xx

Thursday, 29 October 2015

Chính phủ mất khả năng kiểm soát chi tiêu

Chính phủ mất khả năng kiểm soát chi tiêu

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-10-28
000_Hkg10211130
Mô hình của một dự án phát triển khu dân cư ven biển ở thành phố Hạ Long. Ảnh chụp hôm 20/9/2015.
 AFP photo
Việt Nam có thể lâm vào khủng hoảng ngân sách vì tình trạng bội chi triền miên; chính phủ không đủ tiền chi tiêu chưa nói tới trả nợ nước ngoài và tìm cách vay thêm.
Chính phủ vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỉ đồng hồi gần đây để chi tiêu, kế tiếp dự kiến sử dụng 10.000 tỷ đồng từ tiền thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Tuy vậy dư luận càng lo lắng hơn khi Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vào tuần cuối của tháng 10 đã đại diện Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ, thực tế không đủ tiền trả nợ nên vay nợ mới để trả nợ cũ đáo hạn.
Theo số liệu chính thức của Bộ Tài Chính được các Đại biểu Quốc hội trích dẫn, năm 2015 chính phủ chỉ trả nợ được 150.000 tỷ nhưng lại vay giải quyết bội chi ngân sách tới 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Số liệu này cho thấy tổng các khoản vay lớn hơn gấp đôi tổng nợ đã trả, hoặc nói cách khác vay rất nhiều để trả một phần nợ, phần còn lại để chi tiêu.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ tài khoản thống kê Liên Hiệp Quốc, một chuyên gia am hiểu tình hình kinh tế tài chính Việt Nam từ New York nhận định:
“Tôi có cảm tưởng chính phủ càng ngày càng mất khả năng kiểm soát chi tiêu của mình, hoặc nói ngược lại chính phủ rất muốn chi tiêu. Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi. Do làm việc thiếu hiệu quả nên hầu như công trình nào chi phí cũng vượt dự toán ban đầu, công trình nào cũng vậy cả. Thành ra với tình trạng này tôi thấy rất là khó, khả năng nợ ngày càng tăng nhanh và hiệu quả thì thấp. Khả năng trả nợ chắc chắn là sẽ khó khăn.”

Tại kỳ họp cuối cùng Quốc hội Khóa 13, diễn ra từ ngày 20/10 vừa qua, nhiều số liệu được công bố làm nóng dư luận báo chí. Tình hình ngân sách 2015 u tối như thế được giải thích là nguồn thu có vấn đề, như giá dầu thô xuất khẩu giảm một nửa, cộng thêm lộ trình cắt giảm thuế quan với hàng hóa ASEAN và một số thị trường khác mà Việt Nam hội nhập.
Tôi có cảm tưởng chính phủ càng ngày càng mất khả năng kiểm soát chi tiêu của mình, hoặc nói ngược lại chính phủ rất muốn chi tiêu. 

- Tiến sĩ Vũ Quang Việt
Đối với ngân sách 2016, các báo cáo tại Quốc hội cho thấy còn nguy cấp hơn nữa. Theo đó trả nợ theo kế hoạch năm 2016 là 155.000 tỷ đồng, nhưng trong đó đảo nợ hay vay nợ mới để trả nợ cũ lên tới 95.000 tỷ đồng và bội chi ngân sách tới 254.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh như vậy, chính phủ lên kế hoạch rút 100% vốn nhà nước ở 10 đại công ty như Vinamilk, Bảo Minh, FPT…nếu làm tốt nhà nước có thể thu được 4 tỷ USD cho ngân sách. Nhưng điều làm dư luận lo ngại nhất, chính là đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ.
Đối với tình hình khủng hoảng ngân sách, TS kinh tế Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ, từ TP.HCM nhận định:
“Ngân sách bây giờ eo hẹp quá, yêu cầu thoái vốn từ hai năm rồi, đến giữa 2015 là phải thoái hết vốn, nhưng hiện nay chỉ mới thoái được 20%-25% vốn. Chẳng hạn Điện lực Việt Nam, Dầu khí trước kia đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, tài chính ngân hàng khá nhiều nhưng cho tới nay chỉ thoái được từ 20-25% vốn còn lại vẫn bị chôn vốn. Như vậy tình hình ngân sách khó khăn làm cho nhà nước giật gấu vá vai, thoái vốn rồi xem bến cảng, đường xá chỗ nào bán được là bán hết để thu tiền cho ngân sách nhà nước, bù đắp những chỗ bị khuyết bội chi trầm trọng. Nhưng mà việc này hiện nay không còn toàn bộ nằm trong tay quyền hành của Chính phủ muốn quyết gì thì quyết, mà phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
Giải pháp
Dư luận báo chí có nhiều ngày nổi sóng về vấn đề chính phủ đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để cứu ngân sách. Ngoài ra còn phát biểu của Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ Ngân sách chính phủ Trung ương 2016 chỉ còn một khoản tiền tươi thóc thật là 45.000 tỷ đồng, không thể điều tiết vào việc gì vì còn chưa trả nợ xây dựng cơ bản ở các địa phương.
SaigonTimes Online là tờ báo đưa tin này đầu tiên, sau đó đã giải thích là, chi ngân sách năm 2016 gần 1,3 triệu tỷ đồng nhưng phần lớn là chi thường xuyên và chỉ còn có 45.000 tỷ là Chính phủ có thể sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển, số tiền này quá nhỏ bé khó thể tiến hành bất kỳ chương trình kích cầu nào.
Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.
- PGSTS Ngô Trí Long

Về cơ cấu ngân sách của Chính phủ Việt Nam hiện nay, PGSTS Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội từng nhận xét:
Trong thu ngân sách thì 75% là thu để chi còn lại là để trả nợ, như vậy thực chất không có đầu tư. Muốn đầu tư thì phải đi vay, trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng. Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.”

Ngày 26/10/2015, hầu hết báo chí chính thức đưa tin về cuộc tiếp xúc báo chí của Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Theo đó, ông Tuấn khẳng định, kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế nếu được Quốc hội cho phép, sẽ chỉ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và không làm thay đổi tổng nợ.

Theo lời giải thích của Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thì đây gọi là tái cơ cấu nợ ngắn hạn trong nước bằng vay quốc tế dài hạn. Tổng nợ không thay đổi, chỉ thay đổi chủ nợ và lãi suất. Tuy báo chí không giải thích rõ hơn, nhưng có thể hiểu là nợ ngắn hạn trong nước tới lúc phải trả lãi hoặc đáo hạn mà không có tiền thanh toán, nên phải vay nợ mới ở nước ngoài bằng phát hành trái phiếu quốc tế dài hạn.

