Cộng: "Phản đối Hội Đồng thành phố Boston đã công nhận quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, vì đó là cờ của ngụy quyền Sài Gòn cũ. Chánh phủ chúng tôi quyết lìệt đòi thành phố Boston phải hủy bỏ ngay Nghị Quyết đó, và chấm dứt việc treo quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ trên nóc tòa thị chánh Boston. Nếu thành phố muốn treo cờ Việt Nam thì chỉ treo lá cờ đỏ sao vàng, vì cờ này đã được liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ nhìn nhận trong công ước đã ký kết".

Ông Hải và cô Mary chứng minh hùng hồn rằng: "Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là truyền thống lâu đời và là biểu tượng cho dân chủ tự do của đất nước và dân tộc Việt Nam. Đã có hơn 200.000 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và hơn 50 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh, đã ngã xuống cho lá quốc kỳ này. Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt tại Boston, là những cử tri đóng góp cho thành phố, cho tiểu bang, liên bang một cách tích cực và rất trân trọng lá quốc kỳ truyền thống của dân tộc, biểu tượng cao quý nhất của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại nói chung, của Cộng Đồng Tị Nạn tại Boston nói riêng”.

Bà Nghị Viên Maura Hennigan nói rằng: “Chúng tôi rất tiếc là Nghị Quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ được tất cả 13 vị Nghị Viên thành phố đã ký, Nghị Quyết đã thành Luật và không có gì thay đổi cả. Cờ vàng ba sọc đỏ đã được treo trên nóc tòa thị chánh Boston từ lâu rồi chớ không phải bây giờ mới treo, và Luật này chánh thức công nhận và khuyến khích sự tiếp tục đó. Cử tri trong Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt tại đây, đã đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển của thành phố Boston, và chúng tôi công nhận nguyện vọng của họ đối với quốc kỳ truyền thống của họ. Chúng tôi treo quốc kỳ đó ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ, cờ tiểu bang Massachussetts, và cờ của thành phố Boston chúng tôi. Mặt khác, chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề dân chủ tự do tại Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo, và thả hết tù nhân lương tâm tại Việt Nam”. Chờ mãi mà phái đoàn Việt Cộng vẫn im lặng, Bà Hennigan với lời lẽ lịch sự của chủ nhà: “Những đòi hỏi của phái đoàn, theo tôi, các ông nên mang về Washington DC là tốt hơn, và nên hiểu rằng, chính trị là vấn đề của địa phương “Politics is local”.
Nói xong, bà Hennigan đứng dậy, với cử chỉ thật ngoại giao, bà mở cửa văn phòng, và tiễn phái đoàn Việt Cộng lủi thủi ra về lúc giữa trưa ngày thứ sáu 08/08/2003".

Everest 13. Quốc Kỳ chúng tôi trên đỉnh Everest.
Ngày 17/5/2004, quốc kỳ Việt Nam đã được cắm trên đỉnh  Everest thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đây là đỉnh núi cao nhất thế giới (8.848 thước).
Chuyện bắt đầu từ Kiến Trúc Sư Huỳnh Lương Vinh quen biết với ông Craig Van Hoy, 46 tuổi. Nhận ra tình cảm của ông Craig đối với các dân tộc bị cộng sản cai trị, ông Vinh tâm sự với ông Craig về những thành công ngoạn mục của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn tại Hoa Kỳ, về cuộc vận động các địa phương chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam. Kỹ sư Vinh mong muốn ông Craig, với tư cách Trưởng Đoàn chinh phục đỉnh núi Everest, cắm lá quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh núi. Ông Craig vui vẻ chấp nhận và ông nói thêm rằng: "Tôi cắm quốc kỳ này trên đỉnh Everest, không chỉ dành riêng cho ông Huỳnh Lương Vinh và Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn trên thế giới, mà ông còn dành danh dự này cho hơn 80 triệu dân trên đất nước Việt Nam nữa".

Trong đoàn leo núi này, ngoài ông Craig Van Hoy, còn có 1 người Đài Loan và 4 người Hoa Kỳ. Ông Craig Van Hoy đã thực hiện lời ông đã hứa với Kiến trúc sư Huỳnh Lương Vinh, và ông mang về cho ông Vinh tấm hình ông chụp lá quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh Everest để chứng minh lời hứa đó.
                                                        Cột cờ Cabramatta Sydney
4. Quốc kỳ chúng tôi tại Cabramatta, Australia.
Trong 30 năm qua, đây là lần đầu tiên tại tiểu bang NSW, Hội Đồng thánh phố Cabramatta chấp thuận cho Cộng Đồng Việt Nam Tự Do tại NSW xây dựng kỳ đài trong Công Viên Cabra-Vale, và lá quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng tôi được phất phới vĩnh viễn trong khoảng không gian nơi đây.

Ngày 28/11/2004, rất đông bà con đồng hương cùng với nhiều giới chức của thành phố và NSW tham dự. Bốn cột cờ cao 6 thước, trên đỉnh là hai quốc kỳ Việt Nam chúng tôi và hai quốc kỳ Australia lộng gió trên bầu trời. Phần chí phí, Hội Đồng thành phố Cabramatta và Hội Đồng thành phố Fairfield bên cạnh, chung góp một nửa.

[Untitled.jpg]5. Quốc kỳ chúng tôi tại Iraq.
Trong hình là Đại úy Michael Đỗ, mà năm 1980 vừa 4 tuổi theo cha mẹ vượt biển đến định cư tại Hoa Kỳ. Anh là con trai duy nhất của cựu Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều năm trong trại tù "học tập cải tạo". Michael Đỗ, tốt nghiệp trường West Point. Anh có bằng Tiến sĩ ngành Quản Trị Hành Chánh. 

