xx

Friday, 29 July 2016

Dân Thái "sợ hãi" nói về video du khách TQ tranh đồ ăn

From: Thomas D. Tran <tdtran747@gmail.com>
 Sent: Thursday, July 28, 2016 1:14 PM
Subject:  Chuyển tiếp: XEM BẦY "HEO LẠ" TRANH ĂN

Chuyển đọc và nên nhắc hầu như toàn thể du khách Trung cộng ngạn ngữ chính gốc Trung Hoa NHĨ MỤC QUAN CHIÊM.
Nhân tiện xin thưa là tại Nhật nếu thực khách trong tiệm "Ăn Thả Dàn" (All you can eat) mà ăn không hết phần đã lấy thì bị phạt

Và nghe đâu, tin chưa kiểm chứng, một tiệm "Ăn Thả Dàn" ở Houston đã không tiếp nhận thực khách VN có mang theo trẻ nhỏ. 
Còn nhớ câu "Sống để mà ăn" thay vì ăn để mà sống do hoc giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch truyện "Trưởng Giả Học Làm Sang do Molière trước tác. Cũng xin thưa là khi tôi phải làm răng giả thì đã nói đùa vói bác sĩ Nha khoa là đã ...ăn hết hai đời răng rồi, nay làm lại để ...ăn nữa!!!, cũng xin thưa thêm ca dao mới:

Ăn cơm quốc gia
Thờ cha cộng sản
Nước nhà tàn lụi
Nghe chửi túi bụi
....
TDT

From: Pham Van Duc
​​
​​

Dân Thái "sợ hãi" nói về video du khách TQ tranh đồ ăn 

Vài ngày sau khi đoạn video du khách Trung Quốc tranh giành tôm tại một nhà hàng ở Bangkok được đăng tải, dân mạng Thái Lan vẫn còn tỏ ra ngao ngán, thậm chí có người đề nghị "cấm cửa" du khách Trung Quốc.

Dân Thái
Cuộc tranh cướp tôm bắt đầu!
Theo tác giả đoạn video Sumrit, video này quay cảnh những du khách Trung Quốc tới một nhà hàng ở Bangkok và hồn nhiên lấy nhiều nhất có thể số tôm được bày biện. Có người dùng 2 chiếc đĩa để xúc cho nhiều. Số khác dùng tay không bốc lấy bốc để. Cảnh tượng nhốn nháo và vô kỉ luật.
Dân Thái
Một thanh niên với vẻ mặt hả hê bên "chiến lợi phẩm"
Sau khi chia sẻ được ít ngày, đoạn video đã nhận được hơn 16.700 lượt chia sẻ, gần 10 nghìn lượt thích và hơn 100 bình luận. Một người dùng có tên Tony Dara viết: “Hình ảnh quá xấu xí của du khách Trung Quốc tới Thái Lan. Đề nghị cấm cửa du khách Trung Quốc vào đất nước”.
Dân Thái
Cô gái trước hàng đĩa tôm trước mặt.
Tài khoản Neferteri có cái nhìn “bao dung” hơn khi cho rằng 3 giả thuyết đặt ra vì sao họ lại tranh cướp tôm mạnh bạo đến vậy. 20% là khả năng họ đang đói, 80% là họ chưa nhìn thấy tôm bao giờ và 100% khả năng là họ vừa đang đói vừa chưa nhìn thấy tôm bao giờ. Cảnh tượng này thực sự khiến hình ảnh du khách Trung Quốc ở nước ngoài đã xấu càng thêm tồi tệ.
Một điểm thú vị là Trung Quốc là nước đầu tiên phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp những năm 80 của thế kỷ trước.
Dân Thái
La liệt tôm thừa sau bữa ăn.
Dù lấy rất nhiều tôm nhưng điều đáng trách là những du khách Trung Quốc không ăn hết khẩu phần đã lấy. Có thể thấy sau “cuộc chiến”, hàng loạt đĩa tôm đầy ú ụ vẫn được xếp ở bàn và chưa hề được đụng tới.
Dân Thái
"Xem ai nhanh hơn nào?"
Du khách Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với những pha ẩu đả trên máy bay, mở cửa thoát hiểm cho thoáng hoặc đại tiểu tiện ngay trên đường phố khi tới những điểm du lịch nổi tiếng. Hình ảnh tranh cướp thức ăn của người dân Trung Quốc, tuy không đẹp mắt nhưng không phải là điều hiếm gặp.


       

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Friday, 15 July 2016

ASEAN im lặng trước phán quyết Biển Đông do áp lực Trung Quốc


ASEAN im lặng trước phán quyết Biển Đông do áp lực Trung Quốc

media
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (trái) và đồng nhiệm Lào Thongloun Sisoulith tại Phnom Penh, 27/06/2016.REUTERS/Samrang Pring

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các nhà ngoại giao khu vực hôm nay 14/07/2016 cho AFP biết như trên, tố cáo sự im lặng này là do Bắc Kinh gây áp lực.

Các nước ASEAN đã nêu khả năng đưa ra tuyên bố về phán quyết hôm thứ Ba 12/7 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo đó đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp. Nhưng 10 quốc gia thành viên ASEAN, mà tình đoàn kết đã bị rạn nứt trước chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, không thể tìm được tiếng nói chung.