Như thế câu hỏi đặt ra ai là người phải trả nợ trái phiếu quốc tế dài hạn? rõ ràng là các chính phủ tương lai và thế hệ con cháu của nhân dân Việt Nam phải đóng thuế để trả món nợ 3 tỷ USD này.
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Thursday, 22 October 2015

Khi viên cai tù sắp vào tù



 
Khi viên cai tù sắp vào tù
Bùi Tín

Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Đây là chuyện nói về số phận của ông Giang Trạch Dân hiện nay. Báo chính thức và bán chính thức của Trung Quốc đều nói về chuyện ông Giang sắp bị bắt và bị truy tố. Tiểu sử chân thực của ông Giang được phổ biến rộng rãi, khác hẳn với lý lịch, hồ sơ cá nhân được Đảng cộng sản Trung Quốc lưu giữ 70 năm nay.

Giang Trạch Dân không phải là con liệt sỹ theo đảng từ tuổi thiếu niên, ngược lại theo bản tiểu sử được đăng trên mạng Đại Kỷ Nguyên, ông Giang và cha đều là Hán gian, từng làm việc cho chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ do phát xít Nhật Bản dựng lên ở Nam Kinh. Ông đã khai gian là con nuôi của người chú ruột là đảng viên cộng sản trung kiên để chui vào đảng, rồi dùng mọi thủ đoạn tinh ranh để luồn sâu, leo cao trong đảng, làm đến Bí thư Thành ủy Thượng Hải và vào Ban Chấp hành Trung ương năm 1985. 

Do tinh ranh ông lọt vào mắt của Đặng Tiểu Bình khi Đặng trở thành người lãnh tụ thế hệ cộng sản thứ hai, sau lãnh tụ thứ nhất là Mao Trạch Đông. Khi Đặng ốm nặng từ năm 1986, Đặng đã đích thân chọn Giang làm người kế tục sự nghiệp, đưa Giang lên làm Tổng bí thư thay Triệu Tử Dương vào năm 1989 (đến 2002) rồi thay luôn Dương Thượng Côn kiêm chức Chủ tịch nước từ năm 1993 (đến 2003), kiêm cả chức Bí thư Quân Ủy TƯ từ năm 1989 đến 2004. Giang trở thành lãnh tụ cộng sản thế hệ thứ ba, vượt lên trên các nhân vật hàng đầu của đảng cộng sản như Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, ủy viên Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn và Trần Vân.

Nhân dân Việt Nam và đảng viên cộng sảnViệt Nam cần ghi nhớ chính Giang Trạch Dân là người có sáng kiến tổ chức cuộc hội đàm bí mật ở Thành Đô tháng 9/1990 giữa Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, với nội dung đại thể là xóa bỏ sự đối kháng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung hồi đầu năm 1979, cam kết bình thường hóa quan hệ 2 nước, khôi phục tình đoàn kết keo sơn giữa 2 nước anh em, giữa 2 đồng chí cộng sản bền lâu. 

Do Thỏa thuận Thành Đô mang chữ ký của Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười vẫn còn được giữ kín, nên chỉ có thể đoán rằng phía Việt Nam đã cam kết coi Trung Quốc là bạn hàng buôn bán ưu đãi lâu dài, là nguồn đầu tư ưu tiên về kinh tế, 2 nước liên minh toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, quân sự, an ninh; Việt Nam cũng cam kết không cho nước nào có căn cứ quân sự, có quân nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, không liên minh với ai khác…

Nếu ta có thể coi Thành Đô là cái bẫy cực kỳ nham hiểm của bành trướng Trung Hoa, đã triệu tập rồi cầm tù các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, sau đó cầm tù luôn cả Bộ Chính trị và mấy khóa Ban Chấp hành Trung Ương đảng cộng sảnViệt Nam cho đến nay, không thể xoay sở, cựa quậy được , thì Giang Trạch Dân chính là viên cai tù hiện còn giữ chìa khóa của nhà tù cực lớn từ năm 1990 cho đến ngày nay, 35 năm liền.

Vậy thì nhân dân Việt Nam, kể cả các đảng viên cộng sản ở cơ sở, rất nên hân hoan vui mừng khi tên cai tù độc ác thâm hiểm họ Giang đã sa lưới, có thể sẽ bị kết án ít nhất là tù chung thân.

Theo các tin tức của Thời Báo Hoa Nam và Đại Kỷ Nguyên (3/10) vụ án xét xử Tập đoàn Giang Trạch Dân sẽ là vụ án lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc trong thời hiện đại. Tên của vụ án có thể là «vụ phản nghịch chính trị lớn chống Đảng cộng sản và chống Nhà nước Trung Quốc, do trùm phản nghịch, trùm dâm ô, trùm tham nhũng Giang Trạch Dân cầm đầu», với những tên đồng lõa là Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang (đã bị tù chung thân),Từ Tài Hậụ (đã chết), Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Nhất Ba (tù chung thân), Lý Đông Sinh, Tô Vinh, La Cán…và hàng trăm tên cán bộ cấp cao khác.
Báo Hồng Kông và Đài Loan cũng như mạng Đại Kỷ Nguyên hiện còn đăng bài về «4 giai nhân của Giang», đó là sủng phi Tống Cổ Anh, một ca sỹ được Giang phong hàm thiếu tướng; Lý Thụy Anh, Tổng biên tập truyền hình TQ; Hoàng Lệ Mãn, Bí thư Đảng ủy khu kinh tế Thẩm Quyến, và Trần Chí Lập, Bộ trưởng Giáo dục, sau khi giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên huấn của đảng bộ Thượng Hải, vốn là v ương quốc của Giang. Cả 4 giai nhân này đang bị thẩm vấn và hỏi tội.
Thế là ác giả ác báo, kẻ làm quá nhiều điều ác phải đền tội. Trời quả là có mắt. Riêng các tín đồ Pháp Luân Công chắc sẽ hả dạ vì Giang là chủ mưu tàn sát Pháp Luân Công, còn cho phép cướp nội tạng nạn nhân để bán và ghép các bộ phận như gan, thận, mắt…

Những oan hồn Thiên An Môn năm 1989 cũng được an ủi vì Giang là kẻ tán thành và thi hành mẫn cán nhất biện pháp dùng xích xe tăng tàn sát sinh viên và học sinh đòi dân chủ.