Năm 2005, Đại úy Michael Đỗ chiến đấu tại Iraq, đồn trú tại một thành phố đầy biến động là Fallujah. Với tư cách là một kỹ sư trong quân đội, anh được biệt phái làm việc trong Bộ Tham Mưu của Thiếu Tướng Stephen. Anh được phép treo quốc kỳ truyền thống Việt Nam - quê hương cội nguồn của Đại Úy Đỗ - cùng với quốc kỳ Hoa Kỳ và quốc Kỳ Iraq ngay trước doanh trại đơn vị. Anh có dịp đón tiếp một người cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam là cựu Trung Tá Oliver North, rồi hai người trao đổi kinh nghiệm chiến trường Iraq và Việt Nam.

6. Quốc Kỳ chúng tôi tại tiểu bang Nam Úc, Australia.
Chiều ngày 12/8/2005, một buổi tiếp tân trọng thể do ông Michael Atkinson, Bộ Trưởng Nội Vụ, Bộ Trưởng Đa Văn Hoá và Sắc Tộc tiểu bang Nam Úc, tổ chức tại phòng khánh tiết trong tòa nhà Quốc Hội tiểu bang, để “Vinh Danh Cộng Đồng Việt Nam 30 Năm Tị Nạn tại tiểu bang Nam Úc”.

Buổi lễ do ông Mike Rann, Thủ Hiến tiểu bang Nam Úc chủ tọa. Hằng trăm quan khách Việt Nam và Úc Đại Lợi, trong số đó có nhiều viên chức của cơ quan lập pháp lẫn hành pháp tiểu bang tham dự Hai đại kỳ Australia và Việt Nam đặt vào vị trí trang trọng trong phòng họp.
Quan khách Việt Nam có mặt rất xúc động khi đứng trước quốc kỳ mà mình đã từng chiến đấu bảo vệ. Giờ đây, trong hoàn cảnh chế độ tự do đã sụp đổ 30 năm trước, nhưng quốc kỳ vẫn tồn tại một cách vinh dự nơi đây. Thủ Hiến Mike Rann đã đọc bài diễn văn thật ý nghĩa, xin trích vài đoạn:
Chúng ta không bao giờ được quên những người đã bỏ mình trong cuộc vượt thoát chế độ cộng sản Việt Nam trong thập niên 70. Chúng ta phải vinh danh Họ, và chúng tôi phải vinh danh quí vị, là những người đã sống sót để thuật lại câu chuyện như một chiến thắng vinh quang của mình, một câu chuyện về vô số người Việt Nam đã trốn chạy chế độ cộng sản ác ôn áp bức từ năm 1975.
Cuộc trốn chạy can trường của người Việt Nam, đã làm cho cả thế giới nói chung, và Hình Nam Úcnước Úc nói riêng, phải kinh ngạc! … Quí vị phải đương đầu với bão tố và hải tặc, với niềm hy vọng trông thấy một dãi đất nhân hậu bên kia chân trời để bắt đầu cho cuộc sống mới. … 
Sự đóng góp của quí vị đã tạo ra của cải cho tiểu bang Nam Úc, không chỉ về phương diện kinh tế, mà còn cả về phương diện xã hội và văn hoá nữa.... Tên của những người Úc gốc Việt trẻ tuổi học hành tận tụy, đã chiếm nhiều hàng tít lớn trên báo chí vào tháng Giêng hằng năm, khi mà kết quả các kỳ thi được công bố với số điểm tối ưu hoặc rất cao. Các em đó cũng học hành xuất sắc như thế ở bậc đại học. Thật ra, tuổi trẻ Việt Nam đã được đứng vững trên đôi vai phi thường của các bậc phụ huynh vĩ đại …
Cộng Đồng người Việt cũng đã tiến hành những cuộc tranh đấu đòi hỏi những quyền căn bản cho mọi người dân đang sống tại Việt Nam. Đó là những quyền mà mỗi con người đương nhiên được hưởng, như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do đi lại, quyền không bị ngược đãi bằng bất cứ hình thức nào, ..v..v..
Chánh phủ do tôi lãnh đạo, và cá nhân tôi, đứng về phía quí vị trong cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ, nhằm mang lại tự do và những quyền căn bản cho mỗi con người Việt Nam trên quê hương của quí vị. Vì vậy, trong khi chúng ta tán dương những thành tựu của Cộng Đồng người Việt hôm nay, chúng ta cũng công nhận sự nghiệp đấu tranh cho người dân tại Việt Nam.”

7.Quốc kỳ chúng tôi trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Đức.
Ngày 21/8/2005, một thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 20, được tổ chức trên sân cỏ Marienfield thành phố Koln, Cộng Hòa Liên Bang Đức do Đức Giáo Hoàng chủ lễ. Trong buổi lễ này, ước lượng có khoảng 800.000 người tham dự, và cũng ước lượng có đến hằng tỷ người trên thế giới theo dõi qua các phương tiện truyền thông.
Điều nhấn mạnh ở đây là khán giả theo dõi buổi lễ trên màn ảnh TV trông thấy rất rõ quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, cùng với mấy lá cờ nữa được giương cao và tung bay phất phới ngay sau chiếc ghế mà Đức Giáo Hoàng đang ngồi chủ tọa.
Vậy là không phải chỉ có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trên thế giới đều biết được quốc kỳ Việt Nam chúng tôi, đã xuất hiện chánh thức với những văn bản hoặc trong một số lễ hội của chánh quyền bản xứ nơi có tổ chức Cộng Đồng Việt Nam, ít nhất là từ đầu năm 2003 và vẫn tiếp tục, còn có hằng tỷ người trên thế giới trông thấy nữa. Sự nhức nhối của lãnh đạo Việt Cộng, nhất là nhân viên các cơ quan ngoại giao của họ tại ngoại quốc, nhưng họ không có bất cứ phương cách nào ngăn chận được.