Nguồn tin ngoại giao trên đây cho biết : « Các viên chức ASEAN đã chuẩn bị một dự thảo, nhưng đã không đồng thuận được trong việc ra một thông cáo chung ». Người ta tin rằng Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng đối với các đồng minh Lào và Cam Bốt để ngăn chận việc ra tuyên bố về vụ kiện lịch sử này. « Một số nước ASEAN chắc chắn là không vui, hành động của Bắc Kinh có thể được cho là can thiệp vào chuyện nội bộ của ASEAN ».

Một nhà ngoại giao cao cấp khác của ASEAN cũng nhận định Trung Quốc đã « thành công trong việc chia rẽ ASEAN trên hồ sơ Biển Đông, thông qua các đồng minh », ý nói Lào và Cam Bốt.

Tháng trước, ASEAN đã gây ngạc nhiên khi nhanh chóng rút lại một thông cáo chung do Malaysia soạn thảo sau hội nghị ASEAN-Trung Quốc, cảnh báo về các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bắc Kinh bị tố cáo là đã gây áp lực, và thất bại trên đây cho thấy sự bất lực của khối ASEAN trong việc duy trì đoàn kết trên hồ sơ này.

Trong khi Philippines và Việt Nam chỉ trích thái độ hung hăng của Trung Quốc, Lào và Cam Bốt thường đứng về phía người láng giềng khổng lồ vốn tỏ ra hào phóng với họ. Lào giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay.

Khi được hỏi về sự thiếu vắng tuyên bố chung ASEAN, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose hôm nay trả lời : « Xin vui lòng chất vấn chủ tịch là Lào ». Còn Cam Bốt trước đó đã nói rằng sẽ không ủng hộ việc ra ASEAN ra tuyên bố, như vậy đã chặn đứng khả năng này vì khối ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.

Trong những năm gần đây, ASEAN đã từng phát hành các thông cáo chung bày tỏ sự quan ngại trước các hoạt động xây dựng tại Biển Đông, tuy vẫn thận trọng không nêu đích danh Trung Quốc. Nhưng theo Lauro Baja, nguyên đại diện Philippines tại Liên Hiệp Quốc, trong những ngày này, vấn đề có thể làm chia rẽ ASEAN không được đặt ra. 

Ông nói : « Nay chúng tôi không còn có thể hy vọng trong tương lai sẽ có được một tuyên bố chung của ASEAN về Trung Quốc ».
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

CSVN đã không zám ngang nhiên đi kiện cs Chệt như Phi Luật Tân đễ đoài hoãi các quyền lợi chính đáng kũa mình mà lại sai tên (thũ tướng) Nguyễn Xuân Phúc lòn hángbọn Chệt & "xé lẽ" đễ xin xõ làm mọi cho Chệt đây?

 
Matthew Trần:

CSVN đã không zám ngang nhiên đi kiện cs Chệt như Phi Luật Tân đễ đoài hoãi các quyền lợi chính đáng kũa mình mà lại sai tên (thũ tướng) Nguyễn Xuân Phúc lòn hángbọn Chệt & "xé lẽ" đễ xin xõ làm mọi cho Chệt đây?

MT
 From: Quyet Nong <
 Sent: Thursday, July 14, 2016 8:37 AM
Subject: 1 DĐKTTG Thủ tướng VN và TQ hội đàm sau phán quyết biển Đông
 
Th tướng VN và TQ hi đàm sau phán quyết Bin Đông
14.07.2016
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam 'phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông'. (Ảnh tư liệu)
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam 'phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông'. (Ảnh tư liệu)
Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau hôm nay, 14/7, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) ở thủ đô của Mông Cổ, hai ngày sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện Bắc Kinh.

Đây được coi là cuộc gặp công khai đầu tiên giữa quan chức đôi bên sau phán quyết lịch sử, trao phần thắng cho Philippines hôm 12/7.

Theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam “phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông”.

Trong khi đó, trang thông tin của chính phủ Việt Nam dẫn lời ông Phúc nói tại cuộc họp rằng, đôi bên nên “kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình”, và “thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông”.

Thủ tướng Việt Nam được trích lời nói thêm rằng Hà Nội “kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đi sâu hội nhập quốc tế”, đồng thời “coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc”.

Qua quan sát các thông tin đăng tải trên truyền thông hai nước, chưa rõ hai bên có trao đổi về phán quyết của Tòa Trọng tài hay không.

Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu kéo dài hai ngày ở Mông Cổ, với sự tham dự của lãnh đạo 51 quốc gia châu Á và châu Âu, sẽ khai mạc vào ngày mai, 15/7. Theo tin từ Philippines, tân tổng thống nước này sẽ không tới tham dự.

Đầu tuần này, ông Khổng Huyễn Hữu, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, đầu tuần này tuyên bố rằng ASEM “không phải là nơi phù hợp để thảo luận vấn đề biển Đông,” và vấn đề tranh chấp này không nên được đưa ra thảo luận.

Trong khi đó, Chủ tịch Liên hiệp châu Âu Donald Tusk hôm 12/7 đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Thủ tướng Việt Nam bắt đầu chuyến thăm tới Mông Cổ để dự Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu hôm 13/7.








__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Thursday, 14 July 2016

Đề xuất huy động ‘tiền nhàn rỗi’ của dân, lý tưởng hay ảo tưởng?


http://africacartoons.com/wp-content/uploads/Exploitation-rich-poor-noth-south-bloodsucking-14may11.jpeg

Đề xuất huy động ‘tiền nhàn rỗi’ của dân, lý tưởng hay ảo tưởng?