Rất mong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sảnViệt Nam tỉnh ngộ nhân vụ án cực lớn này để thoát khỏi nhà tù do Giang Trạch Dân giữ chìa khóa, nay ông ta sắp thành tù nhân, để đất nước ta thoát đại nạn là người tù giam lỏng của giặc bành trướng. Hãy có gan đơn phương công khai hóa bản thỏa thuận tuyệt mật ở Thành Đô, xin lỗi toàn dân, toàn quân và toàn đảng, dám tự phê bình nhân danh 2 nhân vật rất mặn mà với Giang và Thành Đô là nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh hiện còn sống, chưa đến nỗi mụ mỵ lãng quên cuộc đầu hàng và phản bội đó.

Từ việc dám thoát khỏi cái xiềng xích Thành Đô, Bộ Chính trị hãy dám tiến mạnh, xoay trục liên minh, liên minh với các nước dân chủ hùng mạnh, đồng thời dám đột phá thực sự, thay đổi hẳn mô hình chính trị và kinh tế tận gốc, có nghĩa là thay thế đồng bộ cả hệ thống cai trị.

Hãy nhân cơ hội Đại Hội XII mà có những quyết định mạnh mẽ, hợp lòng dân (80% dân Việt Nam muốn gắn bó với các nước dân chủ phương Tây- theo Pew), hợp thời đại, nhân việc Việt Nam được gia nhập khối TPP với nhiều lợi thế lớn.
Nếu bỏ qua cơ hội này, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TƯ sẽ có tội lớn với dân tộc, với quân đội, với các cựu chiến binh, với các đảng viên cộng sản ở cơ sở.
_




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Đi du lịch trong các chuyến với giá rẻ, mà không mua hàng, một du khách bị đánh chết

From: pdang39
Subject: Du lịch kiểu Tàu ?
Date: Wed, 21 Oct 2015 07:20:02 -0400


Đi du lịch trong các chuyến với giá rẻ, mà không mua hàng, một du khách bị đánh chết

Đi du lịch trong các chuyến với giá rẻ, mà không mua hàng, một du khách bị đánh chết

Hồng Kông: (MSN): Theo những tin tức vừa loan báo hôm 19 tháng 10, một du khách từ Trung quốc qua Hồng Kông, đi theo các đoàn du lịch, đã bị đánh chết vì không chịu.. mua hàng.
Mục đích để bán thêm hàng, các công ty thương mại đã hùn tiền tài trợ cho các chuyến đưa người du lịch đến các nơi như Hồng Kông hay Trung quốc. Họ chịu lỗ vốn tiền chi phí cho các du khách, bù lại các công ty này hy vọng sẽ bán được hàng hóa. Gía các chuyến đi này rất rẻ, và được gọi là  những chuyến ” du lịch buộc mua hàng” ( forced shopping tour).
Mới đây tại  thành phố Toronto cũng quảng cáo một chuyến du lịch đi từ Toronto đến Trung quốc, ăn ở 1 tuần mà chi phí tổng cộng chỉ có $499.
Theo bản tin của cảnh sát thành phố Hồng Kông, một du  khách đã  tìm cách ngăn cản một cuộc xô xát giữa hai phụ nữ: một ngừoi là du khách trong đoàn và một người là nữ hướng dẫn viên của đoàn du lịch. Bà du khách này không chịu mua hàng, khi người hướng dẫn đưa đoàn du lịch đến một tiệm bán nữ trang.
Một người đàn ông 54 tuổi, cũng là du khách chạy ra ngăn cản, thì bị một toán đàn ông trong tiệm xông ra đánh cả người đàn ông và người phụ nữ không mua hàng.
Khi cảnh sát đến nơi, thì người đàn ông đã chết. Cảnh sát bắt giữ 4 nghi can.


__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Tuesday, 20 October 2015

Tập Cận Bình và cờ 5 sao

Tập Cận Bình và cờ 5 sao

Đặng Xương Hùng

         Cùng tác giả:

         xem tiếp
Cuối năm 2011, ông Tập Cận Bình, lúc đó mới là Phó Chủ tịch nước, nhưng nắm chắc sẽ là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, đã được Việt Nam đón tiếp bằng lá cờ một ngôi sao to và 5 ngôi sao nhỏ. Cờ chính thức của Trung Quốc chỉ có một sao to tượng trưng cho dân tộc Hán và 4 ngôi sao nhỏ đại diện cho các dân tộc Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi và Tây Tạng. Lúc đó, mọi người đã đặt câu hỏi: Việt Nam là ngôi sao thứ năm trên lá cờ đón Tập Cận Bình?
Quan hệ Việt - Trung, kể từ giai đoạn bình thường hóa, vẫn luôn là một mối quan hệ nửa kín, nửa hở. Phần kín là thỏa thuận ngầm, bí mật chỉ có giới lãnh đạo cao nhất nắm giữ. Phần hở là phần phải trưng ra công khai, đôi khi hai bên dùng nhiều câu chữ và hành động tượng trưng để tô vẽ hoặc che lấp phần nào thực chất mối quan hệ này. Cờ 5 sao là một trong những câu chuyện thuộc dạng này.