8. Quốc kỳ chúng tôi trong cuộc tranh đấu tại trường UTA.
Biểu tượng của sinh viên Việt Nam trong trường đại học Texas tại Arlington (Dallas Forworth) là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, được treo trong Nedderman Hall từ 20 năm qua.
Năm 2006, với sự vận động của một số du học sinh từ Việt Nam mà người đứng đầu (về mặt nổi) là du sinh Dung Nguyễn. Quốc kỳ Việt Nam chúng tôi bị kéo xuống và lá cờ máu của cộng sản kéo lên ngày 11/4/2006. Cuộc đấu tranh quyết liệt về phía sinh viên Việt Nam mà Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên là cháu Bùi Nhi, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Cộng Đồng tị nạn bắt đầu ngày 12/4/2006, và liên tục sau đó vì sự cứng rắn kỳ lạ của Tiến sĩ James Spaniolo, Viện Trưởng.

Cao điểm của trận chiến hạ cờ Việt Cộng là cuộc biểu dương lực lượng của khoảng 5.000 người vào ngày 30/4/2006.
Về phía Việt Nam, ngoài số sinh viên Việt Nam hải ngoại tại trường UTA, còn có đông đảo đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam Dallas Forworth, Washington DC, California, Denver (Colorado), Houston, San Antonio, Austin tham dự. Và đặc biệt là sự góp mặt của Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh và Việt Dũng. Về phía Hoa Kỳ có các Nghị Viên Lana Woff, Katherine Wilmon, và Robert Rivera của thành phố Arlington, Nghị Viên Clyde Pitch thành phố Forworth. Ngoài ra còn có ông Bill Laurie, cựu chiến binh từ Phoenix tiểu bang Arizona đến. Về truyền thông có các đài truyền hình số 4, số 5, số 8 Hoa Kỳ, và đài 2072 SBTN Việt Nam, các báo Dallas Morning News, The Star Telegram, và UTA Shorthorn. Phóng viên của Sở Cảnh Sát cũng đến thu hình làm tài liệu. 
Khi trận chiến lên cao, cũng là lúc nhà trường bị áp lực từ Thống Đốc Texas Rick Perry, Thượng Nghị Sĩ Cornyn, Jay Guerrero, bà Kate McArthur, và ông Scott Smith. Đặc biệt là Dân Biểu Toby Goodman và các đồng viện của ông đã áp lực với Tiến sĩ Spaniolo rằng: “Nếu không hạ lá cờ Việt Cộng xuống, sẽ có Nghị Quyết của Tiểu Bang ngưng ngay ngân khoản trợ cấp cho UTA xây dựng thêm cơ sở cho khu vực đào tạo Kỹ Sư. Mặt khác, một số vị thương gia Mỹ gốc Việt gởi thư cho một số Nghị Sĩ  tiểu bang, yêu cầu tiền thuế đóng cho tiểu bang không được sử dụng trợ cấp cho trường UTA nếu trường này tiếp tục treo cờ Việt Cộng gây phương hại tinh thần con em họ đang theo học tại đây.

Sau cùng, Tiến sĩ James Spaniolo, Viện Trưởng UTA, ngày 10/5/2006 quyết định hạ tất cả 123 quốc kỳ của các quốc gia xuống, và từ nay chỉ treo quốc kỳ Hoa Kỳ, cờ tiểu bang Texas, và cờ của trường UTA, trong khi chờ đợi Hội Đồng tìm một quyết định hợp lý. Vậy là trận chiến hạ cờ Việt Cộng kết thúc với thắng lợi về phía sinh viên Việt Nam hải ngoại và Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Dallas - Fort Worth.

9. Quốc kỳ chúng tôi trong diễn hành Chiến Sĩ Trận Vong. 
Tại Washington DC, một cuộc diễn hành qui mô tổ chức ngày 28/5/2007 nhân Ngày Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Kỳ (National Memorial Day). Tham dự có 164 đoàn cựu chiến binh thuộc các quân binh chủng Hoa Kỳ. Đặc biệt có đoàn mô-tô của Rolling Thunder hằng mấy chục chiếc mà đa số là cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong số rất ít cựu chiến binh thời đệ nhị thế chiến tham dự, có một chiến binh 106 tuổi được Ban Tổ Chức vinh danh.  Lúc 11 giờ trưa, Tổng Thống Bush đặt vòng hoa tại đài chiến sĩ vô danh trong nghĩa trang quốc gia Arlington Đoàn bắt đầu diễn hành lúc 2 giờ trưa, và chấm dứt sau 1 tiếng đồng hồ.

Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng đông bắc Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành Việt Nam hơn 100 người, giương cao biểu ngữ lớn với dòng chữ “Republic of Vietnam Associations Coalition” do các bà các chị trong chiếc áo dài trắng với khăn quàng màu tím và nón lá bài thơ, những chiếc áo tứ thân với chiếc nón quai thao, cùng căng biểu ngữ chiếm trọn bề ngang đoàn diễn hành.
Khi đi ngang khán đài danh dự, quan khách cùng đứng lên chào quốc kỳ truyền thống Việt Nam. Tiếp theo là toán thủ quốc kỳ quân kỳ cùng với các toán cựu quân nhân trong quân phục đại diện các quân trường, quân chủng, binh chủng, sau cùng là xe hoa với toán cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến trong tư thế lúc dựng lại quốc kỳ Việt Nam ngay sau khi tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972.
Chen lẫn trong đoàn là những chiếc áo dài dịu dàng mềm mại với những màu sắc khác nhau của các toán thuộc gia đình cựu nữ sinh Gia Long, gia đình cựu nữ Quân Nhân, gia đình cựu sinh viên sĩ quan Thủ Đức, trường Võ Bị Đà Lạt, Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Thiết Giáp, Truyền Tin, Thiếu Sinh Quân, Quốc Gia Nghĩa Tử, Chiến Tranh Chính Trị,…và nhóm Hậu Duệ trong chiếc áo dài xanh nổi bật trong đoàn diễn hành.
                                    