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-07-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg5704496.jpg
Nhân viên Vietcombank đang kiểm tiền. Ảnh chụp ở Hà Nội ngày 19 Tháng Mười Hai năm 2011.
AFP PHOTO
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Trong cuộc họp hội thảo về Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM), ông Trần Du Lịch, phó đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM đưa ra mong muốn về việc TP. HCM có được một cơ chế đặc thù để vận dụng đúng vai trò “đầu tàu của cả nước”.

Theo đó, ông đưa ra con số mà Thành phố cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng cho đến năm 2020 là 500.000 tỷ đồng và 10 năm tiếp theo sẽ cần đến một triệu tỷ. Nhưng ông cũng cho biết là hiện nay, nguồn vốn đầu tư của thành phố rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Nhiều đại biểu quốc hội đưa ra đề xuất huy động tiền nhàn rỗi của dân để xây dựng TP. Hồ Chí Minh vì lý do nguồn vốn đầu tư hiện nay của chính phủ rất khó khăn.

Đề xuất này có phải là một biện pháp khả thi và được lòng tin của người dân hay không?

Không nên vượt quá thực tế
Điều này được Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng viện kinh tế Trung ương từ Hà Nội cho biết, ông đồng ý với nhận định Thành phố Hồ Chí Minh là nền kinh tế đầu tàu của cả nước, là nơi tạo ra tỷ trọng tổng sản lượng quốc nội GDP trong cả nước. Để làm đúng vai trò này thì TP. Hồ Chí Minh cần phải nâng cấp kết cấu hạ tầng, cần phát triển mạnh công nghệ thông tin và cần nâng cao nguồn nhân lực. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng của TP. Hồ Chí Minh là cần thiết.
Hiện bây giờ nợ công của Việt Nam, trong đó có nợ của bản thân chính quyền Sài Gòn đã ở mức báo động.

- Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tuy nhiên, ông đề nghị cần phải xem xét kỹ về số tiền cần thiết do các đại biểu Quốc hội đưa ra:
“Tuy vậy hiện nay ngân sách của nhà nước cũng như ngân sách của TP. HCM chưa đáp ứng nhu cầu đó. Cho nên cần những phương án huy động thêm vốn trong và ngoài nước để nhanh chóng nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng của TP. HCM. 

Tuy vậy số vốn 500.000 ngàn tỷ được thực hiện trong 10 năm cần phải được phân tích kỹ hơn và xem tiến độ thực hiện như thế nào. Nếu chúng ta làm vội vã không tính toán cái hiệu quả và không xem xét năng lực thực hiện thì rất có thể ý tưởng tốt đẹp lại trở thành một dự án thiếu hiệu quả, có nhiều công trình dở dang, tăng thêm nợ nần, và không đem lại hiệu quả cần thiết.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, cựu Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, từ Hà Nội e ngại rằng có những mong muốn “vượt quá tầm tay”, tuy mong muốn cải thiện là một điều tốt.
“Nhiều khi mong muốn điều tốt mà quá sức thì nó sẽ dẫn đến những điều vô cùng tồi tệ. Ví dụ những người Cộng sản ban đầu người ta cũng mong muốn những điều rất lý tưởng, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh… Nhưng vì đấy là ảo tưởng và họ kiên quyết đi theo con đường ấy thì dẫn đến cái thảm hoạ. Con đường dẫn đến địa ngục nhiều khi được lát bằng những viên kim cương.”
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông cho rằng mong muốn của phó đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM là xuất phát từ “cái tâm tốt”, thế nhưng có thể dẫn đến những tai họa.
“Vì việc phát triển thành phố Sài Gòn là một chuyện đúng là chuyện của toàn bộ nhân dân cả nước kể cả của những người Sài Gòn nữa, nhưng không thể vượt quá thực tế. Hiện bây giờ nợ công của Việt Nam, trong đó có nợ của bản thân chính quyền Sài Gòn đã ở mức báo động.”
Theo một số liệu của Bộ Tài chính công bố về tình hình nợ công của Việt Nam ngày càng tăng cao từ giai đoạn từ 2010 đến 2014. Trong bản báo cáo kinh tế vĩ mô quí I năm 2016 của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy nghĩa vụ trả nợ công năm 2015 của chính phủ lên tới 418.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,9% ngân sách nhà nước.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh trong một lần trả lời truyền thông trong nước cho biết nợ công trong mấy năm gần đây tăng nhanh, chính phủ Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ. Nếu cứ tiếp tục như thế thì đến cuối năm 2016, nợ công chắc chắn sẽ vượt trần.
000_Hkg372482.jpg
Một nhân viên tại một cửa hàng thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội ngày 13 tháng 11 năm 2006. AFP PHOTO
Cũng theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, để tránh nợ công vượt trần thì Việt Nam cần phải kiểm soát thật chặt nguồn vốn vay, trong đó quan trọng nhất là bố trí nguồn vốn khác thay vì phải đi vay.

Ý kiến này trùng khớp với đề xuất của PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng cần dựa vào các nguồn lực xã hội để phát triển thành phố, và chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau:
"Thành phố phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Muốn người dân lựa chọn loại trái phiếu này thì thành phố phải tạo dựng được niềm tin khi phát hành.”

Cần phải xem xét
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết ông ủng hộ và đồng ý với việc huy động lực lượng của toàn dân để xây dựng nền kinh tế như có các chính sách để khuyến khích người dân đầu tư để người dân tham gia vào việc tạo công ăn việc làm, xây dựng các doanh nghiệp, đó là phương án đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xem xét rất thận trọng.

