xx

Sunday, 25 December 2016

Alibaba bị Hoa Kỳ đưa lại vào danh sách bán hàng giả


Alibaba bị Hoa Kỳ đưa lại vào danh sách bán hàng giả

  • 22 tháng 12 2016
Alibaba hàng giả
Alibaba lập kỷ lục khi thu hút đầu tư 25 tỉ usd
Tập đoàn kinh doanh qua mạng khổng lồ của Trung Quốc là Alibaba vừa bị Hoa Kỳ đưa trở lại vào danh sách các hãng chuyên bán đồ giả mạo.
Trước đó bốn năm, Alibaba đã được gỡ khỏi danh sách đen này, nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ nói trang bán hàng trực tuyến Taobao của hãng đang được dùng để bán hàng giả 'chất lượng cao'.
Tập đoàn phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định chính sách của công ty đã giúp việc bán hàng trực tuyến tốt hơn trước đây.
Alibaba cũng cho rằng 'bầu không khí chính trị' của Hoa Kỳ hiện nay là nguyên nhân khiến tên của hãng bị đưa trở lại 'danh sách đen'.
Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng thống đắc cử Donlad Trump thường xuyên đưa ra những lời cáo buộc với các công ty của Trung Quốc về việc ăn cắp sở hữu trí tuệ.
Chủ tịch Michael Evans của Alibaba Group cho biết rất 'thất vọng' bởi quyết định của Hoa Kỳ, đồng thời đặt dấu hỏi liệu quyết định này được đưa ra 'dựa trên những yếu tố thực tế hay là do tình hình chính trị hiện nay'.
Alibaba hàng giả
Alibaba bị Liên hiệp chống hàng giả quốc tế đình chỉ vào tháng 05/2016.
Tập đoàn bán lẻ qua mạng của Trung Quốc và trang bán hàng trực tuyến của họ là Taobao đã bị cáo buộc bán hàng giả từ khá lâu.
Vào hồi đầu năm, Taobao cho biết đã tăng cường kiểm soát đối với việc bán các mặt hàng hạng sang, yêu cầu nhà cung cấp chứng minh nguồn gốc của hàng hóa.
Vào hồi tháng Năm 2016, tổ chức Liên hiệp chống hàng giả quốc tế (IACC) đã ban hành lệnh cấm đối với Alibaba do những quan ngại về vi phạm bản quyền.
Hơn 250 thành viên của IACC, bao gồm Gucci America và Michael Kors, đã dọa sẽ rời khỏi tổ chức này để phản đối tư cách thành viên của Alibaba.
Alibaba - cũng là tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc- đã tham gia giao dịch trên Sàn chứng khoán New York từ tháng Chín 2014 và lập kỷ lục khi thu hút số tiền đầu tư lên đến 25 tỉ đô la Mỹ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, 22 December 2016

China's Alibaba back on US counterfeits blacklist

China's Alibaba back on US counterfeits blacklist




Alibaba logo




Chinese e-commerce giant Alibaba is back on the US's "notorious markets" list over counterfeit goods sales.
Alibaba was taken off the list four years ago, but US authorities say the firm's online platform Taobao is used to sell "high levels" of fake goods.
The company has rejected the allegations, insisting it polices its market place better than in the past.
The firm also suggested the "current political climate" in the US might be why they are back on the list.
US President-elect Donald Trump had, during his campaign, repeatedly accused Chinese firms of stealing intellectual property.
Alibaba Group President Michael Evans said he was "disappointed" by the decision and questioned whether it was "based on actual facts or was influenced by the current political climate."
The Chinese online retailer and its market place Taobao have long been accused of being a platform for counterfeit goods.

Counterfeit handbags and shirts seized by Customs are displayed at Ministere des Finances on April 22, 2010 in Paris, France

aobao said earlier this year it had tightened controls on its sale of luxury goods, requiring sellers to show proof of authenticity.
In May though, Alibaba was suspended from the International Anti Counterfeiting Coalition (IACC) watchdog over piracy concerns.
More than 250 members, including Gucci America and Michael Kors, had threatened they would leave the IACC in protest at Alibaba's membership.
Alibaba - by far China's biggest online retailer - floated on the New York Stock Exchange in September 2014 and broke records by raising $25bn.

Sunday, 4 December 2016

Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự đang di chuyển của thế giới


Phản ứng thực dụng hung bạo của Bắc Kinh đối với trật tự đang di chuyển của thế giới