Quốc kỳ trong diễn hành thế giới10. Quốc kỳ chúng tôi  trong diễn hành văn hoá quốc tế. 
Nhận lời kêu gọi của Ủy Ban Tổ Chức Ngày Văn Hoá Quốc Tế tổ chức hằng năm tại New York, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ bắt đầu tham gia Diễn Hành Ngày Văn Hoá Quốc Tế từ năm 2000, sau khi đánh bại sự khiếu nại của Việt Cộng sản giành quyền đại diện Việt Nam tại Cơ Quan Di Dân Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc.
Đây là lần diễn hành năm thứ 22 trong khi Cộng Đồng Việt Nam tham dự lần thứ 8 vào ngày 18/6/2007.

Phái đoàn Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tham dự hơn 2.000 người từ 44 Cộng Đồng địa phương qui tụ đến đây, cũng là dịp biểu dương sức mạnh của Cộng Đồng tị nạn ngay trước mặt phái đoàn Việt Cộng do ông Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đang có mặt tại đây.

Đội hình đoàn diễn hành với quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ và quốc kỳ Hoa Kỳ cùng với banner “International Immigrants Presents Vietnam” dẫn đầu. Tiếp đó là banner “Vietnamese American Community”, lần lượt theo sau là đại diện 44 Cộng Đồng, đoàn nữ giới với trang phục Hoàng Triều, đến đại kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, đoàn Không Quân, xe hoa của hoa hậu Bích Trâm, đoàn nam giới mặc quốc phục cổ truyền, đến màu sắc rất đẹp của đoàn nữ giới với trang phục ba miền Nam Trung Bắc, xe hoa với ảnh Phù Đổng Thiên Vương + bản đồ Việt Nam + lá quốc kỳ truyền thống Việt Nam do xướng ngôn viên Tố Uyên giới thiệu.

Đến đoàn nữ giới với chiếc áo dài tha thướt và những chiếc nón lá duyên dáng, rồi đoàn thanh thiếu niên nam nữ với chiếc áo tứ thân và khăn đóng áo dài, đến xe hoa của hoa hậu Bích Liên, đoàn nữ giới với những chiếc áo dài thời trang, và sau cùng của đoàn diễn hành là đông đảo bà con đồng hương. Từ đầu đến cuối đoàn diễn hành của Cộng Đồng là một rừng cờ vàng ba sọc đỏ phất phới suốt 8 block phố trên đại lộ số 6. Đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn đã tạo được tình cảm của Ban Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và tất cả mọi người có mặt. Đặc biệt là những đơn vị Cảnh Sát bảo vệ trật tự, khi đi ngang đoàn Việt Nam đều “hoan hô Việt Nam - Việt Nam”.

11. Quốc Kỳ chúng tôi trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Australia.
“Ngày Giới Trẻ Quốc Tế lần thứ 23” tổ chức tại Sydney, Australia, từ ngày 15 - 20/7/2008. Trong tổng số giới trẻ tín đồ Thiên Chúa tham dự đại hội có 100.000 thuộc giới trẻ bản xứ, 125.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến, trong số đó có 15.000 giới trẻ -gồm cả giới trẻ Mỹ gốc Việt- từ Hoa Kỳ đến, và khoảng 600 giới trẻ đến từ Việt Nam.

Ngày 17/7/2008, trong lúc trên du thuyền gần cầu Hải Cảng và nhà hát Con Sò, thanh niên Phạm Vũ Anh Dũng đã kể chuyện với Đức Giáo Hoàng về cuộc sống của gia đình anh trong Cộng Đồng tị nạn cộng sản, nhân đó anh dâng dãi quốc kỳ lên Đức Giáo Hoàng. Ngài liền ban phép lành và tự choàng lên cổ. Tấm hình lịch sử này được chiếu trên đài truyền hình Australia. Ngày 20/7/2008, trong Thánh Lể bế mạc Đại Hội, Cộng Đồng tị nạn đã thành công cao hơn dự tưởng, vì không một lá cờ đỏ nào của Việt Cộng xuất hiện trong khi rừng cờ vàng rực rỡ giữa rừng người dự lễ mà cơ quan truyền thông Australia ước lượng khoảng 500.000 người.

Co vang va DGHTuổi trẻ Việt Nam đến Sydney từ khắp nơi vào khoảng 3.000 người và Ban Tổ Chức sắp xếp ở chung nhau. Do dễ dàng tâm sự bên nhau nên được biết, trước khi rời Việt Nam mỗi người phải mang theo cờ Việt Cộng và được lệnh phải giương cao 400 lá cờ đỏ trong ngày thánh lễ bế mạc, nhưng các bạn này quyết định không thực hiện. Một phần vì Ban Tổ Chức bảo cất nó trong cặp, phần khác vì biết tin ngày bế mạc có đến 5.000 người Việt Nam cùng giương cao cờ vàng ba sọc đỏ.

