xx

Tuesday, 25 October 2016

Bắc Kinh cáo buộc Hồng Kong và Đài Loan cấu kết để tách rời khỏi Trung Quốc


Bắc Kinh cáo buộc Hồng Kong và Đài Loan cấu kết để tách rời khỏi Trung Quốc

2016-10-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung Quốc cáo buộc có những người Hồng Kong và Đài Loan đang âm mưu hợp tác chung để thực hiện ý đồ tách rời khỏi Hoa Lục, nói thêm âm mưu này sẽ chẳng bao giờ thành hình.
Chỉ trích được Bắc Kinh đưa ra liên quan đến việc Đài Loan mới cấp nhập cảnh cho thành viên của một tổ chức chủ trương đòi Hồng Kong phải được độc lập, tách rời khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc.
Trong thông cáo phổ biến ngày hôm qua tại Bắc Kinh, Văn Phòng dặc Trách Quan Hệ Với Đài Loan còn cho rằng chính phủ Đài Bắc đứng đàng sau giật dây, và điều này gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ giữa Đài Bắc với Bắc Kinh, và cho sự ổn định của đặc khu Hồng Kong.
Xin nhắc lại quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang ở trong trạng thái nguội lạnh, sau khi bà Tân Tổng Thống Thái Anh Văn không lên tiếng công nhận chính sách một quốc gia hai chính phủ, tức chưa xem Bắc Kinh là chính quyền đại diện cho Trung Quốc và Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.


Trung Quốc phản đối Đại sứ Mỹ đến thăm vùng biên giới Ấn-Trung

2016-10-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung Quốc hôm nay lên tiếng phản đối việc Đại Sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ mới đến thăm khu vực Arnunachal Pradesh ở vùng biên giới Ấn-Trung, nơi đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và New Dehli.
Chuyến thăm khu vực Arnunachal Pradesh được ông đại sứ Hoa Kỳ Richard Verma thực hiện hôm thứ Sáu vừa rồi, sau đó ông có đăng hình trên trạng mạng xã hội, kèm theo lời cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt mà các viên chức địa phương Ấn đã dành cho ông.
Hôm qua trong cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh chuyến đi của ông Đại Sứ Hoa Kỳ sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sự ổn định của khu vực mà ông Đại Sứ Mỹ ghé qua, cũng như ảnh hưởng đến nỗ lực muốn xây dựng hòa bình mà hai chính phủ Ấn và Trung Quốc đang thực hiện.
Hồi 1962, một cuộc chiến ngắn đã xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn. Đến giờ, cả 2 nước đã nhiều lần gặp nhau để giải quyết tranh chấp biên giới, nhưng không đạt được kết quả nào đáng kể.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Bắc Kinh cáo buộc Hồng Kong và Đài Loan cấu kết để tách rời khỏi Trung Quốc


Bắc Kinh cáo buộc Hồng Kong và Đài Loan cấu kết để tách rời khỏi Trung Quốc

2016-10-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung Quốc cáo buộc có những người Hồng Kong và Đài Loan đang âm mưu hợp tác chung để thực hiện ý đồ tách rời khỏi Hoa Lục, nói thêm âm mưu này sẽ chẳng bao giờ thành hình.
Chỉ trích được Bắc Kinh đưa ra liên quan đến việc Đài Loan mới cấp nhập cảnh cho thành viên của một tổ chức chủ trương đòi Hồng Kong phải được độc lập, tách rời khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc.
Trong thông cáo phổ biến ngày hôm qua tại Bắc Kinh, Văn Phòng dặc Trách Quan Hệ Với Đài Loan còn cho rằng chính phủ Đài Bắc đứng đàng sau giật dây, và điều này gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ giữa Đài Bắc với Bắc Kinh, và cho sự ổn định của đặc khu Hồng Kong.
Xin nhắc lại quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang ở trong trạng thái nguội lạnh, sau khi bà Tân Tổng Thống Thái Anh Văn không lên tiếng công nhận chính sách một quốc gia hai chính phủ, tức chưa xem Bắc Kinh là chính quyền đại diện cho Trung Quốc và Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.