(China’s brutally pragmatic response to a shifting world order)
Kevin Rudd
Bình Yên Đông lược dịch
Financial Times – 1 tháng 12 năm 2016
Bắc Kinh ghét cay ghét đắng cái không thể đoán trước. Với Trump, họ có cái không thể đoán trước chiến lược ở quy mô lớn.
Trung Hoa thích giao thiệp với người ác độc mà họ biết. Bắc Kinh rất sẵn sàng để giao thiệp với một Tổng thống Hillary Clinton, nhưng cũng như hầu hết chúng ta, cơ quan phụ trách chánh sách đối ngoại của họ không biết phải làm thế nào sau khi Donald Trump đắc cử. Đây chính là cái tạo ra sự bấp bênh thật sự ở Bắc Kinh.
Các phân tích gia về chánh sách của Bắc Kinh hiện đang làm việc ngày đêm để phác họa tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ. Nói chung, có 3 trường phái chồng chéo lên nhau. Phản ứng của Bắc Kinh đối với ông Trump sẽ được xếp đặt bởi những gì đang thịnh hành. Dù bằng cách nào, nó sẽ thực dụng một cách hung bạo và rất xa vời với lý thuyết.
Trường phái thứ nhất có thể gọi một cách đơn giản là trường phái “bất ổn”. Trung Hoa có một cách tiếp cận rất bảo thủ với chánh sách quốc tế. Họ không thích cái không thể đoán trước. Với ông Trump, họ nhận được cái không thể đoán trước ở quy mô lớn.
Trường phái thứ hai là lạc quan dứt khoát, bởi nhiều lý do. Những người ủng hộ thấy “những hỗn loạn” trong kỳ bầu cử ở Hoa Kỳ như là một bằng chứng với dân số trong nước về nền dân chủ cấp tiến Tây phương không thể thực hiện được. Họ cũng xem ông Trump như một chánh trị gia chuyển tiếp, được các chủ thuyết về chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ và tổ chức nhân quyền và tình báo làm nhẹ gánh nặng. Vì thế, đối với họ, ông là một lãnh đạo có nhiều tiềm năng hơn để họ giao thiệp, trên phương diện an ninh quốc gia hay chánh sách kinh tế.
Hơn nữa, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – không có Trung Hoa tham dự – nay đã chết, Bắc Kinh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn với cái sẽ thay thế nó.
Luận điệu chống Hồi giáo của ông Trump có tiềm năng làm hao mòn quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ ở Indonesia và Malaysia, nơi mà Trung Hoa đã có những tiến bộ đáng kể trong việc bành trướng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Rộng lớn hơn, những người lạc quan xem lời lẽ tranh cử mơ hồ của ông Trump đối với các đồng minh Nam Hàn và Nhật Bản làm gia tăng xác suất để láng giềng của Trung Hoa sẽ bắt đầu thích nghi với quyền lợi của Bắc Kinh.
Những người lạc quan cũng thấy một cơ hội về chánh sách ngoại giao cho Trung Hoa để trở thành một người đi đầu, không chỉ là một người đi sau, đối với việc giải phóng thương mại và thay đổi khí hậu – một mối lợi tiềm tàng cho năng lực mềm của Trung Hoa.
Trường phái thứ ba là trường phái bi quan. Ông Trump, đối với họ, đã khẳng định Trung Hoa, chứ không phải Nga, như là một đe dọa đáng để ý duy nhất đối với sức mạnh của Hoa Kỳ. Họ xem kế hoạch tăng cường quân đội Hoa Kỳ của Tổng thống tân cử, đặc biệt là hải quân, như là một hành động trực tiếp chống lại Trung Hoa.
Những người bi quan xem “bình thường hóa” những mối quan hệ Mỹ-Nga – thí dụ, thỏa thuận về Syria và Ukraine, có thể gồm cả việc bãi bỏ cấm vận – có thể tác động đến giọng điệu, nội dung và mục tiêu của công quản chiến lược mà Bắc Kinh vừa hình thành với Mạc Tư Khoa. Họ kết luận rằng điều này sẽ giúp cho Tổng thống Vladimir Putin được tự do trong việc thỏa hiệp với Trung Hoa. Điều này xảy ra trong một khung cảnh của mối quan hệ phức tạp và luôn thù địch giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh từ thời Sa hoàng, và gần đây hơn, trong việc cạnh tranh ảnh hưởng chiến lược ở Trung Á.
Những người bi quan cũng ghi nhận rằng “đe dọa” kinh tế của Trung Hoa là trọng tâm của thông điệp vận động tranh cử của ông Trump về lý do tại sao giới trung lưu Mỹ đang đi thụt lùi và tại sao các kỹ nghệ đóng cửa và dời ra ngoại quốc. Họ xác định rất đúng ông Trump, tự bản năng, là một người chủ trương bảo vệ nền kỹ nghệ trong nước; khi ông nói về thuế tổng quát 45% đánh trên hàng hóa Trung Hoa, và tuyên bố Trung Hoa là một “kẻ đầu cơ tiền tệ”, ông có thể không nói đùa – vì nó có thể là thảm họa cho Hoa Kỳ, Trung Hoa và kinh tế thế giới trong việc theo đuổi chiến tranh thương mại và tiền tệ.
Theo quan điểm của những người bi quan, điều nầy sẽ đi vào trọng tâm của những ưu tiên quốc gia của Trung Hoa hiện nay: có tên là thành quả tương lai của nền kinh tế.
Hơn thế, những người bi quan cho thấy rằng ông Trump ít quan tâm đến nhân quyền, dân chủ và chủ nghĩa đạo đức ngoại lệ Mỹ tạo cho Hoa Kỳ một cơ hội sửa sai những quan hệ chiến lược với các đồng minh truyền thống chẳng hạn như Philippines và Thái Lan.
Trường phái nào trong các trường phái trên sẽ thịnh hành ở Bắc Kinh? Sự thật là trái banh đang nằm trong sân của ông Trump. Mỹ đã trở thành “biến số chiến lược” trong mối quan hệ tương lai Hoa-Mỹ.
Tổng thống tân cử gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong một hội nghị thượng đỉnh càng sớm càng tốt. Cả hai lãnh đạo có lẽ sẽ hành động quyết liệt và mạnh mẽ. Nhưng điều này có thể tạo đủ sự tương kính hỗ tương để có được mối quan hệ có hiệu quả.
Điểm mà hai lãnh đạo có thể thành công là Bắc Hàn, nơi mà đồng hồ nguyên tử đang chạy nhanh. Một thỏa thuận về vấn đề này có thể đủ để tái xác định triệt để tương lai của mối quan hệ Hoa-Mỹ một cách sớm sủa trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Và đó sẽ là “nghệ thuật thỏa hiệp” tối thượng.
Tác giả là cựu Thủ tướng Australia và Chủ tịch của Asia Society Policy Institute ở New York.
B.Y.Đ.
Dịch gỉả gửi BVN
Nguồn nguyên bản lấy từ trang viet-studies: China’s brutally pragmatic response to a shifting world order (http://www.viet-studies.com/kinhte/ChinaShiftingWorldOrder_FT.htm)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 30 November 2016

Vladimir Putin thề sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu dài hạn đối với các loại hàng hóa thực Phẩm của EU


Mời đọc tin của VietPress USA tại Link:

Vladimir Putin thề sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu dài hạn đối với các loại hàng hóa thực Phẩm của EU
Thursday, November 24, 2016:

VietPress USA (24/11/2016): Vladimir Putin đã hứa sẽ duy trì một lệnh cấm nhập khẩu trên các loại thực phẩm phương Tây "lâu nhất có thể" trong một nỗ lực nhằm giúp các doanh nghiệp của Nga phát triển. Một danh sách dài các mặt hàng nhập khẩu như Pho-mát và thịt từ các nước EU đã bị cấm ở Nga suốt 2 năm qua để trả đũa các biện pháp cấm vận của Phương Tây nhằm vào các lực lượng thân Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở Matxcơva hôm qua, Tổng thống Nga được yêu cầu bởi một cư dân Kaliningrad nhằm đảm bảo rằng các lệnh cấm thương mại này sẽ tiếp tục kéo dài.


Putin và chính phủ của ông từ lâu đã khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt của Tây phương sẽ không gây bất kỳ tác hại nào cho nền kinh tế của Nga. Một bản sao của bài phát biểu được cung cấp bởi điện Kremlin cho hay Putin đã nói với một ngừoi đàn ông: "Tôi hiểu bạn và tôi có thể thì thầm vào tai bạn rằng chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài các lệnh cấm này lâu nhất có thể".


Theo ông Putin, đây không chỉ là những biện pháp trừng phạt có lợi cho Nga, nhưng điện Kremlin đã thiết lập chính sách này trong chủ trương của mình, sử dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây như một cái cớ đơn thuần.


"Chúng tôi thực sự đã tận dụng những lý do này một cách có chủ ý, hãy để chúng tôi nói thẳng ra là, Những quyết định trừng phạt thiển cận được thực hiện trên danh nghĩa của các đối tác của chúng tôi nhằm chống lại nước Nga. Chúng tôi đã tận dụng điều này trong một phản ứng thúc đẩy những hạn chế về việc nhập khẩu các sản phẩm trên thị trường để tạo ra các điều kiện tương tự cho nông dân của chúng tôi sản xuất trong nước ".