Quả thật, ngày bế mạc cả rừng cờ vàng giữa rừng người đến nửa triệu, lúc ấy nhận thấy quyết định không giương cờ đỏ lá đúng, dù biết rằng sẽ gặp khó khăn khi về nước. Rất nhiều bạn trẻ chụp hình kỷ niệm, dù chụp từ góc cạnh nào cũng có cờ vàng ba sọc đỏ trong hình nhưng các bạn cho biết không sợ, cứ tới đâu hay tới đó.
Các bạn cũng cho biết, có vài bạn bị phóng viên báo Thanh Niên kéo ra một góc kẹt, căng cờ đỏ lên để họ chụp hình về Việt Nam làm báo cáo. Tờ Sydney Morning Herald phát hành ngày 21/7/2008, trong bài viết ngắn “A Flag For Freedom” (Lá Cờ Cho Tự Do) được ông Trần Hưng Việt tại Brisbane, Queensland, Australia, dịch từ Anh ngữ như sau: “Cuộc chiến có thể đã chấm dứt, nhưng đối với nhiều người trong Cộng Đồng người Việt ở Sydney thì không. Quốc kỳ của Nam Việt Nam là biểu tượng được trông thấy rõ ràng nhất giữa rừng quốc kỳ và các biểu ngữ về tôn giáo trong buổi Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng, mặc dù đó là một biểu tượng không có quốc gia và bị cấm ở nơi chốn nguyên thủy của nó. Đây là quốc kỳ của nước Việt Nam Tự Do. Một người hành hương trong nhóm người Việt đang đứng dưới lá đại kỳ màu vàng ba sọc đỏ: Hôm nay, chúng tôi mang lá cờ này để nhắc nhớ mọi người rằng, có những nhà cầm quyền vẫn đàn áp quyền tự do tôn giáo”.   

12. Quốc kỳ chúng ta tại Yukon.
Whitehorse là thủ phủ của Yukon, Tây Bắc Canada giáp ranh Alaska, với dân số khoảng 23.000 người, trong số đó Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng acaa1032-028d-5698-6438-7834cdbea30b@yahoosản khoảng 100 người -kể cả vài chục người tị nạn cộng sản từ miền bắc- Ngoài ra còn có vài tên Việt Cộng kết hôn với người địa phương Yukon.
Anh Nguyễn Gia Hưng, một cựu sĩ quan QLVNCH mà anh em đặt cho cái tên dễ thương là "ông xã trưởng Việt Nam ở Whitehorse". Trong những ngày vừa qua, Cộng Đng nhỏ bé Việt Nam ở đây bỗng như lên cơn sốt khi biết  tin cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng sẽ xuất hiện trong "Ngày Hội Whitehorse Heritage Festivaland Grand March" lần đầu tiên được tổ chức tại đây mà trong Ban Tổ Chức có Việt Cộng đang là rể của Yukon. Anh Nguyễn Gia Hưng cùng bà con đã phát đi lời báo động, và kêu gọi khắp nơi Canada và Hoa Kỳ đến Yukon giúp cho cuộc chiến chống cờ cộng sản. Chúng ta quyết tâm thắng chúng nó. Thế là Hội Thủ Đức và bà con trong Cộng Đồng từ Toronto, Ontario, Calgary, Edmonton, Greater Vancouver, Liên Hội Cựu Quân Nhân Canada, Tổng Hội Thủ Đức Hải Ngoại,... kéo nhau đến Yukon xa xôi lạnh lẽo. Đài phát thanh CBC tại Yukon phỏng vấn Cộng Đồng Việt Nam, như muốn tìm hiểu hành động QK trong lễ hội tại Yukon Canadacủa Cộng Đồng Việt Nam. Anh Nguyễn Gia Hưng và anh Hải Triều trả lời rằng: "Chúng tôi tham dự diễn hành để chống lá cờ của Việt Cộng trong ngày hội". Phái đoàn của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn có ghi tên với Ban Tổ Chức và cơ quan Cảnh Sát.      

Ngày 2/8/2008, đoàn diễn hành của Cộng Đồng Việt Nam ở Whitehorse với thật nhiều cờ vàng, với áo dài truyền thống phụ nữ, đàn ông, trẻ em, cả các banners "Thank you Canada"... đã có mặt sớm tại địa điển diễn hành trước hơn bất cứ phái đoàn nào. Chúng tôi quan sát, theo dõi và không thấy dấu hiệu của nhóm có thể mang cờ đỏ, và mọi kế hoạch phản ứng với tình thế có cờ đỏ, đang trong tình trạng sẳn sàng dập tắt nó. Ngay trước lúc diễn hành, khi gần tới giờ phân phối cờ cho các phái đoàn các sắc dân diễn hành, tất cả các sắc dân khác đều có cờ và bản in tên quốc gia mình, nhưng Việt Cộng thì không có. Rất có thể do sự có mặt đông đảo của cộng đồng Việt Nam với cờ vàng, mà Ban Tổ Chức đã mang lá cờ đỏ sao vàng và tấm bản Việt Nam có in cờ đỏ sao vàng vào trong, sợ phản ứng quyết liệt của phái đoàn cờ vàng. Đồng thời Ban Tổ Chức đồng ý cờ vàng ba sọc đỏ của phái đoàn Cộng Đồng Việt Nam làm cờ dẫn đầu quốc gia, dùng bản Việt Nam cờ vàng ba sọc đỏ dán đè lên cờ đỏ sao vàng. Vậy là, cờ vàng đã thắng cờ đỏ tại Yukon.