Trung Quốc phản đối Đại sứ Mỹ đến thăm vùng biên giới Ấn-Trung

2016-10-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung Quốc hôm nay lên tiếng phản đối việc Đại Sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ mới đến thăm khu vực Arnunachal Pradesh ở vùng biên giới Ấn-Trung, nơi đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và New Dehli.
Chuyến thăm khu vực Arnunachal Pradesh được ông đại sứ Hoa Kỳ Richard Verma thực hiện hôm thứ Sáu vừa rồi, sau đó ông có đăng hình trên trạng mạng xã hội, kèm theo lời cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt mà các viên chức địa phương Ấn đã dành cho ông.
Hôm qua trong cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh chuyến đi của ông Đại Sứ Hoa Kỳ sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sự ổn định của khu vực mà ông Đại Sứ Mỹ ghé qua, cũng như ảnh hưởng đến nỗ lực muốn xây dựng hòa bình mà hai chính phủ Ấn và Trung Quốc đang thực hiện.
Hồi 1962, một cuộc chiến ngắn đã xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn. Đến giờ, cả 2 nước đã nhiều lần gặp nhau để giải quyết tranh chấp biên giới, nhưng không đạt được kết quả nào đáng kể.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Nóng Đinh Thế Huynh bí mật nhờ Trung Quốc xử Trần Đại Quang





 




Nóng Đinh Thế Huynh bí mật nhờ Trung Quốc xử Trần Đại Quang

Tôi đã tạo video này bằng Trình chỉnh sửa video của YouTube (http://www.youtube.com/editor) ... Video Hé lộ nhữn...



Sent from Yahoo Mail. Get the app


__._,_.___

==========================


Nhân vật số 2 của đảng CSVN thăm Mỹ trong chuyến đi ‘quyết định’
Posted  on 24/10/2016
23-10-2016
Ông Đinh Thế Huynh (thứ nhất từ trái) đứng cùng “tứ trụ” lãnh đạo Việt Nam trong ngày kết thúc đại hội đảng hồi Tháng Giêng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Ông Đinh Thế Huynh (thứ nhất từ trái) đứng cùng “tứ trụ” lãnh đạo Việt Nam trong ngày kết thúc đại hội đảng hồi Tháng Giêng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN và là thường trực ban bí thư đảng, vừa đến Mỹ hôm Chủ Nhật, 23 Tháng Mười, và kéo dài tới ngày 31 Tháng Mười, trong chuyến viếng thăm được coi là “quyết định” trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội, theo Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc đại học George Mason University ở Arlington, Virginia, và cũng là một học giả của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Washington, DC, cho biết.

Trong bài viết trên trang web của CSIS hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Mười, với tựa đề “Why the Washington Visit of the Vietnam Communist Party Permanent Secretary is Critical” (Tại sao chuyến thăm Washington của thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN lại mang tính quyết định), vị giáo sư cho biết ông Huynh bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày Chủ Nhật, 23 Tháng Mười, trong vai trò thường trực ban bí thư.

Là lãnh đạo cao thứ nhì trong đảng, ông là một ứng cử viên có thể thay thế Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này quyết định nghỉ hưu trong hai năm, theo như dự trù.
Vì thế, ông Huynh được coi là người “có đủ tư cách” nói chuyện với Washington, theo Giáo Sư Hùng.

Trong nhiều năm, thủ tục ngoại giao của Mỹ không bao giờ tiếp lãnh đạo đảng trong một hệ thống chính trị “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý,” vị giáo sư viết. Sự kiện mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Washington, DC, cách đây hai năm đã phá bỏ thủ tục này.

Cũng trong chuyến thăm này, theo Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trọng đưa ra hai tuyên bố quan trọng: Việt Nam sẽ làm mọi cách có thể để tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ chủ xướng và Mỹ là “lãnh vực ngoại giao quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Việt Nam.”

Vẫn theo giáo sư, chuyến thăm của ông Huynh cũng có thể được xem như một phần trong chính sách “đu dây” của Việt Nam giữa các cường quốc. Là một quốc gia nhỏ nằm cạnh ông hàng xóm khổng lồ, với những tham vọng thế giới và khu vực, Việt Nam phải hòa giải với Trung Quốc, nhưng không tới mức làm mất sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền. Thành ra, chuyện Hà Nội tranh thủ xây dựng quan hệ với các cường quốc có khả năng và ý muốn để cân bằng với Trung Quốc là điều bình thường.