"Bạn thấy không, bạn đang có cùng quan điểm với tôi, điều này làm tôi rất vui mừng", ông Putin nói với người thỉnh nguyện.


Giá cả tại các siêu thị của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm vận thương mại vào năm 2014 và các biện pháp chống hàng hóa nhập lậu đã hình thành một chiến dịch dài hạn kể từ đó. Một số nhành sản xuất nội địa đã cho thấy sự tăng trưởng trong thời gian này,  chẳng hạn như thịt lợn đã tăng 26 phần trăm trong bốn năm qua.


Các nhà lãnh đạo phương Tây đã tái cam kết những biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga hồi đầu tháng này, 

MỜI XEM TIẾP TẠI LINK:


__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Tuesday, 29 November 2016

Trường Sa : Giải mã 5 loại công trình China đã xây



media
Đá Xu Bi - Ảnh vệ tinh chụp ngày 24/07/2016.Nguồn amti.csis.org

Một bệnh viện mới, ba phi đạo dài 3.000 mét, năm ngọn hải đăng, một vùng phủ sóng viễn thông 4G ở mức 100%... Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Mục tiêu của Bắc Kinh rất hiển nhiên : củng cố quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông thông qua các tiền đồn cách xa lục địa Trung Quốc cả ngàn cây số.

Trong bài phân tích mang tựa đề « Trung Quốc củng cố các vị trí trên Biển Đông », đăng ngày 24/11/2016 trên trang web East Pendulum, chuyên gia Pháp Henri Kenhmann đã giải mã ý đồ của Bắc Kinh qua việc xây dựng 5 loại công trình khác nhau trên các đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), Gạc Ma (Johnson South), Châu Viên (Cuarteron), Ga Ven (Gaven) và Tư Nghĩa (Hughes). Dưới vỏ bọc dân sự, đây là những cơ sở được dùng vào mục tiêu quân sự, phục vụ đắc lực cho các lực lượng võ trang mà Trung Quốc đã triển khai để khống chế Biển Đông.

Cơ sở y tế đủ sức hỗ trợ các đơn vị quân đội
Tác giả bài viết ghi nhận trước tiên hết sự kiện là kể từ tháng Bảy vừa qua, một bệnh viện thuộc lớp 2A rộng 16.000 mét vuông với hơn 100 giường đã được khánh thành trên Đá Chữ Thập, thực thể lớn thứ ba trong quần đảo Trường Sa, hiện đã được bồi đắp thành một hòn đảo có diện tích 2,8 cây số vuông.
Công việc xây dựng đã bắt đầu vào tháng Mười năm 2015 và được hoàn tất trong vỏn vẹn 8 tháng. Một đội ngũ y tế khoảng 50 người, đảm bảo hoạt động của bệnh viện, đã đón nhận hơn 1000 bệnh nhân và thực hiện được khoảng một trăm cuộc giải phẫu cho đến nay.
Tháng ba vừa qua, một máy bay tuần tra trên biển của Hải Quân Trung Quốc đã phải gián đoạn nhiệm vụ và đáp khẩn cấp xuống Đá Chữ Thập để sơ tán một người lính công tác trên một hòn đảo nhưng bị bệnh rất nặng về đất liền.
Bệnh viện trên Đá Chữ Thập sẽ giúp Trung Quốc có thêm hỗ trợ y tế tại khu vực xa xôi hẻo lánh này của thế giới - cho các đơn vị quân đội đồn trú trên các hòn đảo khác nhau dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc, hay là thường dân được cử đến làm việc tại khu vực cách lục địa Trung Quốc hơn 1 000 km.
Một phóng sự của đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho thấy là bệnh viện này được trang bị khá tốt đối với một cơ sở có quy mô như vậy. Và rõ ràng là sự hiện diện của một cơ sở hạ tầng y tế trong vùng này của Biển Đông, sẽ cung cấp một lợi thế chiến thuật không thể xem thường cho quân đội Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh.
Năm ngọn hải đăng để xác lập quyền sở hữu của Trung Quốc

Ngoài bệnh viện, năm ngọn hải đăng cũng đã được khánh thành trên năm đảo lớn nhất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa : Xu Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên, đều là đảo nhân tạo.
Theo truyền thông Trung Quốc, những ngọn hải đăng này cao hơn 50 mét, có tầm chiếu xa ra tới 20 hải lý. Tất cả đều được trang bị hệ thống giám sát AIS để theo dõi vị trí tàu thuyền qua lại gần đó.
Bên cạnh chức năng phục vụ hàng hải, các hải đăng cũng là một biểu tượng tâm lý quan trọng để nhắc nhở tàu bè qua lại khu vực về sự hiện diện thường trực của Trung Quốc tại tuyến đường biển chiến lược quan trọng này.

Hệ thống cơ sở lọc nước ngọt
Ngoài công việc xây dựng cơ sở y tế và hỗ trợ hàng hải, Bắc Kinh đã quan tâm đến một yếu tố quan trọng hơn là nguồn nước ngọt. Vào đỉnh điểm của công việc bồi đắp các đảo ở Trường Sa, có đến hơn 20.000 người có mặt tại chỗ, nước ngọt luôn luôn là một vấn đề, nhất là khi hầu như không có hòn đảo trong tay Trung Quốc ở Biển Đông là có nguồn nước ngầm uống được.
Để khắc phục tình trạng đó, Bắc Kinh đã áp dụng nhiều giải pháp. Ngoài việc thường xuyên chở nước từ đất liền ra các đảo, việc hứng nước mưa và tái xử lý nước đã kinh qua sử dụng là nguồn cung cấp chính cho các nhu cầu vệ sinh và lao động.
Kể từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã lần lượt cho vận hành các nhà máy khử muối trên tất cả các đảo, với những công suất khác nhau, từ một vài tấn đến vài ngàn tấn mỗi ngày, tùy thuộc vào kích thước của các hòn đảo và « dân số » tại chỗ... Được nói đến nhiều là nhà máy trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) - thành phố lớn nhất và căn cứ quân sự lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tạo dựng cả một hệ sinh thái xanh
Không còn phải lo về nước ngọt nữa, Trung Quốc hiện muốn đi xa hơn và đang nỗ lực « tái tạo » một hệ sinh thái xanh trên các đảo ở Biển Đông, vốn dĩ là những nơi hoang sơ, khô cằn.
Trên « đảo » Xu Bi chẳng hạn, đã có hơn một triệu loại cây cỏ khác nhau do Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc lựa chọn cẩn thận, được chuyển đến trồng tại chỗ, vừa để chống sói mòn và giảm hàm lượng muối trong cát, vừa để cung cấp thực phẩm tươi cho « cư dân » địa phương và thu hút các loài chim.
Mục tiêu công việc này chính là nhằm cấu tạo một môi trường nơi mà con người có thể sinh sống lâu dài. Phóng sự của đài CCTV cho thấy rằng những hòn đảo đó, dù được bồi đắp lên một cách nhân tạo, nhưng có lẽ là nơi « xanh » nhất ở Trung Quốc – với tất cả các khí thải độc hại đều được kiểm soát và tất cả các chất thải đều được tái chế một cách tối đa.
Ngoài ra còn có những công trình khác như các phi đạo dài và màng lưới viễn thông, đã được phân tích rộng rãi...