13. Quốc kỳ chúng tôi trong trường đại học Abilene.
Năm học 2008-2009, Cháu Hoàng Anh, con một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sinh viên năm thứ nhất trường đại học ACU tại thành phố Abilene (gần Dallas). Đây là đại học Tin Lành do các nhà hảo tâm từ Anh và Đức bảo trợ. Tháng 03/2009, trường tổ chức một ngày hội trình bày về sự chuẩn bị của trường cho năm học 2009-2010, vì vậy mà học sinh muốn vào học cùng đến đây tham dự rất đông.
Trường treo quốc kỳ của các học sinh từ các nơi đến tham dự, trong số cờ treo ở đây có lá cờ đỏ của Việt Cộng. Cháu Hoàng Anh đến trình bày với Ban Giám Đốc nhưng không thành, vì nhà trường cho rằng Việt Nam Cộng Hòa không còn nên quốc kỳ cũng không còn. Cháu về thưa chuyện cho ba cháu nghe. Cháu nhận trách nhiệm thuyết phục Ban GIám Đốc trong mục đích thay lá cờ đỏ bằng lá cờ vàng chúng tôi, sau khi trình bày với ba cháu và quí vị trong các Cộng Đồng Dallas, Fort Worth, Houston. Cháu được các bác các chú cung ứng những kinh nghiệm trong việc hạ cờ Việt Cộng tại UTA, Houston, Austin, các Nghị Quyết  Texas và các thành phố công nhận lá cờ vàng là biểu tượng tự do của Cộng Đồng Tị Nạn cộng sản. Trong suốt tháng 04/2009, cháu Hoàng Anh nhiều lần gặp Ban Giám Đốc, giải thích những thắc mắc của các vị này về lịch sử lá cờ và những đấu tranh của các Cộng Đồng thay lá cờ đỏ bằng lá cờ vàng tại nhiều trường học.

Cháu Hoàng Anh cẩn thận chuẩn bị tìm sự hỗ trợ từ các sinh viên, bằng cách vận dụng khéo léo tế nhị để tránh sự hiểu lầm từ các bạn, cháu thu thập tài liệu trên internet về tình trạng đàn áp tôn giáo, buôn bán phụ nữ. Cháu quan niệm rằng, ba cháu và các bác các chú có sự ủng hộ của bà con trong Cộng Đồng, nhưng cháu thì tìm sự ủng hộ từ các bạn đồng môn trong trường.
Vấn đề nêu lên, chẳng hạn như công dân Hoa Kỳ không được liên hệ đến Đức phát xít, đến cộng sản tàn bạo, thì tại sao cờ Việt Cộng lại treo trong trường này? Sự hy sinh của 58.000 quân nhân Hoa Kỳ trên đất Việt Nam không bằng lá cờ đỏ kia sao?

Sau nhiều lần dàn xếp, ông Viện Trưởng đưa lá cờ vàng lên và hỏi cháu, cháu trả lời ngay: “Tôi muốn lá cờ đỏ hạ xuống vì nó mà tôi phải qua đây, bao nhiêu tội lỗi của họ không thể nào chấp nhận được”. Ông Viện Trưởng hỏi tiếp: “Việt Nam Cộng H không còn nữa thì lá cờ vàng cũng không còn
Cháu trả lời: “Đúng là VNCH không còn nhưng tâm hồn Việt Nam Cộng Hòa vẫn đứng tại đây và những nơi người Việt tị nạn đang cư ngụ tại nước Mỹ”.

Sau đó, Ngày 24/08/2009, lúc 11 giờ khai mạc năm học 2009-2010, sau khi đưa con gái Hoàng Anh đến trường, người cha về nhà trong tình trạng thấp thỏm đợi chờ! Lúc 12 giờ trưa, ông vội vàng cầm ống nói lên kịp lúc có tiếng con gái bên kia đầu giây: “Bố ơi! Nó dẹp rồi bố ơi! .... Chiến thắng ... Chiến thắng ... Con đi ăn mừng với các bạn nha”. 

14. Quốc kỳ chúng tôi tại Hoà Lan.
Từ mùa thu năm 1904, Sư Đoàn Bộ Binh Hoàng Gia Hoà Lan đồn trú tại Breda, cách thủ đô Hoà Lan 100 cây số về phía Nam, bắt đầu đi bộ tập thể. Hằng năm kể từ năm đó, Sư Đoàn này tổ chức các cuộc di hành từ thành phố này qua các thành phố khác, như một hình thức huấn luyện thể lực. Từ năm 1909, tên gọi "bốn ngày đi bộ" với chiều dài 160 cây số, được sử dụng tại quốc gia này. Năm mà số người tham dự đi bộ ít nhất là năm 1910 với 44 người, và năm đông nhất là năm 2010 với 40.000 người tham dự.

Hoac14.jpgHoac13.jpg

Năm 2005 có 7 người Việt Nam tham dự, trong số này có anh Bùi Thanh Thảo đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Người tham gia liên tục là anh Lưu Phát Tấn, và năm 2010 này có thêm anh Nguyễn Xương -cựu sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt- từ Pháp sang tham dự.

Ngày 20/7/2010, anh Tấn và anh Xương  đến Nijimgen lúc 530 sáng, nhập vào đoàn người đông đảo. Mỗi đoàn mang theo quốc kỳ của mình. Hai lá quốc kỳ chúng ta được giương cao giữa hằng chục quốc kỳ của các đoàn bạn. Trên suốt hành trình, người dân tấp nập hai bên đường chào mừng và cung cấp thức ăn nhẹ cùng nước uống. Cuối cùng thì đoàn người đi bộ đến đích lúc 3 giời 30 phút chiều. Vậy là đã qua 40 cây số của ngày thứ nhất.
Mọi người lo nơi ăn chốn ở, và chuẩn bị cho ngày thứ hai, và kế tiếp.