“Vì cho đến nay các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đều đem lại các hiệu quả rất thấp và chi phí rất cao. Tôi đề nghị nên xem xét lại và khuynh hướng nên tạo ra một cơ chế công khai minh bạch, tạo ra các dự án đấu thầu 1 cách công khai và huy động lực lượng của doanh nghiệp để khu vực tư nhân được tham gia bình đẳng, trên cơ sở cạnh tranh và có hiệu quả chứ không nên huy động tiền của dân vào trong tay doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước đầu tư mà không có hiệu quả. Từ đó lại tăng thêm nợ nần và ý tưởng tốt đẹp là nhanh chóng cải thiện cơ cấu hạ tầng của TP. HCM chưa chắc thực hiện được.”

Chính vì thế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết ông rất thận trọng với ý tưởng huy động vốn trong nhân dân để cho các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, ông đề nghị nên xây dựng các phương án và đưa ra toàn dân thảo luận, các nhà khoa học đóng góp ý kiến rồi huy động vốn trên cơ sở công khai minh bạch.

Dưới cách nhìn của một nhà hoạt động dân sự và là một nhà kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết nhà nước phải có những chính sách để phát triển tốt nhất tài sản quốc gia, mà theo đánh giá của ông, 90% là tiền của người dân.
Bây giờ nói đến chuyện có lòng tin để mua trái phiếu, tôi nghĩ ngoại trừ tiền đó dư, không biết dùng gì hết thì cũng chỉ có người điên khùng mới đi mua thôi.

- Một người dân ở Phan Rang
“Khi nó phát huy thật tốt, nhà nước có thể thu được thuế. Nếu nhà nước có dự án gì mà người dân thấy hay, thì không loại trừ trường hợp người dân mua trái phiếu 1 dự án cụ thể nào đó của chính phủ. Đó hoàn toàn là quyết định của người dân chứ không phải là quyết định của những ông ngồi phía trên.”
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, quan trọng nhất chính phủ cần tạo ra những cách thức để người dân sử dụng tiền của chính mình làm giàu cho chính mình và sau đó làm giàu cho đất nước.

Không tin tưởng
Đề xuất huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương do PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo đưa ra được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM lo ngại khi nhắc đến câu chuyện mấy chục năm trước cũng là mua trái phiếu.
Nhắc đến câu chuyện đầu tư “bất đắc dĩ” này, một người dân hiện đang sinh sống ở Phan Rang, người từng phải thực hiện việc mua công trái những năm 80 cho biết:
“Làm sao mà tạo niềm tin khi mà tôi nhớ thời kỳ 1979-1980, thời gian đó nhà nước cũng đưa ra và bắt buộc người dân phải mua trái phiếu. Lúc đó tôi còn nhớ người dân ai cũng nghèo đói, thời bao cấp nhưng bắt buộc mỗi gia đình phải mua trái phiếu. Rồi theo thời gian đồng tiền mất giá trị, chẳng ai đem trái phiếu đó ra để đổi lấy tiền về hết. Bây giờ nói đến chuyện có lòng tin để mua trái phiếu, tôi nghĩ ngoại trừ tiền đó dư, không biết dùng gì hết thì cũng chỉ có người điên khùng mới đi mua thôi.”

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tuy có cái nhìn tích cực hơn trong đề xuất mua trái phiếu khi tin rằng có thể người dân sẽ hưởng ứng ở mức độ nhất định, tuy nhiên vẫn quan điểm cẩn trọng như đã trình bày, ông cho rằng cần phải công khai minh bạch để toàn dân và các nhà khoa học đóng góp ý kiến.

Cho dù ở vai trò nào, một Tiến sĩ, một nhà hoạt động xã hội, hay một người dân bình thường, những chia sẻ của họ với chúng tôi đều cho thấy những mong muốn cải thiện đáng kể cho xã hội. 

Tuy nhiên, bằng phương án nào để hiện thực hoá lý tưởng ấy thì chính phủ vẫn cần phải chứng minh qua những hành động rõ ràng và minh bạch hơn. Nếu không, thì e rằng “một lần bất tín vạn lần bất tin” sẽ ngăn cản những điều mà chính Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nhìn nhận là “lý tưởng tốt đẹp”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết vụ kiện Biển Đông

 
TẠP CHÍ ĐẶC BIỆT Podcast

Phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết vụ kiện Biển Đông

Sau khi đã bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài về vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc sẽ có những hành động gì ? Đó là điều không chỉ các nước trong khu vực, mà cả thế giới đang chờ xem.