Một chiến lược lấn chiếm lâu dài bất khả đối phó
Với các công trình có thể coi là « dời non lấp biển » kể trên, Trung Quốc đang từ từ áp đặt ý muốn của họ trên khu vực này của Biển Đông, mà không cần đến việc tấn công quân sự vào các đảo khác trong tay các nước láng giềng.

Trong quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Malaysia là hai nước kiểm soát hầu hết các rạn san hô, nhưng những bãi cạn mà Trung Quốc chiếm cứ từ gần 40 năm nay chính là những thực thể có giá trị nhất cả về địa chất lẫn địa lý. Vị trí và cấu tạo của các rạn san hô trong tay Bắc Kinh có tiềm năng lớn để phát triển trong tương lai.
Cần ghi nhận rằng, cách làm từ từ nhưng cũng rất tốn kém của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ có ảnh hưởng lâu dài và tai hại đối với các nước láng giềng khác, bởi vì cách đó không thể bị bắt chước, cũng như không thể bị ngăn chặn, trừ phi dựa vào các hoạt động quân sự ngay từ đầu với những hậu quả khôn lường và không thể gánh chịu được.

Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, nghịch lý lại là phương pháp đó dẫu sao vẫn « xây dựng » hơn việc phái một vài chiến hạm đến nơi để bảo vệ quyền « tự do hàng hải » vốn chưa hề bị các nước có liên quan nào vi phạm.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Saturday, 26 November 2016

Có khi nào người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông?



 

Có khi nào người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông?

© Nguyễn Trọng Dân
images (3)

Nhìn lại lịch sử để đặt vấn đề:
Sau năm 1975, hai mươi mốt triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Hà Nội cầm cố, cướp bóc, đàn áp; hơn ba trăm ngàn người dân Việt bị chết tại biển Đông khi Vượt Biển tìm Tự Do; hơn bốn trăm ngàn công dân Việt Nam Cộng Hòa bị giam cầm khổ sai tại các trại tập trung theo kiểu Phát-xít Đức gọi là “trại học tập cải tạo,” trong đó, số người chết tại các trại tập trung này lên trên 165 ngàn người là ít nhất; mấy thế hệ người dân Việt sau đó phải chịu ngu dốt nghèo khó do sự độc tài tàn bạo dối lừa của Cộng Sản; đó là chưa kể đến hai triệu dân Cao Miên (Campuchia) bị bọn Cộng Sản Khờ-me Đấu Tố sát hại.

Tàn cuộc thảm khốc cho người dân ba nước Đông Dương phải chịu cảnh bị Cộng Sản hóa như vậy hoàn toàn là do có sự phù phép của người Mỹ gốc Do Thái một cách khéo léo và tinh vi từ truyền thông đến đối sách ngoại giao.

Người dân Mỹ bàng hòang ngậm ngùi trước thân phận tị nạn chết chóc của người dân Việt trong sau năm 1975 và luôn mặc cảm xấu hổ trước sự phản bội của quốc gia mình đối với Việt Nam Cộng Hòa, một sự phản bội vẫn còn được nhắc lại bởi lãnh đạo các nước Á châu ngày nay khi dò xét thiện chí hợp tác của Hoa Kỳ tại biển Đông.
Nếu trong quá khứ người Mỹ gốc Do Thái chi phối tàn cuộc cho cuộc chiến Việt Nam như vậy thì tàn cuộc của cuộc chiến hay tranh chấp tại biển Đông trong tương lai, tại sao lại không thể bị người Do Thái chi phối?

Khả năng chi phối chính trường Mỹ của người Mỹ gốc Do Thái:
Dù muốn dù không, đối sách ngoại giao và kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ vẫn chịu ảnh huởng nặng nề từ cộng động người Mỹ gốc Do Thái.

Dù là ngang bướng cỡ nào đi chăng nữa, ứng cử viên tổng thống như ông Trump cũng công khai thừa nhận quốc gia Do Thái là đồng minh then chốt của Hoa Kỳ. Người con rể của ông cũng là gốc Do Thái. Bà Clinton cũng không khá gì hơn ông Trump khi đứa con gái duy nhất của bà kết hôn với một người làm ngành quản trị ngân hàng gốc Do Thái.

Cộng đồng Do Thái không những có mối liên kết hôn nhân chặt chẽ với những nhân vật then chốt trong chính giới Hoa Kỳ như Trump hay Clinton mà họ cũng nắm một nguồn tài lực tư bản kinh khiếp trong xã hội và chính giới Hoa Kỳ.

1. Người Do Thái nắm truyền thông tại Mỹ:
Trước hết, người Do Thái nắm quyền kiểm soát hầu như gần hết mọi hãng truyền thông danh tiếng và quan trọng của nước Mỹ. Xin thí dụ một vài gương mặt nổi bật:
-Tỷ phú David Westin-chủ tịch hãng thông tấn ABC.
-Tỷ phú Donald Graham- giám đốc điều hành tạp chí lừng danh Washing Post.
-Tỷ phú Mortimer Zuckerma- chủ bút U.S.News & World Report.
-Tỷ phú Rupert Murdoch-giám đốc tập đoàn thông tấn truyền thông News Corporation.
-Tỷ phú Jeff Zucker- giám đốc hãng truyền hình lừng danh NBC Universial.
-Tỷ phú Arthur O. Sulzberger Jr- chủ nhân của tạp chí lừng danh The New York Time.

Đương nhiên, danh sách các nhân vật then chốt trong giới truyền thông nước Mỹ gốc Do Thái còn dài hơn nữa và không dừng lại đây.

Làm chính khách ở nước Mỹ muốn thăng tiến thì phải được giới truyền thông quãng bá tốt đẹp trước dư luận của công chúng. Cho nên, không có một chính khách nào thật sự muốn làm mích lòng giới chủ nhân báo chí truyền thông gốc Do Thái, nắm gần như toàn bộ mọi hãng truyền thông lớn, chính yếu tại nước xứ sở này.

Thậm chí, để thuận tiện và dễ dàng thắng cử, tất cả các chính khách ở Hoa Kỳ đều buộc phải tìm đủ cách lấy lòng giới chủ nhân truyền thông gốc Do Thái bằng mọi giá. Vì vậy, đối sách chính trị của các chính khách phải chiều theo quan điểm và mối bận tâm của các tỷ phú ngành truyền thông gốc Do Thái này.