Thực ra, cũng trong năm 2011, cờ 5 sao đã được VTV1 sử dụng trong buổi đưa tin về chuyến đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc. Hình ảnh chỉ thoảng qua và sự na ná giống nhau giữa 4 sao và 5 sao đã làm người xem ít để ý. Chỉ đến khi nó đã quá rõ như trong đón tiếp Tập Cận Bình, thì cờ 5 sao mới thành câu chuyện. Lúc đó người ta mới giật mình về bí ẩn nào nằm đằng sau nó? Đâu là hậu quả cuối cùng của Hội nghị Thành Đô?
Đến nay, đối với ai quan tâm đến tình hình đất nước thì Hội nghị Thành Đô ít nhiều đã được bật mí. Điều quan tâm lớn nhất của họ có lẽ đang là: đâu sẽ là hậu quả cuối cùng của Hội nghị này? Thác Bản Giốc, Mục Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa, việc người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên đất nước này đã là cái giá cuối cùng chưa? Hay cái giá còn nặng nề hơn nữa?
Chính vì lo ngại trên mà họ không thể bỏ qua vụ việc cờ 5 sao như một sai sót kỹ thuật, mà họ tin chắc rằng đây là một câu chuyện có chủ định của một hoặc cả hai phía. Như định giá cuối cùng mà Việt Nam phải trả cho Hội nghị Thành Đô: Việt Nam sẽ trở thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc?
Câu chuyện cờ 5 sao nóng lại vì Việt Nam sắp đón Tập Cận Bình vào tháng 11/2015 tới đây.
Nếu chỉ có riêng sự việc cờ 5 sao mà lại gắn nó với «kết quả» thực hiện thỏa thuận ngầm Thành Đô, có thể sẽ là một phán đoán hơi vội vàng, hấp tấp và có phần chủ quan. Nhưng những «sai sót kỹ thuật» thuộc dạng này cứ lặp lại, làm cho mỗi người dân Việt Nam không thể không lo ngại nghĩ tới một hậu quả đen tối hơn đang đe dọa vận mệnh của đất nước.
Đầu tiên phải kể đến những bí ẩn nhân vật Phùng Quang Thanh. Hãy khoan chưa nói đến việc ông chết đi, sống lại, rồi gần đây, khi sắp đón Tập Cận Bình, lại bắt đầu lên tiếng, mà đi luôn vào sự kiện ông xuất hiện trở lại trong buổi truyền hình «Khát vọng đoàn tụ». Nếu trong buổi truyền hình này người ta không sử dụng đoạn nhạc mà được coi là quốc ca thứ hai của Trung Quốc thì có lẽ mọi người sẽ không để tâm nhiều đến tên của chương trình. Ngày dành cho thương binh và liệt sĩ lại mang cái tên khát vọng đoàn tụ. Nó vu vơ đến mức khó hiểu. Nhưng chính những thứ vu vơ này làm chúng ta càng đặt dấu hỏi. Lại là những sai sót có chủ định? Ngày đoàn tụ sắp đến gần ư? Người ta đang nuôi khát vọng để đạt được nó?
Ngành giáo dục thì đang dậm dịch đưa tiếng Trung trở lại trong chương trình đào tạo con em chúng ta. Khi mọi thứ cứ tối dần đi, thì bất cứ một đột biến nào cũng trở thành con ma ám ảnh.
Nếu quan hệ Việt-Trung không có những mờ ám, thì những thỏa thuận hai bên ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2015 của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bình thường như những chuyến đi của các chính khách thế giới khác. Nhưng trong bối cảnh quan hệ hiện nay, mọi người đều muốn soi kỹ hơn, muốn tìm hiểu đằng sau nó còn có điều gì uẩn khúc nữa không? Việt Nam có bị thêm thiệt thòi, lép vế nào nữa không để có thể đổi lấy được sự «bình thường» trong quan hệ với «ông chủ nợ» của mình?
Thí dụ như «Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020». Có «hương vị» Thành Đô nào trong văn bản hợp tác này không? Ngành ngoại giao Việt Nam thời bấy giờ gọi cuộc gặp Thành Đô với một cái tên khác «giải pháp đỏ», quy tụ các đảng cộng sản còn lại trên thế giới dưới cái ô của đảng cộng sản Trung Quốc.

Ngoài ra, trong chuyến đi ông Nguyễn Phú Trọng còn ký kết:
- Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ.
- Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Như đã nói ở trên, nếu bình thường thì những văn bản này chả gây chú ý gì đặc biệt, nhưng trong hoàn cảnh «khát vọng đoàn tụ» thì liệu kế hoạch của các Nhóm công tác này đang nằm trong một lộ trình bí mật nào chăng?
Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam. Họ Tập chắc sẽ giở những ngón đòn tầu cao cấp nhất để «siết giá» Thành Đô.

Cuộc «mặc cả bán mua đỏ tập 2» sẽ diễn biến ra sao? Chính sách mềm dẻo khôn khéo mà Việt Nam vẫn tự hào trong thời gian gần đây có thực sự là khôn khéo không? hay nó chỉ là một dạng hèn kém, nhu nhược. TPP với Mỹ có phải chiến lược để thoát vòng kim cô Trung Quốc không? hay vẫn chỉ là sách lược né đòn, đung đưa. Ngấm ngầm can chịu không đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa; chủ trương gác tranh chấp cùng khai thác; hay làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục lấn tới ở Biển Đông, đã là «đúng giá» đủ để đổi lấy sự cưu mang của Trung Quốc cho đảng cộng sản Việt Nam hay chưa? Lựa chọn nào cho lãnh đạo Việt Nam, đảng hay dân tộc, đất nước? Dựa vào dân hay dựa vào ngoại bang?

Tinh hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay chỉ là trò chơi «trên miệng hố chiến tranh» giữa các nước lớn với nhau mà thôi. Khả năng bùng nổ đụng độ trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc không thể nhiều. Quá khứ đã cho thấy cuối cùng họ dễ xuống nước, đi đến hòa hoãn với nhau.

Ôi gian nan đời nước nhỏ.
Ôi đau thương cho dân tộc bị cai trị bởi giới lãnh đạo hèn kém, tham lam.
Đặng Xương Hùng
18/10/2015

 

Friday, 16 October 2015

Sửa luật hay siết luật ???


On Thursday, October 15, 2015 6:48 PM, Toma Thien <> wrote:

Kính gởi đến Quý Thân hữu bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 229 (15-10-2015) và bài xã luận.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ vui lòng chuyển tiếp.
Ban biên tập
Sửa luật hay siết luật ???
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 229 (15-10-2015)
          Nhà cầm quyền Việt cộng đang bị quốc tế áp lực phải sửa lại các luật phản nhân quyền của họ, các luật mà chỉ có những chế độ độc tài Cộng sản man rợ mới nghĩ ra, bất chấp sự tụt hậu của đất nước, sự điêu linh của đồng bào, sự hỗn loạn của xã hội, sự toàn cầu hóa về tự do dân chủ và sự tác hại lên nền văn minh chung của nhân loại. Áp lực đó xuất phát một đàng từ việc Hà Nội đang ngồi trên ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ và đang bước vào ghế Đối tác xuyên Thái Bình Dương, đàng khác từ những thông tin của các báo lề trái trong nước và những tường trình của các cơ quan nhân quyền ngoài nước về các vụ vi phạm quyền con người liên tục của Việt cộng, cụ thể như đàn áp các tôn giáo, các nhà dân chủ đối kháng và các tổ chức xã hội dân sự.
          Trong khoảng một năm gần đây, Quốc hội bù nhìn đang có chiến dịch xây dựng, sửa đổi và xin dân góp ý về một số luật gây tranh cãi lâu nay. Mới nghe thì thấy nhà nước VN quả là thiện chí đầy mình, vì theo quan niệm thông thường, người ta xây dựng hay sửa đổi luật là để đáp ứng hoàn cảnh biến đổi, canh tân tình trạng đất nước, cải thiện quan hệ xã hội và phục vụ cuộc sống công dân. Thế nhưng, chỉ cần điểm qua dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật về hội và Luật hình sự sửa đổi và phản ứng của người dân thì rõ tâm địa của đảng và nhà cầm quyền Việt cộng.
          Trước hết, về Dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo (LTNTG), Hội đồng Giám mục VN, trong Nhận định và góp ý đưa ra ngày 04 tháng 5, có viết: “Dự thảo 4 chưa làm rõ mục đích của luật, vì luật được tạo ra nhằm đảm bảo quyền con người, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đem lại bình an cho xã hội cùng cộng đồng dân tộc. Điều kiện tiên quyết đem lại bình an cho cộng đồng dân tộc là việc người dân chu toàn bổn phận làm người, - tu thân, tề gia, trị quốc, - phải mang tính thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Thiên thời là thuận ý trời. Địa lợi là lợi cho truyền thống văn hoá đạo đức dân tộc. Nhân hòa là hoà với lòng nhân, lòng đạo của người dân. Trong bản Dự thảo 4 có những điều luật chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho nhà cầm quyền (như Điều 9, cùng những Điều nói về việc đăng ký…), mà quên đi quyền lợi của người dân, chưa làm rõ tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Điều thiếu sót quan trọng nhất của Dự thảo 4 là không công nhận sự “tồn tại” hợp pháp của một tổ chức tôn giáo trước pháp luật Việt Nam, qua việc không công nhận tổ chức tôn giáo là một “pháp nhân” chiếu theo Điều 84-85 của Bộ Luật Dân sự 2005”. Và cuối cùng Hội đồng GMVN thẳng thừng phán quyết: “Dự thảo 4 đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (Điều 18) và Hiến pháp 2013 (Điều 24). Chúng tôi nhận thấy nó là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004”.
          Hiện giờ thì đã xuất hiện Dự thảo thứ 5, nhưng nó cũng chỉ có những sừa đổi râu ria, nên Hội đồng Liên tôn, trong Bản trình bày về hiện tình tôn giáo tại VN (gởi đến Hội nghị về Tự do tôn giáo vùng Đông Nam Á họp tại Bangkok hôm 29-09), đã tố cáo: “a- Một Nhà nước vô thần với những chuyên viên không có kinh nghiệm sống tôn giáo –thậm chí thuộc bộ Công an- lại lập luật cho niềm tin tôn giáo và cho người có tín ngưỡng. Đó chỉ có thể là một luật kiểm soát sự hình thành và hoạt động của các tôn giáo mà thôi. Dự thảo LTNTG dài gấp đôi Pháp lệnh 2004, do đó tinh vi hơn và siết chặt hơn. b- Dự thảo LTNTG vẫn tiếp tục cơ chế “xin-cho”, nghĩa là buộc phải xin phép đối với mọi hoạt động lớn nhỏ của các Giáo hội, từ việc tổ chức cơ cấu, huấn luyện nhân sự, thủ đắc tài sản, đến việc sinh hoạt phụng thờ, truyền bá giáo lý và liên hệ quốc tế… Mục đích là kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn các tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa và hình sự hóa mọi quyền liên quan đến tự do tôn giáo (nghĩa là không xin phép, tức vi phạm luật)”.
          Thứ đến, đối với Dự thảo Luật về Hội, theo nhận xét chung của nhiều chuyên gia luật học, nó đã trao cho cơ quan quản lý nhà nước quyền can thiệp quá sâu vào quá trình thành lập, nhân sự và hoạt động của hội. Dự thảo không tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của tổ chức hội, và nhằm mục đích hạn chế, kiểm soát quyền tự do thành lập hội. Đồng thời nó cũng đi ngược với tinh thần luật pháp quốc tế, biểu tỏ qua lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền: “Quyền tự do lập hội là một trong những thành tố thiết yếu của xã hội dân chủ." Xin nêu một vài điểm cụ thể trong Dự thảo:
          - Khoản 3 điều 9 quy định về điều kiện thành lập Hội: “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.” Quy định này hạn chế các tổ chức mới được thành lập nay mai. Bởi lẽ các hội do chính quyền thành lập trước đó (trên 40, đang quy tụ trong cái rọ Mặt trận Tổ quốc) đã bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qui định này cũng không tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động hợp pháp của các tổ chức hội, trái lại tạo ra sự độc quyền và độc đoán của các hội do nhà nước đẻ ra. Như thế là tước quyền tự do lựa chọn hay thành lập hội khi công dân có nhu cầu.