Phán quyết ngày 12/07/2016 rõ ràng là một vố rất đau đối với Bắc Kinh, vì Tòa Trọng Tài Thường Trực đã xử cho Philippines thắng trên toàn bộ các điểm trong vụ kiện, đặc biệt khẳng định Trung Quốc không có « quyền lịch sử » trên các tài nguyên nằm trong vùng thuộc phạm vi đường chín đoạn, còn được gọi là « đường lưỡi bò », chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 12/07, sau khi tòa ra phán quyết, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ, tóm lại những điểm chính trong phán quyết :
« Trước hết, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để khẳng định nước này có quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên ở các khu vực trong phạm vi đường 9 đoạn. Thứ hai, tất cả các thực thể ở Trung Quốc chỉ là bãi đá, nên không có cái nào được vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Do đó các hoạt động của Trung Quốc trong những năm qua đã phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và như vậy đã gây thiệt hại rất nhiều cho ngư dân, môi trường của Philippines. Những việc bồi đắp đảo và các hoạt động khác đã làm thiệt hại nhiều cho kinh tế biển, cho môi trường biển, gây khó khăn cho an ninh của các nước khác trong khu vực. »
Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, phán quyết của Tòa Trọng Tài cũng sẽ có lợi cho Việt Nam, vì Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục xua đuổi ngư dân Việt Nam hoặc đưa các giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam :
« Từ nhiều năm nay, ngư dân Việt Nam ra đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn bị Trung Quốc đâm chìm tàu, nhiều ngư dân bị chết. Thêm vào đó, Trung Quốc mang các giàn khoan vào một số nơi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bây giờ, với phán quyết của Tòa Trọng Tài, Trung Quốc sẽ không thể làm như vậy được nữa, mà nếu Trung Quốc làm như vậy thì Việt Nam sẽ dùng phán quyết này để đẩy Trung Quốc ra khỏi các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thêm vào đó, như phán quyết đã nêu, Trung Quốc không có quyền lịch sử trong khu vực đường 9 đoạn và như vậy các tàu bè của tất cả các nước trên thế giới đi qua, hay những ngư dân Việt Nam đi đánh cá trong khu vực ngoài EEZ của Việt Nam, Trung Quốc cũng không được quyền cấm họ. »

Sau những phản ứng giận dữ quen thuộc và những lời cảnh cáo về nguy cơ xung đột, có thể là Bắc Kinh sẽ không đưa ra ngay các biện pháp đáp trả, mà trước mắt sẽ theo dõi phản ứng của các nước trong khu vực và ngoài khu vực, đặc biệt là phản ứng của Philippines.

 Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, về phần Manila, tuy vui mừng vì thắng kiện, nhưng sẵn sàng hợp tác thăm dò dầu khí với Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Philippines:
« Philippines sẽ nhẫn nhục chờ xem Trung Quốc làm gì. Bước sắp tới của Philippines sẽ là nói rằng những vùng mà tòa phán quyết là nằm trong EEZ của Philippines là của Philippines. Bây giờ Philippines sẵn sàng, nếu mà Trung Quốc muốn, thương thuyết về hợp tác với Trung Quốc để thăm dò dầu khí trong những vùng đó.

Manila sẽ không để cho Trung Quốc tiếp tục leo thang, bởi vì thật ra bây giờ nếu Trung Quốc găng lên, bác bỏ phán quyết, thì cả thế giới sẽ làm áp lực lên Trung Quốc. Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã ra một quyết định đòi Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết của Tòa Án. Liên Hiệp Châu Âu EU cũng đã nói với Trung Quốc như vậy. Nếu Trung Quốc có những hành động leo thang trong những tuần tới hoặc những tháng tới, thế giới sẽ không nhượng bộ. Tôi nghĩ rằng, leo thang hay không là do Trung Quốc, còn các nước khác, bây giờ đã có phán quyết rồi, sẽ nhẫn nại chờ xem Trung Quốc làm gì. Các nước khác không muốn cho Bắc Kinh có cái cớ để leo thang. »

Nhưng bất chấp dư luận quốc tế, không thể loại trừ khả năng là Trung Quốc sẽ có những hành động chẳng hạn như tăng tốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo, thách thức Hoa Kỳ trực tiếp hơn, đưa thêm các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí vào Biển Đông và gia tăng sách nhiễu các tàu cá của những nước tranh chấp khác.

Bắc Kinh cũng có thể tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ như đã làm vào năm 2013 ở vùng biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hôm nay, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, Lưu Chấn Dân ( Liu Zhenmin ) vừa khẳng định Bắc Kinh có quyền thiết lập một vùng ADIZ ở Biển Đông và điều này là tùy thuộc vào « mức độ đe dọa » lên Trung Quốc.

Theo dự đoán của giáo sư Malcolm Jorgensen, Đại học Sydney, cho dù không quốc gia nào muốn xảy ra xung đột, nhưng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực có thể dẫn đến leo thang thành đụng độ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ. Còn nhà nghiên cứu James Nolt thuộc Viện Chính sách Thế giới, Mỹ, thì nhận định là phán quyết ngày 12/07 không thay đổi gì trong ngắn hạn. Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm đóng các đảo và xây dựng, bồi đắp các đảo này.

 Thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh khiến rất khó cho các bên tìm ra những giải pháp hòa bình.

Trung Quốc nay đã là cường quốc kinh tế thế giới, nếu không muốn nói là một siêu cường quốc, mà đã là một siêu cường quốc tế thì không thể tự xem mình đứng bên trên luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đã báo trước là họ sẽ ra khỏi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS. Nhưng theo lời giáo sư Isaac Kardon, thuộc Đại học New York, dù Trung Quốc có ra khỏi UNCLOS, thì phán quyết của Tòa Trọng Tài vẫn có tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên.

Trong hồ sơ Biển Đông, còn phải tính đến yếu tố chính trị nội bộ của Trung Quốc. Theo nhận định của ông Geoff Raby, cựu đại sứ Úc tại Trung Quốc, giới lãnh đạo chế độ Bắc Kinh hiện đang chịu áp lực rất mạnh của dư luận trong nước đòi họ phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Ngay cả những người trẻ và có suy nghĩ hợp lý cũng cực lực bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. 

Đây cũng là một thời điểm rất căng về mặt chính trị đối với chủ tịch Tập Cận Bình. Khi tiến hành chiến dịch chống tham nhũng để qua đó củng cố thế lực cá nhân, ông đã gây thù chuốc oán với nhiều lãnh đạo khác. Nếu bây giờ trong hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo họ Tập mà bị xem là hèn yếu, thì các đối thủ sẽ quay sang tấn công ông.