Cho nên, những tin tức trình bày sự thật chỉ một nữa hết sức sai lệch nhưng khéo léo về cuộc chiến Việt Nam trước dư luận nước Mỹ hoàn tòan có bàn tay của giới chủ nhân truyền thông Do Thái dẫn đến cả xã hội buông xuôi một cuộc chiến đã chiến thắng, lầm tưởng là chiến bại trước Việt Cộng.

Trong tương lai, có lẽ các vấn đề chết chóc nổi cộm nhưng di hại chẳng là bao cho hậu thế như vấn đề ISIS sẽ được người Mỹ gốc Do Thái giựt dây liên tục trên truyền thông nhưng việc Trung Cộng độc chiếm biển Đông sẽ được giới truyền thông Mỹ tường thuật vô cùng ít ỏi. Người Mỹ gốc Do Thái nắm truyền thông sẽ ráng giật dây để khiến ISIS trở thành mối bận tâm hàng đầu của xã hội Hoa Kỳ, còn vấn đề biển Đông sẽ bị xem nhẹ “chìm xuồng” trên truyền thông khiến các chính khách, các quân nhân bị cãn trở hay bó tay khi vạch định đối sách trừng phạt Trung Cộng do xã hội Mỹ ít quan tâm.

2. Người Do Thái có sức mạnh ảnh hưởng kinh tế rất lớn trên chính trường Mỹ:

Tổng số người dân Do Thái tại Hoa Kỳ tuy chỉ chiếm có khoảng 2% dân số nhưng tỷ phú Mỹ gốc Do Thái chiếm đến 48% tổng số tỷ phú của nước Mỹ.

Điều này cho thấy mọi chi phí ra ứng cử của bất cứ chính khách nào tại Mỹ, ở bất cứ chức vị dân cử quan trọng nào trong của chính quyền Liên Bang hay Tiểu Bang từ bất cứ địa phương nào của xứ sở này đều không ít thì nhiều, đều cần sự hổ trợ tài lực rất lớn của các tỷ phú người Do Thái cũng như đều có sự đóng góp của các tỷ phú gốc Do Thái.

Chức vị dân cử càng quan trọng thiết yếu trong chính quyền thì chi phí ứng cử càng tốn kém dẫn đến sự lệ thuộc của chính khách vào các nhà tài trợ càng nặng nề; do đó khiến các chính khách tiếng tăm tại Mỹ cần tài lực của cộng đồng Do Thái như cá cần nước vậy.
Tranh cử Thuợng Nghị Sĩ Liên Bang có thể ngốn ngân sách lên đến 11 triệu Mỹ kim dễ dàng; tranh cử vào Tòa Bạch Ốc có thể tốn từ 50 triệu Mỹ kim đến 100 triệu Mỹ kim một cách dễ dàng. Cho nên, với sức mạnh kinh khiếp về tài chánh, cộng đồng Do Thái tại Mỹ dư sức chuyển đổi đối sách ngoại giao của Hoa Kỳ theo huớng có lợi hay theo huớng mà mình muốn.

3. Người Mỹ gốc Do Thái nắm nhiều vị trí công chức then chốt trong xã hội Mỹ:
Ngoài Ngoại trưởng Henry Kissinger ra, có thể lấy trường hợp của Alan Greenspan làm thí dụ. Greenspan, một người Mỹ gốc Do Thái làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang suốt 19 năm từ năm 1987 cho đến 2006.

Không có một vị tổng thống tân cử nào muốn làm mích lòng ông Greenspan cả, mặc dù sách lược tài chánh của ông dẫn đến nước Mỹ bị suy giảm xuất khẩu nghiêm trọng, thậm hụt mậu dịch tăng mạnh do tiếp tục giữ vững giá dollar một cách cố chấp trong khi làm ngơ trước sự phá giá vô nguyên tắc của đồng Nguyên (hay còn gọi là Nhân Dân tệ) trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990 từ phía Trung Cộng.

Người kế vị ông, Ben Bernanke, cũng là một người Mỹ gốc Do Thái, nguyên giáo sư kinh tế đại học Princeton. Ông làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang từ năm 2006 đến năm 2014 và chỉ bị thay thế ở nhiêm kỳ cuối của tổng thống Obama. Dưới thời của Ben Bernanke làm giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang, tài chánh, ngân hàng, chứng khoáng và địa ốc của nước Mỹ đổ bể suy sụp thảm hại kinh khiếp do gài bẩy thổi phòng thị trường tài chánh, nhà đất thông qua lãi suất ngân hàng quá thấp không bảo chứng. Chính phủ Liên Bang phải tung thêm tiền ra để cứu vãn gấp rút các ngân hàng thua lỗ vì có quá nhiều nợ xấu trong địa ốc bất chấp nợ công của chính phủ đã vượt mức cho phép.

Trong chín người giữ chức quản trị then chốt của tập đoàn tài chính Goldman Sachs hàng đầu tại Mỹ, thì đã có quá nữa người có gốc Do Thái. Đó là chưa kể những người còn lại đều có thành thân dâu rể với người Do Thái.

 Xin liệt kê tên tuổi những người gốc Do Thái lừng danh nằm trong tập đoàn này như sau:
Lloyd C. Blankfein- Chủ tịch Hội Đồng Cổ Đông Gary D. Cohn- Chủ Tịch Goldman Sachs kiêm Tổng Giám Đốc Điều Hànhn John S. Weinberg & Michael S. Sherwood- Phó Chủ Tịch tập đoàn David A. Viniar- Trưởng phòng Tài Chánh của tập đoàn Richard A. Friedman- Trưởng phòng Nhân Sự

Tóm lại, với trình độ học vấn cao, giàu có và khôn khéo móc nối, che đậy, kết thân, cũng như nắm hết hệ thống truyền thông quan trọng, cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái là một cộng đồng thiểu số duy nhất dư sức thao túng đối sách chính trị, kinh tế của Hoa Kỳ theo ý muốn có lợi cho người Do Thái một cách dễ dàng.

Quá trình lịch sử về mối liên hệ giữa Trung Cộng và người Mỹgốc Do Thái:
Cộng đồng Do Thái tại Mỹ đã có một lịch sử móc nối liên hệ với Trung Cộng rất lâu dài và bền vững. Trong bài “Những gương mặt Do Thái nổi bật trong giới lãnh đạo đảng cộng sản Tàu,” người viết đã cố gắng trình bày sơ lược tiểu sử của Frank Coe, cố vấn kinh tế và tiền tệ của Mao Trạch Đông.