          - Khoản 1 điều 10: “Công dân, tổ chức VN có nhu cầu thành lập hội phải dự kiến danh sách những người tham gia ban vận động hội, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban thành lập hội.” Ban vận động thành lập hội có ý nghĩa quyết định đến việc ra đời của hội. Nếu nó không được nhà cầm quyền công nhận thì hội sẽ chẳng bao giờ hình thành cả. Buộc ban vận động thành lập phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là chuyện vô lý và ngang ngược. Đây sẽ là điều kiện để nhà cầm quyền loại bỏ ngay từ đầu những ai tham gia thành lập hội mà họ không ưa thích, cụ thể là những ai từng tranh đấu cho nhân quyền dân chủ.
          - Khoản 4 điều 21 qui định: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.” Việc bầu người đứng đầu hội là do đa số các thành viên của hội tự do lựa chọn và quyết định. Cơ quan quản lý nhà nước không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của hội và càng không có quyền công nhận hay bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.
          Ngoài ra còn vô số điều khác trong Dự thảo cho thấy nhà cầm quyền Việt cộng không hề từ bỏ não trạng độc tài (duy mình có quyền lực) và toàn trị (phải kiểm soát mọi tổ chức), để cuối cùng công cụ hóa hay ít nhất tê liệt hóa tất cả các thực thể trong xã hội (công đoàn độc lập chẳng hạn).
          Cuối cùng là dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Ai cũng biết văn bản qui định tội phạm và hình phạt này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể của con người, đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng,…. của công dân. Bởi thế các hành vi phạm tội được định nghĩa và mô tả trong các điều luật phải rõ ràng và minh bạch, khoa học và cụ thể. Các hành vi bị coi là phạm tội phải thực sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cần phải ngăn chặn và trừng phạt. Thế nhưng, trong dự thảo Bộ luật HS sửa đổi lần này có rất nhiều qui định mơ hồ, không rõ rệt, rất dễ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử người vô tội, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xin nêu vài thí dụ:
          - Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm; 3. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khoản 3 thật đáng lưu ý. Người chuẩn bị phạm tội trong trường hợp này là người đang tìm hiểu để thành lập tổ chức, hoặc tìm hiểu về một tổ chức nào đó để tham gia. Hành vi của họ chưa gây bất cứ nguy hiểm gì cho xã hội. Hoặc sau khi tìm hiểu, họ chỉ dừng lại ở đó mà không thành lập cũng chẳng tham gia vào một tổ chức nào. Do đó hành vi của họ hoàn toàn không thể bị coi là phạm luật và bản thân họ không thể bị coi là tội phạm. Đúng là một quy định hết sức man rợ và vô lý giữa nền luật pháp loài người.
          - Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN VN: 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước CHXHCN VN, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu gây hoang mang trong nhân dân. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Một người làm ra, tàng trữ các thông tin, tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền mà không phát tán thì chả có ai biết. Như thế chẳng gây ra bất cứ hậu quả nào cho xã hội và chính quyền cả. Ngoài ra, hành vi làm và tàng trữ thông tin, tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền không thể coi là vi phạm pháp luật, là hành vi phạm tội vì đó là quyền phê phán nhận định của công dân. Thứ đến, cụm từ “gây hoang mang trong nhân dân” hết sức hàm hồ. Bởi trong thực tế, có rất nhiều công dân, cơ quan báo chí đưa những thông tin, tài liệu có thật về chính trị, kinh tế, xã hội,… rồi nhiều công dân khác chia sẻ chúng trên mạng xã hội. Và tất nhiên chúng sẽ gây ra sự lo lắng, hoang mang cho mọi người. Nhưng đó là sự thật và nằm trong quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Ngoài ra, điều 177 này còn khiến người ta nhớ đến điều 88 điều thường luật bị quốc tế lên án và đòi hỏi gỡ bỏ. Trước sức ép của quốc tế, Quốc hội cân nhắc gỡ bỏ điều 88 này. Nhưng đó chẳng phải là tiến bộ, nhân nhượng. Trái lại điều 117 còn vô nhân đạo hơn điều 88 cũ, vì bổ sung thêm cái mà điều 88 không có. Đó là kể cả người chuẩn bị phạm tội làm ra, tàng trữ, tán phán tài liệu phỉ báng chính quyền, làm hoang mang trong nhân dân nhằm chống nhà nước ....cũng bị kết án tù từ 1 đến 5 năm. Đây là chi tiết mà điều 88 trước đó vốn bị lên án nặng nề không quy định.
          Nói tóm lại, chiến dịch sửa luật lần này của Hà Nội chẳng phải là để cởi mở theo chiều hướng nhân đạo và dân chủ theo yêu cầu của quốc tế, đòi hỏi của nhân dân chỉ là để siết luật hơn. Chiến dịch đó cho thấy nhà cầm quyền Việt cộng ngày càng thêm thách thức và bất chấp, độc tài và nham hiểm, dối trá và hung bạo. Để làm gì? Để củng cố quyền lực đang bị lung lay trước ý thức ngày càng rõ và phản kháng ngày càng mạnh của nhân dân. Củng cố quyền lực để tiếp tục bóc lột, vơ vét tư sản lẫn công sản cho cạn kiệt, rồi dông thẳng ra ngoại quốc, để lại một quê hương điêu tàn cho bọn ngoại thù Bắc phương đang dòm ngó và chực sẵn.
          BAN BIÊN TẬP