Theo nhận định của tờ Washington Post, chính quyền Trung Quốc nay đang trong tình thế nan giải. Nếu bày tỏ thái độ bất bình bằng cách đẩy mạnh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo, thì có nguy cơ đối đầu, thậm chí xung đột với các nước láng giềng châu Á và Hoa Kỳ. Nhưng nếu tạm ngưng chương trình này và chọn một cách tiếp cận hòa hoản hơn thì sẽ mất mặt với dư luận trong nước.


__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 13 July 2016

Sau phán quyết PCA, Mỹ điều siêu hàng không mẫu hạm “dằn mặt” Trung Cộng tại Trường Sa


Show original message

Sau phán quyết PCA, Mỹ điều siêu hàng không mẫu hạm “dằn mặt” Trung Cộng tại Trường Sa


CTV Danlambao
- Facebook của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius vừa phổ biến một đoạn video clip ghi lại cảnh các máy bay tiêm kích đang hoạt động trên U.S.S. Ronald Reagan - một siêu hàng không mẫu hạm đang thi hành nhiệm vụ tại Biển Đông.

Động thái trên diễn ra đúng thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết cuối vùng về vụ kiện Biển Đông, theo đó, hàng loạt các yêu sách ngang ngược và phi lý của Trung Cộng đã bị bác bỏ.

Ngay lập tức, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố không chấp nhận mọi quyết định của toà án quốc tế về Biển Đông. Cùng ngày, Lu Kang (Lạc Khảng), phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng tuyên bố rằng Bắc Kinh “không chấp nhận và không thừa nhận” kết quả này

Mặc dù Bắc Kinh vẫn còn gân cổ cãi chày cãi cối, nhưng phán quyết hôm 12/7/2016 là một chiến thắng lớn đối với người dân Philippines và các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.

Phán quyết của Toà trọng tài có giá trị pháp lý buộc các bên phải nghiêm túc tuân thủ ngay lập tức.

Cận kề ngày PCA ra kết luận cuối cùng, Trung Cộng đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, để đáp trả trước thất bại thê thảm sau phán quyết, Trung Cộng sẽ tìm cách lấy lại thể diện bằng cách gia tăng khiêu khích và gây chiến tại Biển Đông. 

Nếu kịch bản như trên xảy ra, nguy cơ xung đột và chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Do đó, để ngăn chặn âm mưu trên, Hoa Kỳ đã điều động siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng đoàn tàu hộ tống tiến vào Biển Đông, hoạt động quanh khu vực quần đải Trường Sa - nơi Trung Cộng đang xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo.

Sự hiện diện của USS Ronald Reagan đã góp phần đáng kể trong việc kiềm chế sự hung hăng của Trung Cộng, quá đó giúp bảo vệ hoà bình và ổn định tại khu vực.
















Thông điệp này cũng đã được nêu rõ trên facebook đại sứ Ted Osius:

“Các bạn đã bao giờ nghe về U.S.S. Ronald Reagan, một trong những tàu sân bay của Hoa Kỳ? Tàu hiện đang ở Biển Nam Trung Hoa gần Quần đảo Trường Sa. 

Một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ không chỉ là nơi phóng máy bay, nó còn là nơi phát đi quyền lực. Một phi đoàn tiêm kích trên hạm có thể thống trị những khu vực rộng lớn - trên biển hoặc tới đất liền – với tầm bay và công nghệ tinh vi. 

Các tàu sân bay là những tàu chiến lớn nhất từng xuất hiện trên biển, và tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ được xem là tinh hoa của thế giới. Thường di chuyển theo các nhóm tác chiến, những con tàu này hoạt động trên lãnh hải quốc tế mà không cần sự cho phép về quyền hạ cánh hoặc bay trên vùng trời nước khác. 

Mỗi tàu sân bay là một lãnh thổ có chủ quyền của Hoa Kỳ - một thành phố nổi cùng một sân bay hoạt động 24/24 và một lực lượng đảm nhiệm việc bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và gìn giữ hòa bình.” 

13.07.2016


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tuesday, 12 July 2016

Tàu cá VN 'bị 2 tàu TQ đâm chìm'


Tàu cá VN 'bị 2 tàu TQ đâm chìm'

  • 11 tháng 7 2016
Tàu cá Việt Nam hoạt động ở khu vực biển Miền Trung Việt Nam
Chính quyền Quảng Ngãi nói tàu cá của ngư dân bị tàu Trung Quốc đuổi theo và đâm chìm hôm 9/7.
Tàu cá QNg90479 TS của ngư dân Võ Văn Lựu (từ Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đánh bắt tại khu vực cách Quần đảo Hoàng Sa khoảng 35 hải lý thì bị hai ca nô Trung Quốc đuổi, sau đó tiếp tục bị hai tàu Trung Quốc số hiệu 46102 và 56103 đuổi và đâm chìm tàu, trang tin Dân Việt của Hội Nông dân Việt Nam tường thuật.
Trả lời BBC Tiếng Việt sáng 11/7, ông Phùng Bá Vương, Phó chủ tịch Ủy ban xã Bình Châu nói: "Hiện nay tàu [QNg90479 TS] vẫn đang ngoài Hoàng Sa, đang chờ để các tàu lai dắt vào bờ. Hiện tôi chưa rõ khi nào tàu tới bờ."
"Khi bị đâm ở Hoàng Sa, tàu chỉ có một mình thôi. Sau đó tàu gần đó thấy bị nạn mới lại cứu."
Thời điểm đó, tàu cá QNg 95011 TS của ông Huỳnh Văn Khanh ở gần đó đã đến cứu các ngư dân bị đâm chìm tàu.