Frank Coe nổi tiếng trong lịch sử vì làm chính phủ Tưởng Giới Thạch điêu đứng về tài chánh, không còn kinh phí buộc phải ngừng truy đuổi đàn quân Cộng Sản yếu ớt của Mao vào lúc bấy giờ để dồn sức đánh Nhật Bản. Nhờ vậy, mà quân của Mao mới sống sót thoát chết và lợi dụng tình hình kháng Nhật để phát triển lực lượng ngày một mạnh hơn.
Không hiểu làm cách nào Frank Coe có thể thuyết phục được tổng thống Rosevelt bỏ ý định viện trợ cho họ Tưởng vay 200 triệu Mỹ kim thời giá 1943 nhưng một lần nữa, ngoài sự kiện Việt Nam Cộng Hòa nhận lãnh số phận bi đát, lịch sử trước đó đã cho thấy người Mỹ gốc Do Thái đã thật sự ảnh hưởng đến đối sách ngoại giao của chính phủ Mỹ rất khéo khiến tàn cuộc của Trung Quốc hòan toàn thay đổi. Sự kiện Hoa Kỳ phản bội Việt Nam Cộng Hòa chỉ là bản sao của sự kiện Frank Coe nhưng ồn ào dễ thấy hơn mà thôi.

Tại sao người Mỹ gốc Do Thái lại quan hệ mật thiết với Trung Cộng? Thậm chí, trở thành ân nhân của Mao như Frank Coe?
Có giả thuyết cho rằng từ lâu, chính phủ Hoa Kỳ đã bí mật giúp đở Cộng Sản bành trướng tại Âu-Á nhằm tạo tình trạng rối loạn mạnh tại các nước thuộc địa hay tại chính các nước đế quốc Âu Châu già nua phải khốn đốn quy ngã. Các nước đế quốc Âu Châu già nua vốn từ lâu kinh khi coi Hoa Kỳ là quốc gia sinh sau đẻ muộn nên không chịu hợp tác với Hoa Kỳ một cách bình đẳng,

Cũng theo giả thuyết này, các nước thuộc điạ nổi loạn đòi độc lập, các nước đế quốc Âu Châu già nua phải khốn đốn quy ngã thì Hoa Kỳ mới có cơ hội can thiệp chính trị khuyếch trương chủ thuyết Mậu Dịch Tự Do của mình – tức là một nền mậu dịch chuyên nghiệp hóa, toàn cầu hóa và không có bị chịu thuế má xuất nhập khẩu một cách quá cao bất công không hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu, vốn được các để quốc Âu Châu già nua bảo thủ đeo đuổi.
Bất luận là giả thuyết này đúng hay sai, riêng đối với tình trạng chính trị tại Trung Hoa, tư bản Do Thái ở Hoa Kỳ thật sự muốn làm chính thể Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đổ nhào vì họ Tưởng bài Do Thái và không cho người Do Thái có cơ hội khuếch trương tư bản ngân hàng, cho vay nặng lãi cũng như không cho người Do Thái tậu đất đai tại Trung Quốc, khai thác quặng mỏ. Họ Tưởng lại ưu đãi chuyện này cho người Anh, cho người Pháp cũng như hậu đãi thành phần da trắng Anglo-Saxon của Mỹ, vốn bài xích Do Thái thậm tệ lúc bấy giờ.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc khởi thủy được thành lập bởi giới trí thức Trung Hoa gốc Do Thái sau cuộc họp ở Thuợng Hải khi liên kết được với người của Trosky, vốn là Do Thái gốc Nga. Ngoài ra, đảng Cộng Sản Trung Quốc ngay từ ngày đầu thành lập đều phải nhờ vào tài chánh cung ứng bởi nhưng người Do Thái sống sứ sở này như Trần Độc Tú chẳng hạn và bởi tư bản Do Thái trên thế giới, trong đó có Rothschild.

Họ Mao tuyên bố lập quốc vào ngày 1 tháng Mười năm 1949, đứng bên cạnh Mao là hai nhân vật Do Thái quan trọng: Solomon Adler, cựu viên chức bộ Ngân Khố Hoa Kỳ và Frank Coe. Cả hai đều là tay chân thân tín của một dòng họ tư bản tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái có tên là dòng họ Rothschild, từ lâu hà hơi tiếp sức tài chánh cho Mao.

Rothschild là một dòng họ tài phiệt lầu đời từ cuối thế kỷ thứ 18, có gốc từ Đức, chuyên cho vay nặng lãi và kinh doanh hoạt động ngân hàng. Tài sản của dòng họ này phình to ra nhờ cho các quốc gia mượn tiền làm kinh phí chiến tranh. Khi mượn tiền làm kinh phái cho chiến tranh, dù là thua hay thắng, nước mượn tiền vẫn phải trả nợ cho bọn tư bản tài phiệt vì sau chiến tranh, các nước vẫn cần phải mượn nợ tiếp để phục hồi kinh tế an sinh xã hội nên không thể không trả khoản nợ trước để có thể mượn nợ mới.

Người khai sáng ra tập đoàn tài phiệt Rothschild là Mayer Amschel Rothschild, một người gốc Do Thái sanh tại Frankfurt, Đức vào năm 1744. Có thể nói ông là một thiên tài về ngành tài chánh và gần như có thể coi là cha đẻ của hệ thống ngân hàng đa quốc gia hiện đại. Ở tuổi 19, với đồng vốn nhỏ bé ít ỏi, ông đã nghĩ cách cho giới thương nhân mượn tiền kinh doanh, cho giới quân đội mượn tiền tậu vũ khí hay tân trang quân cụ, cho giới quặng mỏ mượn tiền khai thác, cho giới quí tộc mượn tiền làm chính trị.

Cần cù và chịu khó, ở tuổi 40, Rothschild đã là người mà mọi giới có thể tin cậy nhờ vã khi túng thiếu. Ông đứng đàng sau năm người con của ông để lập ra năm ngân hàng cho dòng họ Rothschild, một ở Đức do người con trai lớn của ông, Amschel Mayer Rothschild điều hành, một ở Anh do người con thứ ba của ông Nathan Mayer Rothschild điều hành, một ở Áo do người con thứ hai của ông là Salomon Mayer Rothschild điều hành, một ở Ý do người con áp út là Calmann Mayer Rothschild điều hành và một ở Pháp do Jakob Mayer Rothschild, người con út của ông điều hành.

Như vậy, Rothschild là người đầu tiên thấy được tầm quan trọng của hoạt động tài chánh trên bình diện toàn cầu đa quốc gia. Các tổ chức tài chánh sau này do Hoa Kỳ và Anh Quốc sáng lập nhằm bình ổn tài chánh toàn cầu để có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như Ngân Hàng Thế Giới World Bank, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế IMF, ngân hàng Phát Triển Á Châu ADB, etc… đều là dựa trên quan điểm tài chánh cấp tiến của Rothschild.