Hoac15.jpg
Thủ tướng Trudeau và phái đoàn Canada tham dự Tết Giáp Ngọ 2017 tại Toronto

15. Quốc kỳ chúng tôi tại Canada. Ngày 18/1/2014.
Hội Người Việt tại Toronto tổ chức Tết Giáp Ngọ tại Better LIving Center, trong khu CNE. Hầu hết các Hội Đoàn tại Toronto đều tham dự. Chương trình văn nghệ từ 11 giờ trưa. Lúc 3 giờ chiều, Ban Tổ Chức đón tiếp phái đoàn quan khách và các cơ quan chánh quyền đến, ngay sau đó là lễ chào quốc kỳ Canada và Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Ông Chris Alexander, Bộ Trưởng Công Dân & Di Trú. Ông Justin Trudeau, Thủ Lãnh Đảng Tự Do (cuối năm 2015 đắc cử Thủ Tướng Canada). Bà Kathleen Wynne. Thủ Hiến Tỉnh Bang Ontario. Bà Peggy Nash. Dân Biểu Đảng Tân Dân Chủ. Và ông Anthony Perrzza, Nghị Viên Toronto. Các vị trong phái đoàn đều có dãi băng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ  quàng trên cổ.

16. Quốc kỳ chúng tôi tại Nhật Bản.
Ngày 10/7/2014, giađình ông H.O. 21 Lê Văn Minh gồm 3 người, từ Australia đến Nhật Bản để lên cắm cờ vàng trên đỉnh núi Phú Sĩ (Fuji). Khởi hành từ Level 5 trạm Subaru Line, theo đường mòn Yoshida lên núi. Khi đến Level 6 thìmưa đổ xuống, vợ ông Minh quay lại, ông Minh và con trai tiếp tục. Đến Level 7 thì mưa rất lớn và gió mạnh, trong khi Level 8 được lệnh đóng cửa vì nguy hiểm, nên ông Minh và con trai quay xuống Level 5 gặp vợ ông đang chờ.

Ngày 11/7/2014, chỉ một mình ông Minh nhất định phải lên núi cho bằng được. Hành trình tuy rất mệt, nhưng rồi ông cũng đến được đỉnh núi lúc 5.30 PM, và ông thực hiện ngay việc cắm cờ vàng trên đỉnh, với sự khuyến khích và tiếp tay của nhóm khoảng 10 người Châu Âu. Sau khi nhờ người bạn Châu Âu chụp giùm mấy tấm hình, là ông vội vàng rời đỉnh núi lúc 6 PM để xuống núi.Gần đến chân núi thì hàng đèn nhỏ di động như thể "con sâu đang bò lên". Khi đến gần thì hoá ra là đoàn người cầm đèn trên tay cùng nhau leo núi ban đêm.Ông vế đến khách sạn lúc 10.30 PM. Sau những ngày du lịch rất có ý nghĩa tại Nhật Bản, gia đình ông Minh trở về Australia với niềm vui riêng của minh trong chuyến du lịch Á Châu.

17. Quốc kỳ chúng tôi tại Ấn Độ.
Buổi lễ Ngày Quốc Hận 30/4/1975, đã diễn ra vô cùng long trọng và trang nghiêm tại McLeod Ganj, thuộc thành phố Dharamshala, Ấn Độ vào đúng ngày 30 Tháng Tư năm 2015.
Bắt đầu với lễ Thắp Nến tuần hành từ Công Viên chính của thị trấn McLeod Ganj ,đến điểm Meeting tại khuôn viên của trường học TCV Day School. Đông đảo người Tây Tạng và quan khách của nhiều quốc gia tham dự. 

unnamed+(3).jpg

Ngay trên khán đài, một biểu ngữ rất lớn màu đen với hàng chữ "Tưởng Niệm Tháng Tư Đen - Ngày Saigon thất thủ" được Liên Minh Việt Nam - Tây Tạng thực hiện. Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng với ba vạch đỏ cùng Quốc Kỳ của Tây Tạng, phất phới bay hai bên cạnh tấm biểu ngữ này.Người điều khiển Chương trình là Ông Lobsang Wangyal, một khuôn mặt Public tại McLeod Ganj.Bằng một giọng nói tràn đầy xúc động, Ông Wangyal đã nhắc nhở về những tang thương của cuộc chiến và mời mọi người đứng lên cùng im lặng "Một phút mặc niệm " để tưởng nhớ đến những nạn nhân bỏ mình trong Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 1975 của Việt Nam.
​Tiếp đó Ông Thupten Tenzin- Chủ Tịch Liên Minh Việt Nam - Tây Tạng  được mời lên để phát biểu ý nghĩa và cảm tưởng của ngày lễ.​ Ông Gyari Thar, một nhân vật rất quan trọng của Quốc Hội Tây Tạng lưu vong trình bày những quan tâm cho đất nước Tây Tạng - Việt Nam.Bài diễn văn được trực tiếp thông dịch sang Anh ngữ bởi ông Lobsang Wangyal.​Ông cám ơn những người quan tâm đến tham dự buổi Lễ tưởng niệm này của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản, những người đã bỏ mình vì Lý Tưởng Tự Do và rất vinh dự về sự hợp tác giữa hai Quốc Gia Việt Nam và Tây Tạng.Ông Gyan Thar cũng mô tả cộng sản đã áp đặt lên hai Dân tộc Việt Nam, Tây Tạng, và rất hoan nghênh sự kết nối đấu tranh giữa hai dân tộc này cho Tự Do, Nhân Quyền, và Dân Chủ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEht40U4DSwTpaqdFrmyE1fcgL7KBGnztV6AzuKS0YBo4vVyamZ78cTfNpr_0ypIiAyWljpZHrRtUNLMocngk5_ZQ5InbMHEazbI3Q1-8GgX0bb4W0TjrPcuURf4NpcI8y7obJYXtp7NZlk/s640/My+Co+Vang.jpg18. Quốc kỳ chúng tôi du hành Việt Nam.
Ngày 24/3/2016, một thanh niên Hoa Kỳ mặc áo thung (T-shirt) màu xanh, trên ngực áo có in  lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, đang vào quán cà phê tại phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), bị an ninh Việt Cộng hoạnh hoẹ làm khó dễ. Thanh niên Việt Nam ngồi cạnh hỏi chuyện, được biết là người Mỹ này vừa từ Hà Nội vào đây. Cũng vì cái áo này (có cờ Việt Nam tự do) mà anh bị Việt Cộng tại phi trường Nội Bài (Hà Hội) làm phiền anh đến 3 tiếng đồng hồ. Họ bắt anh cởi bỏ chiếc áo này, nhưng anh từ chối và nói rằng: "Đây là quyền tự do của anh, chỉ có đại diện của Đại Sứ Hoa Kỳ tại đây (Hà Nội) ra lệnh thì anh thi hành. Ngoài ra, không cơ quan nào có quyền bảo anh phải cởi bỏ áo này". An ninh Việt Cộng thấy anh Mỹ này mạnh mẽ quá, nên cuối cùng họ phải để anh đi. Vào thành phố Sài Gòn, anh đi khắp phố phường, mọi người nhìn anh với nét ngạc nhiên thích thú, và đưa ngón tay cái chĩa thẳng lên kèm theo câu nói ngắn ngủi "Number One", trong khi Công An chìm nổi chạy theo nhưng