Việt Nam phải có chiến lược cân bằng bằng ngoại giao uyển chuyển, trong khi không làm Trung Quốc khó chịu, theo vị giáo sư gốc Việt, và các chuyến đi nước ngoài của lãnh đạo Việt Nam là để thăm dò với mục đích đó. Trong quá khứ, các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ luôn luôn xảy ra sau khi, hoặc trước khi (hoặc cả hai), họ đã đến thăm Trung Quốc.

Sau đại hội đảng hồi Tháng Giêng, vẫn theo Giáo Sư Hùng, Việt Nam bắt đầu gởi các lãnh đạo đi thăm các quốc gia với mục đích thăm dò rất khéo léo.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch thăm Trung Quốc trong Tháng Tám và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm quốc gia đông dân nhất thế giới này trong Tháng Chín.
Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang thăm Singapore, một quốc gia nhỏ nhưng lại là một thành viên chiến lược trong khối ASEAN, hồi Tháng Tám. Tại đây, ông Quang giới thiệu khái niệm “chung sức hành động, cùng phát triển bền vững,” đối với nguyên tắc đồng thuận của ASEAN, mà thường xuyên bị “tê liệt” mỗi khi tìm sự đồng thuận trong vấn đề Biển Đông, theo giáo sư.

Vẫn theo Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Đinh Thế Huynh xảy ra vào giữa thời điểm có hai sự kiện đáng chú ý: Khai mạc hoạt động hải quân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Đà Nẵng hồi cuối Tháng Chín (sau đó là hai chiến hạm Mỹ ghé thăm quân cảng Cam Ranh vào đầu Tháng Mười) và chuyến thăm Bắc Kinh của ông Huynh, từ ngày 19 đến ngày 21 Tháng Mười.

Trước chuyến đi Trung Quốc và Hoa Kỳ của ông Huynh, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng, trong buổi gặp gỡ với bà Cara Abercrombie, phó phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á, đã đưa ra một tuyên bố rất mạnh mẽ: “Việt Nam ủng hộ Hoa Kỳ cũng như các đối tác khác can dự vào khu vực nếu như sự can dự này đem lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực.”

Theo Giáo Sư Hùng, chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Huynh trùng với một số sự kiện ảnh hưởng vị trí chiến lược của cả Mỹ lẫn Việt Nam: Không khí chính trị khó dự đoán tại Mỹ đối với việc chuẩn thuận TPP, phản ứng của Bắc Kinh đối với phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế có lợi cho Philippines, phát biểu của tổng thống Philippines nói rằng sẽ nghiêng về Trung Quốc và “nghỉ chơi” Hoa Kỳ, và tương lai không chắc chắn của liên minh quân sự Mỹ-Philippines.
Trong bối cảnh này, theo ông Hùng, ông Đinh Thế Huynh muốn có một sự bảo đảm về TPP và chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ sang Châu Á, nhất là sự bảo đảm chắc chắn của Washington tiếp tục hiện diện trong khu vực. 

Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ muốn biết quan điểm và kế hoạch của Việt Nam về tương lai của TPP và ASEAN, trong bối cảnh Philippines thay đổi chính sách quá nhanh chóng. Đây là quyền lợi của cả hai nước trong việc thảo luận xem họ có thể cùng nhau làm gì với tình thế thay đổi nhanh chóng tại Châu Á-Thái Bình Dương. Hợp tác có ý nghĩa giữa hai bên tùy theo những câu trả lời trong các vấn đề này.

Và để trả lời cho quan tâm của Việt Nam về “diễn tiến hòa bình” có thể có của Mỹ, Washington, trong cả lời nói lẫn hành động (nhất là tiếp tổng bí thư đảng CSVN tại Hoa Kỳ), đã cho thấy họ tôn trọng hệ thống chính trị tại Việt Nam. Đổi lại, Washington cũng không muốn làm ông Huynh “mất hứng” khi khai thác hai đề tài nhân quyền và quyền của công nhân, theo nhận định của Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng. 

Sự thông hiểu nhau và tin tưởng nhau giữa hai bên trong các vấn đề này sẽ là một sự vững chãi trong hợp tác có hiệu quả và lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. (Đ.D.)