Trong lúc cả Âu Châu đang rối loạn vì giới quí tộc bị sụp đổ do âm huởng của Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, đó là chưa kể hết quốc gia này đến quốc gia khác ngã gục trước gót giày của Napoleon với một đoàn quân coi như bất khả chiến bại. Kinh tế thuơng mại của toàn Âu Châu bị xáo trộn và bất ổn do tính hiếu chiến của Napoleon, Rothschild can đảm đứng ra cho Anh, cho Nga và nhiều quốc gia khác mượn tiền để chỉnh đốn quân đội chống lại. Cuối cùng, ông đã đoán đúng: Nước Anh chiến thắng! Trận Waterloo vào năm 1815 chấm dứt vĩnh viễn binh nghiệp của Napoleon nhưng lại mở màn cho triều đại tài phiệt Rothschild rộng khắp Âu Châu. Nước Anh và nhiều quốc gia khác hoàn trả tiền lời cho tập đoàn Rothschild rất hậu đãi và tiếp tục tin tưởng, mượn nợ tập đoàn này để làm kinh phí đi khai phá thuộc địa.

Sau đệ Nhất thế chiến, tập đoàn tài phiệt Rothschild phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng là nổ lực kinh tài hết mình để phục hồi kinh tế nước Đức trong khi cả xã hội Đức còn đang uất ức vì sự đầu hàng quá kỳ khôi trước Đồng Minh khi sức mạnh quân đội chưa hề thật sự suy giảm. Đời sống của đại đa số người Đức sau thế chiến quá bần cùng trong khi người Do Thái sống rất ung dung xa hoa do giàu có càng làm cho người Đức bất mãn người Do Thái mà không thấy tập đoàn tài phiệt Rothschild đang hết sức cứu vãn kinh tế nước Đức. Adoft Hittler, một mặt dùng tài chánh của tập đoàn tài phiệt Rothschild để khôi phục kỹ nghệ, một mặt lại làm cho người dân Đức nghĩ rằng chính bọn tư bản Do Thái, vì có liên hệ với nước Anh từ nào giờ nên mới đâm sau lưng làm Đức bại trận

Dòng họ Rothschild tuy yêu tiền nhưng cũng yêu nước Đức nên cho rằng uất ức của xã hội sẽ qua đi khi nước Đức mạnh dần và khôi phục kinh tế. Thực tế, những năm sắp sửa khai chiến đệ Nhị, đời sống người dân Đức bắt đầu hồi phục nhưng do quá sớm nên chưa ai nhìn thấy. Dòng họ Rothschild khuyên Anh Quốc và Đồng Minh hãy ráng nhu hòa, lấy hòa bình để phát triển. Anh Quốc đi đến hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để rồi một ngày, Hittler nuốt lời gây chiến.

Đức Quốc Xã sát nhập Áo cũng đồng nghĩa với việc tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Rothschild. Dòng họ Rothschild bỏ trốn qua Hoa Kỳ. Và từ đó, dòng họ Rothschild tìm đủ cách để giúp Hoa Kỳ trở thành mộ siêu cường về tài chánh trên thế giới.

Nhìn về Á Châu, dòng họ Rothschild thấy rõ sự khống chế của các nước già nua Âu châu và cho rằng cần một lực đẩy, một chế độ quân phiệt độc tài đảng trị nhằm xóa sạch mọi ảnh huởng của Âu châu, cũng như xóa sạch nền văn hóa Á đông đức hạnh cũ kỷ để tiến đến một nền văn hóa thuơng mại hàng hóa toàn cầu, chạy theo lợi nhuận. Vì vậy, Mao được dòng họ Rothschild hổ trợ hết mình về tài chánh.

Cách Mạng Văn Hóa và Thời Kỳ Đại Nhảy Vọt mà Mao khởi xướng, gần như phá nát toàn bộ nền văn hóa phong kiến ngàn năm của Á Đông cùng với 60 triệu người bị thảm sát, là làm theo lời cố vấn của Frank Coe, tay chân thân tính của dòng họ Rothschild. Có thể sự ngu xuẩn của Mao trong cuộc cải cách là sự ngu xuẩn cố tình để dọn đường cho tư bản Do Thái Hoa Kỳ quay trở lại Trung Hoa lục địa đầu tư phát triển.

Do đó, mối quan hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ gốc Do Thái, không chỉ có mới đây mà thực tế đã giây dưa gắn bó sâu đậm nhưng âm thầm trong suốt hơn nữa thế kỷ qua.

Mối liên hệ giữa Trung Cộng và người Mỹ Gốc Do Thái trên lãnh vực ngân hàng tài chánh kinh tế hiện nay:
Vào ngày 9 tháng Năm năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, ngân hàng của mot chế độ Cộng Sản được quyền tung vốn ra thâu tóm một ngân hàng của Mỹ, trên đất Mỹ. Chuyện này có được là nhờ sự hậu thuẩn hết mình của giám đốc Quỹ Dự Trử Liên Bang, Bernanke. (*)

Dưới quyết định của Bernanke, ngân hàng của Trung Cộng có tên là “Industrial and Commercial Bank of China” (ICBC) với số vốn khoảng trên hai ngàn tỷ Mỹ kim sẽ thâu tóm toàn bộ Bank of East Asia của Mỹ với số vốn khoảng 1,8 ngàn tỷ Mỹ kim có trụ sở chính tại New York, với khoảng ba trăm ngàn nhân viên và 13 chi nhánh trên toàn nước Mỹ.
Không những vậy, Bernanke còn mở cửa để một ngân hàng quốc doanh khác của Trung Cộng có tên là “Agricultural Bank of China” vào mở chi nhánh tại New York.

Đây có thể coi như là một hành động khó như lấp biển vá trời, không dễ thực hiện ở một quốc gia như Hoa Kỳ khi mà luật pháp cấm đoán mọi hình thức hoạt động tài chánh từ Cộng Sản nhưng Bernanke đã làm được cho thấy sự thao túng của cộng đồng Do Thái tại chính trường Mỹ rất mạnh. Quan trọng hơn hết, mọi người bắt đầu cảm thấy mối liên hệ mật thiết về tài chánh giữa cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái đối với Trung Cộng thật sự không phải là huyền thoại nữa mà là một thực tế quá rõ trước mắt.

Năm 2012 cũng là năm mà những căng thẳng tại biển Đông leo thang gần như tí nữa dẫn đến giao tranh khi mà Philippine và Trung Cộng đối đầu trực diện tại vùng biển đảo Hoàng Nhan (Scarborough Shoal) với trên dưới hơn 15 tàu chiến được điều động đến vùng này dẫn đến việc thưa kiện của Phi vào tháng Giêng ngay năm sau; đó là chưa kể hàng loạt các tàu cá của Việt Nam bị húc chìm. Toàn khối Á châu trong đợi vào phản ứng của Hoa Kỳ nhằm cản bớt sự hung hản của Trung Cộng trong vùng dẫn đến các kế hoạch tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ những năm sau đó. Ấy vậy mà ngân hàng quốc doanh của Trung Cộng lại ung dung bỏ ra cả ngàn tỷ dollar để mua ngân hàng của Mỹ, hoạt động trên nước Mỹ thì đương nhiên giới lãnh đạo Á Châu lo sợ Trung Cộng hơn là tin tưởng vào nỗ lực can thiệp của Hoa Kỳ.