'Liên tục'

"Sự việc như vậy xảy ra cũng liên tục. Trong sáu tháng đầu năm, đã có 6 - 7 trường hợp bị đâm, bị xua đuổi, cắt lưới, ngư cụ của ngư dân rồi," ông Vương mô tả tình trạng mà ngư dân ở xã Bình Châu gặp.
"Nhưng Hoàng Sa là ngư trường truyền thống, nên ngư dân họ vẫn đi ra đánh cá thôi," Ông Phó chủ tịch Ủy ban xã nói.
Trên tàu có 5 ngư dân và thời điểm đó tàu neo đậu gần khu vực đảo Đá Lồi. Ông Vương cho biết sức khỏe của các như dân "bình thường".
"Mặc dù thấy tàu cá QNg 90479 TS bị chìm, chỉ còn phần mũi tàu nhô lên, 5 ngư dân bị nạn bám vào mũi tàu kêu cứu nhưng hai tàu Trung Quốc vẫn đứng đó nên ông Khanh không dám cho tàu chạy đến cứu vớt các ngư dân bị nạn. Đến 18 giờ ngày 9.7, sau khi tàu Trung Quốc bỏ đi, ông Khanh mới chạy đến cứu vớt 5 ngư dân trong tình trạng kiệt sức," người trực thiết bị liên lạc ICOM nói với báo Thanh Niên mô tả của chủ tàu Huỳnh Văn Khanh.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 nói với VnExpress "các ngư dân phải bám vào thân tàu mấp mé dưới nước và sau đó được một tàu cá Quảng Ngãi đến cứu".
Sự việc xảy ra ngay trước thời gian Tòa trọng Tài thường trực tại The Hague công bố phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong tuần qua Trung Quốc cũng vừa tiến hành tập trận tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Monday, 11 July 2016

Biển chết,dân chết,mặc bay.....Hội nghị TW3 vẫn xa rời vấn đề cấp bách'

 

Biển chết,dân chết,mặc bay.

Đảng chỉ lo cho sự sống chết cuả guồng máy đảng!

Đảng là Tham Nhũng

Tổng bí thư đảng là tổng bí thư Tham Nhũng!

'Hội nghị TW3 vẫn xa rời vấn đề cấp bách'

Nhà văn Phạm Viết Đào Gửi cho BBC từ Hà Nội
  • 10 tháng 7 2016
Hội nghị Trung ương 3 khóa 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã không đề cập tới tình hình an ninh Biển Đông và vụ Formosa gây nhiễm độc môi trường Biển của Việt Nam, theo tác giả, nhà văn Phạm Viết Đào.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhóm họp bốn ngày từ ngày 4-7 tháng Bảy 2016 theo báo chí Việt Nam đưa tin giống như các hội nghị khác là khẩn trương và nghiêm túc.
Tại hội nghị TW lần này, theo thông tin báo chí có 4 nội dung đưa ra bàn và quyết định:

1-Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
2-Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII;-Quy định thi hành Điều lệ Đảng;
3-Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng; và
4-Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021;
Dường như hai vấn đề an ninh liên quan tới Việt Nam đã không được Đảng xem xét.

Trong bốn nội dung của hội nghị TW3 không thấy nêu hai vấn đề liên quan tới an ninh của Việt Nam;
Hai vấn đề này đang làm chấn động dư luận thế giới và liên quan tới đời sống vật chất tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam: đó là vấn đề an ninh Biển Đông và thảm hoa môi trường biển miền trung sau thảm họa Formosa.

Đối với an ninh Biển Đông, chưa bao giờ nóng như hiện nay do các hành động của Trung Quốc. Vấn đề này xảy ra đúng vào thời điểm tổ chức hội nghị TW 3.

Hầu hết các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nhiều quốc gia đã vào cuộc, đều lên tiếng như Mỹ, Nga, EU v.v...Trước đó, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Nga đều đưa các phương tiện quân sự hiện đại nhất vào Biển Đông không phải để triển lãm, chào hàng.

Tòa án quốc tế La Haye cũng đã vào cuộc để phán xử đơn kiện của Philippines. Ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Kimoon cũng đã bay sang Trung Quốc để tìm cách làm dịu bớt tình hình… Trong khi đó, nhiều nhà binh luận quốc tế lo ngại xung đột Biển Đông có thể 'châm ngòi' cho đại chiến thế giới thứ 3…

Không một câu chữ

Trong khi cá thế giới đang lo sợ về một cuộc đại chiến trên biển Đông thì không thấy bóng dáng một câu chữ nào trong 4 nội dung của hội nghị TW lần 3 khóa XII của Đảng CS Việt Nam đặt ra cho các vấn đề.
Trước hết, về an ninh môi trường hậu vụ Formosa, thảm họa môi trường biển miền trung có thể được thấy là hệ lụy của chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư thiếu chặt chẽ của Đảng; khiến hiện đang là tâm điểm nóng của dư luận trong nước và thế giới…
Báo chí trong nước và thế giới hàng ngày đưa tin dày đặc về hệ lụy sau thảm họa Formosa… Tác nhân của hệ lụy là do Việt Nam cho phép nhà đầu tư Đài Loan, vì lợi ích đầu tư đã không tuân thủ các quy chuẩn nghiệm ngặt về bảo vệ môi trường của ngay Luật Biển Việt Nam và Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam;
Thêm vào đó là thái độ và cung cách kiểm tra giám sát tác trách của các cơ quan chức năng Việt Nam, khiến dẫn đến hậu quả làm tổn hại môi trường hàng trăm km bờ biển của Việt Nam, đe dọa sinh kế, tập quán sinh hoạt của hàng triệu người dân ven biển miền trung…