Sent from Yahoo Mail. Get the app
__._,_.___





Posted by: <tntimnguyen0

Monday, 24 October 2016

Tin nóng Thế lực Tổng cục 2 trỗi dậy, liên minh Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang hình thành




Tin nóng Thế lực Tổng cục 2 trỗi dậy, liên minh Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang hình thành


=========================

I created this video with the YouTube Video Editor (http://www.youtube.com/editor) ... Cảm ơn các cụ các mợ đã luôn theo dõi và ủng hộ kênh, các cụ các mợ nh...




Cali Today News – Ngày 20/10/2016 vừa qua, nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi ở phường Dương Nội (Hà Đông- Hà Nội) là anh Trịnh Bá Phương bất ngờ bị nhóm côn đồ hành hung ngay tại chổ buôn bán, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân. Từ bị công an các loại đánh đập, hành hung nay đích thực là côn đồ ra tay, anh Phương cho đây là một sự việc rất nghiêm trọng, không phải do mâu thuẫn giữa anh với cá nhân côn đồ mà phỏng đoán có liên quan đến hoạt động đấu tranh giữ đất và đòi đất mà gia đình anh cùng bà con phường Dương Nội tiến hành nhiều năm qua…



==================================
__._,_.___

Posted by: Huyen Phan


 
Show original message



---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe





__._,_.___

Friday, 21 October 2016

HÔM NAY TỔNG THỐNG CHỬI THỀ DUTERTE ĐI TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ BỎ MỸ, BẮT ĐẦU TẬP TRẬN CHUNG VỚI TÀU CỘNG VÀ NGA


MỜI ĐỌC TIN CỦA HẠNH DƯƠNG TẠI LINK:

HÔM NAY TỔNG THỐNG CHỬI THỀ DUTERTE ĐI TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ BỎ MỸ, BẮT ĐẦU TẬP TRẬN CHUNG VỚI TÀU CỘNG VÀ NGA
Monday, October 17, 2016:
VietPress USA (Oct. 17th, 2016): Tân Tổng thống "văng tục chửi thề" Phlippines Rodrigo Duterte hôm nay Thứ Hai 17/10 đã dành cho Tân Hoa Xã là hãng tin của Nhà nước Trung Quốc một cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi ông sẽ hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu lần đầu tiên đến thăm chính thức Trung Quốc 4 ngày kể từ ngày mai, Thứ Ba 18/10 đế 21/10/2016.
     
     
     
     
     
Rodrigo Duterte tuyên bố trước ki đi thăm Trung Quốc 4 ngày kể từ Thứ Ba 18/10/2016
 Căn cứ Quân sự của Hoa Kỳ thuê tại Vịnh Subic Philippines
Mở đầu cuộc phỏng vấn, ông Duterte đã nói nịnh Trung Quốc rằng "Ông Ngoại của tôi là một người Trung Quốc nên trong máu của tôi có máu Trung Quốc". Ông khen "Người Trung Quốc rất tốt.. Chỉ có Trung Quốc giúp chúng tôi mà thôi".


Ông Duterte vẫn hậm hực cho rằng TT Barack Obama đã xía vào chuyện nội bộ của Philippines khi lên tiếng chỉ trích chiến dịch giết các người buôn bán và nghiện ngập ma túy do ông chủ trương không cần xét xử. 

Trước chuyến đi, báo chí Trung Quốc loan tin rằng ông Duterte tuyên bố chấm dứt quan hệ quân sự lâu năm với Hoa Kỳ để bắt đầu các cuộrc tập trận chung với quân đội Trung Quốc và Nga.


Duterte cầm đầu phái đoàn lớn nhất của Philippines gồm hầu hết các Bộ trưởng trong Nội các Chính phủ, các Tướng lãnh quốc phòng và Cảnh sát, tình báo và hơn 200 nhà doanh nghiệp, tài chánh, ngân hàng của Pillippines đến thăm chính thức Bắc Kinh trong 4 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song pương bền vững lâu dài với Trung Quốc để hai bên cùng phát triển, cùng bảo vệ an ninh mỗi bên và khu vực.