không có hành động nào đối với anh chàng hiên ngang này.

19. Quốc kỳ chúng tôi tại Đức Quốc.
Ngày 26/6/2016, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại Frankfurt, Đức Quốc, tham dự Diễn Hành Đa Văn Hóa Quốc Tế lần thứ 10.

Hoac19.jpg

20. Quốc kỳ chúng tôi tại Việt Nam.

Hoac20.jpgHoac21.jpgHoac23.jpg
Hoac24.jpgHoac25.jpgHoac22.jpg

21. Quốc kỳ chúng tôi tại Ba Lan. Ngày 30/4/2017.
Khoảng 100 người Việt Nam tại đây đã thực hiện cuộc biểu tình, hỗ trợ người Việt Nam trong nước tranh đấu giành quyền sống. Lá quốc kỳ truyền thống nền vàng ba sọc đỏ, được sử dụng như một điểm tựa vững chắc cho phong trào tranh đấu đó. Biểu ngữ của đoàn biêu tình kêu gọi “Nhân Quyền Cho Việt Nam”, với những lời hô to ủng hộ xã hội dân sự.  

Phần kết.
Các Anh hãy nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào tên của một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của tên quốc gia đó vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ, tại những nơi có Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản trên thế giới, như quốc kỳ truyền thống Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ. Và lá quốc kỳ truyền thống này, chính là điểm tựa vững chắc của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản, với những quốc tịch khác nhau trên khắp Đông Tây Nam Bắc địa cầu.

Các Anh hãy hình dung lá cờ Việt Cộng chỉ có treo tại tòa đại sứ ở Washington DC, và hai tòa tổng lãnh sự tại San Francisco và Houston, trong khi quốc kỳ truyền thống Việt Nam chúng tôi có đến 18 tiểu bang, cộng với 8 Quận và 112 thành phố tại Hoa Kỳ chánh thức công nhận.

Trong trường học, từ tiểu học, trung học, đến đại học Hoa Kỳ, quốc kỳ truyền thống chúng tôi treo cùng quốc kỳ các quốc gia có công dân của họ du học, ngoại trừ sinh viên du học từ Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Còn nữa, trong những ngày lễ hay ngày hội ngoài trời có sự tham dự của những viên chức Hoa Kỳ tại địa phương, lá cờ truyền thống Việt Nam tung bay trên cột cờ cũng như trên tay người tham dự phất phới màu vàng rực rỡ cả một khu phố, là điều thường thấy trong Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn Việt Cộng.

Từ quốc gia cực Bắc là Canada xuống đến quốc gia cực Nam của trái đất là Australia, rồi từ Hoa Kỳ nửa vòng trái đất phía Tây,  đến Ấn Độ Nhật Bản tận nửa vòng trái đất phía Đông, cũng có quốc kỳ truyền thống chúng tôi xuất hiện Vậy là, quốc kỳ truyền thống Việt Nam không bao giờ lặn dưới ánh mặt trời. Và ngay tại Việt Nam, lá quốc kỳ truyền thống xuất hiện khá nhiều rồi đấy.

Việt Cộng thiết lập bang giao quốc tế với một số quốc gia trên thế giới, trong khi Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản thì hòa nhập hài hòa vào đời sống thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới hơn họ mà. Chính những quốc gia này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ vào công cuộc khôi phục lại một xã hội nhân bản ngay sau khi chế độ cộng sản tại Việt Nam bị triệt tiêu, làm nền tảng cho sự phát triển Việt Nam một cách toàn diện các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà hơn hết là hệ thống giáo dục nhân bản hài hòa với khoa học tân tiến thế giới. Từ đó, đời sống tinh thần, vật chất, và chính trị của người Việt Nam thời hậu cộng sản, chắc chắn rằng sẽ được người ngoại quốc ngưỡng mộ, dù gặp nhau tại hải ngoại hay họ đang du lịch Việt Nam.  
Hãy nhớ, cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản là không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”

Và hãy nhớ, “Tự do không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Houston, tháng 5 năm 2017.
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Virus-free. www.avastcom
__._,_.___


Posted by: "Nhat Lung" <vanlongtran@sympatico.ca

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List