Trong khi nhà đầu tư Tập đoàn Formosa đã 'cúi đầu nhận lỗi' và 'đã chịu bồi thường' một phần thiệt hại; hội nghị TW lần này không thấy một câu, dòng nào liên quan đến vai trò lãnh đạo của đảng, chẳng hạn như lãnh đạo đảng, trung ương (kể cả cũ lẫn mới) có liên quan gì, có trách nhiệm gì, có biện pháp gì để kịp thời ngăn chặn, khắc phục hay để chỉ có một lời an dân thôi, chẳng hạn, rằng "Ban chấp hành Trung ương của Đảng (BCHTƯ) đã biết, đã bàn, sẽ có giải pháp cấp bách?

Phải chăng 2 vấn đề an ninh Biển Đông và an ninh môi trường biển không được coi là quan trọng? Phải chăng những chuyện này là không đáng bàn, không cần bàn, không thuộc phạm vi trách nhiệm của BCHTW khóa XII ?
Hay vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia này thuộc về những quyết sách tối mật, không nên công bố rộng rãi? Rằng mọi công việc này hãy để riêng Đảng và nhà nước lo?
TBT Nguyễn Phú Trọng
TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ chấn chỉnh bộ máy và công tác nhân sự cao cấp sau Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa mới, tại Hội nghị TƯ3 của Đảng CSVN mới họp từ ngày 4-7/7/2016, theo tác giả.
Trên thực tế, Hội nghị TW 3 không bàn gì đến các vấn đề hệ trọng ấy, nhất là về tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong tình hình sôi bỏng của Biển Đông và cũng như về môi trường sống của nhân dân, ngư dân, nông dân v.v... kể cả môi trường, sinh thái thiên nhiên đã bị hy sinh, bị để mặc cho tàn phá, nhiễm độc.

Không khỏi ngạc nhiên

Các nhà quan sát không thể không ngạc nhiên về một trong 4 nội dung được nêu trong Thông báo của Hội nghị BCHTW khóa XII, đó là sửa đổi quy chế, lý do để sửa quy chế làm việc của BCHTW:
“Phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…” (theo Thông báo của BCHTW khóa XII )
Qua những động thái trên, có thể thấy, thứ nhất Đảng CSVN ra đời đã 80 năm rồi, 12 kỳ đại hội như vậy mà bây giờ quy chế, lề lối làm việc vẫn phải bàn thảo sửa đổi lại để “phát huy dân chủ cho BCHTW”?

Thế phải chăng quy chế cũ đã không phát huy được hay sao mà phải sửa? Cái nội hàm của cái mục tiêu phát huy dân chủ trong cơ quan này cũng chỉ để “ tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”… nghe cũng rất mờ nhạt?
Nội dung thứ 4 của hội nghị đã bàn và quyết định: ”Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021..”

Với hai nội dung đã nêu, khiến cho nhân dân hiểu rằng: trong tình hình sôi bỏng của đất nước liên quan tới thế giới và Việt Nam, BCHTW Đảng tổ chức cuộc họp để bàn chuyện sắp xếp ghế cho nhau; bàn việc soạn quy chế để quan hệ nội bộ BCHTW phải dân chủ với nhau, không có vị này áp chế vị kia, nhóm này áp chế nhóm kia… Thế thôi!

Còn đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, một bộ phân nhân dân đang bị đè nén, đang bị đe dọa quyền sống, quyền tự do sơ đằng, bị tước đi môi trường làm ăn, sinh sống, thì Đảng tảng lờ, không bàn đến…

Hay dân tự lo?

Tại hội nghị này, trong phiên bế mạc, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
“Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, đạt được mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tích cực triển khai và đạt nhiều kết quả tốt; chủ động, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”

Dân thì đang lo Trung Quốc 'đánh sang' thì lấy gì mà chống trả; Quân đội mua được một vài máy bay được cho là hiện đại nhất thì hai chiếc mới bay 'men men' bờ biển đã bị nổ tung;
Một phi công, quan chức bộ Quốc phòng nói và đặt giả thuyết nguyên nhân là do không thạo nhảy dù trên biển, bị dù quấn nên đã hy sinh; Còn chiếc CASA 212 thì do phi công có thể do chưa quen bay thấp trên biển nên xảy ra tại nạn?
Trình độ tác chiến như thế thì làm sao bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ?

Cuối cùng, thêm một điều nữa, nhưng không kém phần quan trọng, đó là về kinh tế, các chuyên gia đánh giá tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 có khả năng không đạt chỉ tiêu đã đặt ra vì đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đảng chỉ lo 'dân chủ' cho quan chức của đảng, quyền lợi, công việc, vị trí của bộ máy cao cấp của Đảng là chính; thế thì ai lo dân chủ cho gần 90 triệu dân còn lại?

Hay là để dân tự lo lấy dân chủ cho mình chăng? Thiết nghĩ, nếu Đảng không lo được thì cho dân biết, bằng không thì nên xem lại điều mà lâu nay Đảng vẫn luôn nói là luôn coi mình là 'lực lượng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối với đất nước, của dân tộc Việt Nam'.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà văn, blogger, đang sinh sống tại Hà Nội.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

My Blog List