__._,_.___

Posted by: "8406news ." 

Wednesday, 14 October 2015

CSViệt Nam- Thái Lan 0-3: Tỷ số khó nuốt .. khó chấp nhận được


From: Hien Do
Sent: Tuesday, October 13, 2015 7:15 PM
Subject: CS Việt Nam- Thái Lan 0-3: Tỷ số khó nuốt ...khó chấp nhận được
 
Còn khuya đội túc cầu CSVN mới theo kịp Thái Lan. Thời VNCH đội bóng Thái Lan không phải là đối thủ của VNCH. Người Thái từng ngưỡng mộ những danh thủ VNCH như Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Thà, Rạng (Thũ Môn) ...

Có năm dầu không được tuyển để sang Thái Lan (do lớn tuổi), nhưng hai anh vẫn được Liên Đoàn Túc Cầu Thái mời riêng theo đoàn ngồi ghế danh dự.

Bảy Hiền

CSViệt Nam- Thái Lan 0-3: Tỷ số khó nuốt .. khó chấp nhận được

- Miura lại một lần nữa thất bại trước Thái Lan với một tỉ số...chấp nhận được vào tối 13/10...
Nếu không nhìn vào tỉ số, và trận đấu chỉ kéo dài 30 phút e rằng nhiều người đã nghĩ ĐTCSVN đã ngang bằng trình độ với người Thái. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra và thầy trò HLV Miura lại một lần nữa thất bại trước Thái Lan với một tỉ số...chấp nhận được vào tối 13/10...
1. Thực tế, đoàn quân của HLV Miura đã chơi không tồi trong khoảng 2/3 thời gian của hiệp đấu thứ nhất. ĐTVN đã có cơ hội, và cũng đã có được lối chơi tương đối ổn.
Miura, Kiatisuk, ĐTVN, đại bại, Thái Lan, VFF, Công Vinh, thethao.vietnamnet.vn
Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, Công Vinh cùng các đồng đội cũng đã tạo ra được khá nhiều sóng gió trước khung thành của thủ môn Kawin cũng như khiến hàng thủ của đội bóng áo xanh vất vả.
Tất nhiên, sự vất vả của hàng thủ Thái Lan cũng là bởi các học trò của HLV Kiatisak có vẻ như không quen sân khi liên tục vấp ngã, cũng như trước đội chủ nhà đang hừng hực khí thế.
Nhưng, khoảng thời gian chơi tốt nhất ấy của ĐTVN lại không mang lại bàn thắng, không giải quyết được vấn đề khi mà những tình huống đối thủ mắc sai lầm những học trò của ông Miura cũng...mắc lỗi kỹ thuật với những đường bóng cuối lỗi.
2. Như đã nói, ĐTVN đã chơi tốt trong khoảng 30 phút đầu phần còn lại đoàn quân của ông Miura đã chơi không tốt. Đúng hơn, đối thủ là quá mạnh để đội bóng áo đỏ chơi ổn như ban đầu.
Thái Lan đã không quá vội để tấn công, như những gì mà HLV Kiatisak "khiêu khích" như trong buổi họp báo trước trận. Nhưng khi đội bóng áo xanh chủ động đẩy cao đội hình, mọi thứ đã khác.
Tâm lý sợ hãi trước đối thủ đã khiến ĐTVN thua bàn đầu tiên khi gần như toàn bộ tất cả các học trò của ông thầy người Nhật "quây" Dangda nhưng để lỏng Thawikan bên ngoài.
Những bàn thua kế tiếp cũng chẳng khác là mấy, bởi đơn giản kỹ năng chơi bóng, khả năng quan sát và phối hợp của người Thái là quá xuất sắc để phá tan hàng thủ vốn tưởng như rất chắc của ĐTVN.
3. Nói gì thì nói, thất bại 0-3 trước Thái Lan chẳng có điều gì là tiếc nuối đối với đội bóng của HLV Miura. Bởi như đã nói, ĐTVN chẳng có gì để mà tiếc nuối cả.
Miura, Kiatisuk, ĐTVN, đại bại, Thái Lan, VFF, Công Vinh, thethao.vietnamnet.vn
Công Vinh và các đồng đội có cơ hội, nhưng thực tế lại không rõ ràng. Trong khi, chỉ cần vài đường bóng người Thái đã có thể khiến các khán đài sân Mỹ Đình lo lắng.
Không nhìn vào tỉ số, chỉ nhìn người Thái chơi bóng, đủ thấy đẳng cấp đã xa nhiều so với thầy trò ông Miura. Hơn hẳn về kỹ năng xử lý bóng, hơn cả về tư duy xử lý tình huống.
Thua về những điều đó, đủ để thấy rằng chuyện ĐTVN thất bại không còn là xui rủi, cũng chẳng còn là bởi vì bất cứ lý do nào khác chỉ đơn giản rằng Thái Lan vẫn quá mạnh so với chúng ta. Thế thôi!
·         Duy Nguyễn

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Monday, 12 October 2015

Sunday, 11 October 2015

Không có vũ khí của Nga Tầu,làm sao CSVN thắng được miền Nam?


Không có vũ khí của Nga Tầu,làm sao CSVN thắng được miền Nam?
On Wednesday, October 7, 2015 4:47 AM, dinh tran <> wrote:



 





Syria hoang tàn trong nội chiến

By on December 10, 2014
Syria hoang tàn trong nội chiến - Báo Đất Việt
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria bắt đầu nổ ra từ năm 2011, sau khi làn sóng nổi dậy với tên gọi “Mùa xuân Arab” lan ra khắp Trung Đông, lật đổ các chính quyền từng tồn tại trong nhiều thập kỷ trước đó. Tổng thống Bashar al-Assad, lên năm quyền từ tháng 7/2000, …


Các tòa nhà b phá hy, nhng đng đ nát tri dc đường ph là hình nh xut hin ti nhiu thành ph Syria, quc gia đang b tàn phá bi cuc xung đt vũ trang đã kéo dài gn 4 năm.
Syria hoang tàn trong nội chiến
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria bắt đầu nổ ra từ năm 2011, sau khi làn sóng nổi dậy với tên gọi “Mùa xuân Arab” lan ra khắp Trung Đông, lật đổ các chính quyền từng tồn tại trong nhiều thập kỷ trước đó.
1
Tổng thống Bashar al-Assad, lên năm quyền từ tháng 7/2000, sau đó cấm phóng viên nước ngoài tới Syria và bất cứ ai ghi hình hoặc đưa tin các sự kiện sẽ bị bắt và tra tấn. Nhóm Quân đội Syria Tự do (FSA) được thành lập vào tháng 7/2011, tuyên bố sẽ lật đổ ông Assad.
Trong ảnh, từ “Steadfast” (kiên định) vẽ theo phong cách graffiti trên một tòa nhà đổ nát ở khu al-Manshiyeh, thành phố Deraa trong tháng này.
2
Giao tranh giữa hai phe ngày càng lan rộng. Ủy ban Quốc tế Chữ Thập đỏ (ICRC) tháng 7/2012 tuyên bố Syria rơi vào tình trạng nội chiến.
Trong ảnh, cột khói bốc lên từ các tòa nhà sau một đợt pháo kích của quân đội trung thành với ông al-Assad vào thành phố Homs hồi tháng 1.
3
Các đống đổ nát phủ kín một con phố ở thành phố Homs hồi tháng 3.
4
Sự kiện đỉnh điểm của cuộc nội chiến là đợt tấn công sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào khu vực gần thủ đô Damascus hôm 21/8/2013 làm hơn 1.300 người chết. Các nhà hoạt động đổ lỗi cho quân đội Syria nhưng chính quyền Tổng thống al-Assad bác bỏ điều này.
Quân đội Syria cũng lên án “những cáo buộc vô giá trị, vô nghĩa và vô căn cứ” của phe đối lập, mô tả đây là “nỗ lực tuyệt vọng nhằm che giấu sự thất bại của họ trên chiến trường”. Liên Hợp Quốc và Mỹ kêu gọi lập tức điều tra.
Bụi phủ lên quần áo người dân trong khu vực Duma ở thủ đô Damascus hồi tháng 1.
5
Dân thường đi qua đống đổ nát ở khu Duma hôm 10/3.
6
Liên Hợp Quốc hồi tháng 8 cho biết gần nửa dân số Syria phải bỏ nhà đi sơ tán do ảnh hưởng của cuộc nội chiến. Hơn 3,2 triệu người Syria đã đăng ký tị nạn ở các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan. Hàng trăm nghìn người vẫn còn mất tích.
Một con phố bị tàn phá ở thành phố Deir al-Zor tháng 8.
7
Người dân kiểm tra thiệt hại trong khu vực bị ném bom ở quận al-Sukari, thành phố Aleppo hôm 7/3.
8
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Antonio Guterres mô tả cuộc khủng hoảng Syria là “tình trạng khẩn cấp về nhân đạo lớn nhất trong thời đại hiện nay”, đồng thời cảnh báo thế giới đang “không đáp ứng được nhu cầu của người tị nạn”.
Một phòng ngủ ở khu al-Qarabis, thành phố Homs, bị phá hủy trong tháng 9.
9
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), đặt trụ sở tại Anh, kêu gọi các cường quốc nước ngoài sớm có hành động bởi tình trạng bạo lực ở Syria đang ngày càng leo thang và chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.
Ngôi nhà bị thủng trần ở khu al-Qarabis, Homs, sau một đợt giao tranh hồi tháng 9







MỘT BẰNG CHỨNG RỎ RÀNG LÀ CS LIÊN SÔ ĐÃ GIÚP CSVN
                TRONG CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC NAM VN

Nga có thắng tại Syria 

như ở Việt Nam?