Tập Cận Bình sở dĩ ung dung thản nhiên hiếu chiến thách thức Hoa Kỳ bấy lâu nay tại biển Đông, cũng như lấn hiếp lân bang một cách trắng trợn cũng là vì đã từ lâu, Trung Cộng duy trì một mối liên hệ tài chánh kinh tế chiến lược vô cùng mật thiết với người Mỹ gốc Do Thái, vốn thiết lập từ thời của Mao kéo dài cho đến nay, giúp cho Trung Cộng tự tin là sẽ không bao giờ bị Hoa Kỳ trừng phạt thẳng tay cho những hành động hiếu chiến vượt khuôn phép của mình. Mối liên hệ này rất chằng chịt, tạm thời tóm lược như sau:
>>>Người Mỹ gốc Do Thái làm môi giới dẫn đường cho mọi hoạt động đầu tư của Trung Cộng lên nước Mỹ (để lấy tiền hoa hồng cho cá nhân và cho cả cho tập đoàn tài phiệt gốc Do Thái)
>>>>Các tập đoàn tư bản tài chánh gốc Do Thái hay có liên hệ đến người Mỹ gốc Do Thái được ưu đãi hoàn toàn khi đầu tư hay cho vay tại lục điạ Trung Hoa.

>>>>Người Mỹ gốc Do Thái đảm bảo sự hậu thuẩn trong chính trường để Trung Cộng luôn thụ huởng thỏa hiệp mậu dịch tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép và đổi lại, mọi hoạt động tư bản quốc doanh đầu tư của Trung Cộng đều phải có cố vấn của người Mỹ gốc Do Thái tham dự.

Đứng trên bình diện hai quốc gia Mỹ – Trung, người ta thấy được nền kinh tế hai nước có những chuyển biến như sau thông qua mối liên hệ chiến lược giữa người Mỹ gốc Do Thái và Trung Cộng :
>>>>Tư bản Trung Cộng đổ ồ ạt đầu tư vào Hoa Kỳ, mua hàng loạt các công ty của Hoa Kỳ bằng mọi giá bất chấp nền kinh tế nội địa Trung Cộng đăng suy thoái trầm trọng và cần rất nhiều vốn để kích cầu.
>>>> Tình trạng thâm hụt mậu dich nặng nề của Mỹ đối với Trung Cộng vẫn còn nguyên.

Về mặt tư bản tài chánh, sự quyết tâm mua các tập đoàn tài chánh của Hoa Kỳ của Trung Cộng gây chấn động giới quan sát vì mọi hoạt động tài chánh của Cộng Sản trên nước Mỹ xưa giờ vẫn là điều cấm kỵ. Sau đây là danh sách các tâp đoàn tài chánh của Mỹ bị Trung Cộng mua lại dưới sự dẫn dắt của các nhân vật máu mặt người Mỹ gốc Do Thái như Bernanke chẳng hạn:
>>> Black Stone Group LP – đây là tập đoàn tư bản có trụ sở chính tại New York- chuyên đầu tư địa ốc, tín dụng, nhà máy phân xưởng, năng lượng, tập đoàn bị China Investment Corp của Trung Cộng tung gần 3 tỷ Mỹ kim mua lại 10% cổ phần tháng 5 năm 2007.

>>> Hệ thống thẻ tín dụng Visa – bị China Life Insurance của Trung Cộng mua lại 0.65% cổ phần tháng Ba năm 2008 với giá 300 triệu Mỹ kim.

>>> Tập đoàn tài chánh lừng danh Morgan Stanley – chuyên cho vay và đầu tư địa ốc, có trụ sở chính tại New York, hiện bị China Investment Corp của Trung Cộng nắm khoảng 14% cổ phần với tổng trị giá 6,8 tỷ Mỹ kim.

>>>Bank of East Asia – đã liệt kê ở trên (*)
>>>Đặc biệt là IFC- Internationnal Finance Corp, có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn vốn trực thuộc hay cộng tác với World Bank; nay đã bị Trung Cộng bỏ ra 4,3 tỷ Mỹ kim thâu tóm trên 80% cổ phần. Mất công ty này, Hoa Thịnh Đốn khó có thể điều khiển World Bank dễ dàng theo mong muốn của mình như trước .

Đó là chưa kể nào là khách sạn lừng danh lịch sử Waldorf Astonia New York của Mỹ, hay hệ thống các rạp chiếu phim AMC đều bị lọt vào tay của Trung Công; và tài chánh của Trung Cộng tiếp tục ồ ạt sẽ đổ vào Hoa Kỳ không ngừng nghỉ bất chấp tình hình biển Đông ngày càng leo thang.

Nhận xét:
Thật là kỳ lạ, Trung Cộng ngày một hiếu chiến tại biển Đông dẫn đến căng thẳng quân sự với Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi tăng và có thể bùng phát chiến tranh bất cứ lúc nào. Vậy mà tiền từ các công ty quốc doanh của Trung Cộng vẫn ồ ạt thu mua, thâu tóm các công ty của Hoa Kỳ không ngừng nghĩ mỗi năm thông qua các dịch vụ môi giới hay giúp đỡ của người Mỹ gốc Do Thái coi như không có gì xảy ra. Hoa Kỳ cũng là thị trường chủ yếu cho nên kinh tế lấp ráp xuât khẩu của Trung Cộng, hàng năm đem đến hàng trăm tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch từ phía Mỹ.

Vậy thì tại sao Trung Cộng lại cứ liều lĩnh hiếu chiến dồn ép Hoa Kỳ phải có phản ứng quân sự thích ứng để trấn an các nước trong vùng?

Đâu có quốc gia nào ngu đến nỗi cố tình hiếu chiến đi đập bể “chén cơm” của mình trừ phi hợp nhau đóng kịch hay biết rõ nước bên kia cũng như nước Tống thuở trước, đã có bọn “Tần Cối” nên cứ hiếu chiến hung hăng mà không cần phải lo. Trường hợp đóng kịch thì không thể xảy ra vì rõ ràng, Trung Cộng cho xây đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự tính chuyện chiếm đóng biển Đông lâu dài và bị Phi đem ra kiện tụng trước tòa làm mất mặt trước thế giới. Đóng kịch không thể đi quá xa bị nhục quốc thể như vậy.

Không chừng Trung Cộng của Tập Cận Bình ung dung hiếu chiến tại biển Đông bấy lâu nay là vì biết rõ tàn cuộc cho tranh chấp biển Đông đã có Người Mỹ gốc Do Thái giúp dàn xếp tính trước và sẽ có lợi cho mình. Nếu tranh chấp quân sự thật sự xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông, có khi nào người Mỹ gốc Do Thái sẽ giúp Tập Cận Bình chiến thắng tại biển Đông như cuộc chiến tại Việt Nam trước đây?

© Nguyễn Trọng Dân



__._,_.___


Posted by: <tntimnguyen

Popular Posts

My Blog List