By on October 6, 2015
Nga có thắng tại Syria như ở Việt Nam?
Máy bay Nga ném bom tại Syria trong đợt không kích bị Nato phản đối
Một nhà báo Nga phê phán thái độ ‘lạc quan’ của chính giới tại Nga rằng đưa quân vào Syria sẽ thắng lợi như thời ‘Liên Xô vào Việt Nam’ trước đây.
Phóng viên ngoại giao của tờ Vedomosti, ông Petr Kozlov viết rằng một thành viên của Hội đồng Liên bang Nga cho ông hay Moscow đang muốn “lặp lại kinh nghiệm thắng lợi thời Liên Xô ở Việt Nam” với Syria hiện nay.
Viết từ Moscow hôm 03/10 trên trang The Guardian ở Anh, ông Kozlov thuật lại quan điểm của một thành viên Thượng viện Nga rằng với sự hỗ trợ của Liên Xô, quân đội miền Bắc Việt Nam “đã giải phóng toàn bộ miền Nam, khiến chính phủ bù nhìn phải bỏ chạy”.
Nay, Nga có thể làm như vậy để giúp quân đội Syria giành đất mà quân Nga “không phải chiến đấu trên bộ”.
Nhưng ông Kozlov không đồng ý với cách nhìn lạc quan đó.
Ông nhắc lại rằng việc đầu tiên cần nhớ là “cuộc chiến tại Việt Nam kéo dài 18 năm”.
Và chỉ vài năm sau đó, “Moscow lại vào Afghanistan để phục hồi trật tự theo ‘yêu cầu’ từ Kabul”.
“Ngày nay thì một lời yêu cầu tương tự được ‘chính quyền hợp pháp ở Syria’ nêu ra với Nga,” ông Kozlov viết.
1
Ông Putin bị cảnh báo đưa Nga vào ‘cuộc phiêu lưu quân sự mới’
2
Quân Liên Xô rút khỏi Afghanistan
Thế nhưng cuộc chiến “nhỏ và toàn thắng” ở Afghanistan đã kéo dài 10 năm, làm chết hàng trăm nghìn người và tàn phá nền kinh tế nước Trung Á.
Với Liên Xô, đây cũng là “thất bại về tuyên truyền nghiêm trọng” cho tới tận hôm nay.
Bài học Việt Nam?
Gọi các đợt không kích của Nga tại Syria bắt đầu tuần qua là “cuộc phiêu lưu quân sự mới nhất” của Moscow, nhà báo Kozlov cho rằng Nga cần rút ra bài học.
Không chỉ giới báo chí tại Nga mà một số cây bút Phương Tây cũng đặt câu hỏi liệu Syria có phải là “Việt Nam của Nga” hay không, nhưng để nhắc đến sự sa lầy của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Taylor Dinerman viết trên trang Observer hôm 28/09/2015 ở Anh hỏi ‘Is Syria Russia’s Vietnam?’ và cho rằng quân đội Nga nay rất lạc hậu để có thể tham chiến trên bộ kể cả khi ông Vladimir Putin mong muốn.
“Nga từng có chừng một triệu quân trong các quân binh chủng, gồm cả bốn sư đoàn dù, một số lữ đoàn đặc nhiệm ‘Spteznaz’,
“Nhưng ngày nay quân Nga chỉ còn bằng 4/5 số đó và các đơn vị đông nhất chỉ có quân mới nhập ngũ theo hạn 12 tháng.
3
Cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan kéo dài 10 năm
4
Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan
“Các đơn vị chỉ là vô dụng khi lâm chiến tại Ukraine hay Syria.”
Vẫn theo ông Dinerman, đa số các đơn vị bộ binh của Nga không đủ quân dù cấp sư đoàn ghi là 12 nghìn và trung đoàn là 3000 binh sỹ.
Vì thế, ông Putin đã bỏ công hiện đại hóa Không quân và binh chủng tên lửa hạt nhân.
Hải quân Nga được đầu tư không bằng Không quân và Bộ binh thì “nằm dưới đáy của danh sách ưu tiên”.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Nga kêu gọi ‘quân tình nguyện’ sang Syria chiến đấu nếu cần.
BBC Tiếng Nga hôm 6/10 cho hay một chủ tịch ủy ban trong Thượng viện Nga nói với báo giới rằng ông “không bác bỏ chuyện có công dân Nga tình nguyện sang Syria”.
5
Ông Yefremov (phải) là một trong hàng nghìn quân Nga đến Bắc Việt Nam thời chiến
6
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài nhiều năm và gây thiệt hại hàng triệu sinh mạng
Tại các chiến dịch ở Crimea và Đông Ukraine, Nga cũng nói chỉ có “quân tình nguyện” tự sang giao chiến nhưng báo chí cho rằng họ là các nhóm đặc nhiệm có phiên hiệu bị che dấu đi.
Hồi cuối tháng 4/2015, trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Nga, một cựu chuyên gia quân sự Nga, Georgy Yefremov nói Liên Xô đã đóng góp vai trò đáng kể giúp tăng cường sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam.
Theo đại tá về hưu Georgy Yefremov, người từng phục vụ tại Việt Nam từ 1966 đến 1967, sứ vụ của đoàn Liên Xô đến Bắc Việt Nam là bí mật.
Chính vì thế, nay ông không được chính quyền Nga cấp cho chứng nhận “cựu chiến binh tham gia chiến tranh”, vốn dành cho những người trở về từ chiến trận.
Ngoài viện trợ vũ khí, đạn dược, tiền bạc, Liên Xô còn cử trong khoảng từ 1965 đến 1974 “6.359 sĩ quan, tướng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt Nam”, theo thống kê của Moscow.
Nguồn: Theo BBC Tiếng Việt




--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-
__._,_.___


Posted by: Khai Vo <

Popular Posts

My Blog List