Ông Duterte nói: "Một số nước chỉ biết chỉ trích chúng tôi vì biết là chúng tôi không có tiền nên không muốn giúp chúng tôi. Nhưng người Trung Quốc thì khác, họ lẳng lặng giúp Philippines xây dựng trung tâm cai nghiện một cách chân thành. Họ không hề phê bình hay ý kiến gì về chiến dịch bài trừ ma túy của chúng tôi. Họ rất tôn trọng chúng tôi và hỗ trợ chúng tôi chân thành"


Ông Duterte nói thêm nhiều câu nịnh Trung Quốc  rằng "Trung Quốc là một nước lớn và rất hào phóng. Người dân Trung Hoa thì cần cù, sáng tạo và chính phủ Trung Quốc thì rất sáng suốt".

Từ khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 16 của Philippines vào ngày 30/6/2016, ông Rodrigo Duterte đã cho lệnh giết không cần điều tra hay xét xử trên 3.700 nạn nhân gồm những nghi can buôn bán và nghiện ngập ma túy. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon cảnh báo Philippines vi phạm nhân quyền và tàn sát chủng tộc nên đã bị ông Duterte chửi tục tĩu và dọa sẽ rút tên Philippines ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Quốc Hội Liên Âu đại diện 28 quốc gia Âu Châu ra Quyết Nghị cảnh cáo Philippines về vi phạm nhân quyền và tội diệt chủng thì ông Duterte lên Truỳen hình Quốc gia đưa ngón tay giữa ra dấu tục tĩu và chửi thề "Đ. Má Mày" và nói Liên Hiệp Châu Âu Âu là "Đồ điên". 


TT Barack Obama cũng đã cảnh báo tương tự nên bị ông Duterte chửi là "Thằng con của gái điếm" và dọa sẽ mạt sát TT Obama tại diễn đàn hội nghị các quốc gia ASEAN họp tại Vạn Tượng thủ đô Lào. Sau đó TT Obama hủy bỏ cuộc gặp gỡ dành cho Duterte bên lề Hội nghị ASEAN. Sau vụ nầy, Duterte quyết định đuổi quân đội Mỹ ra khỏi đảo Mindanao vùng nam Philippines nơi Lực lượng Đặc biệt Mỹ đang giúp Phillippines chống khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaf.

Video Duterte công bố sẽ không đề cập về Biển Đông với Trung Quốc:
Tiếp đến, Duterte công bố vĩnh viễn chấm dứt cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ trên Biển Đông và lần tập trận cuối cùng đã chấm dứt trong tuần vừa qua. Tuyên bố với báo Xinhua của Trung Quốc trước khi lên đường đi thăm Bắc Kinh, ông Duterte nói rằng "Tôi muốn thay đổi đường lối, chính sách của Philippines để đưa đất nước Philippines đến độc lập và thịnh vương hơn. Chúng tôi quyết định không liên minh với Hoa Kỳ nữa vì sự liên minh đó đã được hình thành dưới thời Aquino đã cho quân đội Hoa Kỳ hiện diện đông đảo ở Philippines để chống lại Trung Quốc."


Ông Duterte nói tiếp rằng "Trung Quốc là người bạn láng giềng tốt. Họ thực sự giúp chúng tôi. Họ là cường quốc; trong khi Hoa Kỳ ngày nay là suy yếu về kinh tế và quân sự không còn ảnh hưởng trên thế giới nữa".


Duterte cũng cho hay Trung Quốc thỏa thuận cho Philippines một khoản tiền vay nhẹ lãi và lâu dài để phát triển kinh tế và phục hồi đất nước. Ông nói Philippines cần giữ quan hệ thân thiết và học hỏi kinh nghiệm thành công của Trung Quốc, nhất là khi toàn cầu khủng hoảng nhưng kinh tế và thương mại của Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp.
Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines đang bị Trung Quốc chiếm cùng với đảo đá ngầm Scarborough của Philippines bị Trung Quốc chiếm mà cựu Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III đã thưa ra Tòa án Trọng tài Quốc tế và được Tòa nầy xử cho Philippines thắng kiện vào ngày 12/7/2016 vừa qua; ông Duterte nói rằng "Lập trường của Manila là đàm phán thay vì đối đầu. Chiến tranh không phải là giải pháp."


Video Tòa Bạch Ốc Họp Báo  về vấn đề Bang giao với Philippines: https://www.youtube.com/watch?v=dNygUq08ZTY

Ông Duterte ám chỉ Hoa Kỳ khi ông tuyên bố rằng: "Tôi phản đối sự can thiệp của các nước khác vào Biển Đông. Tôi không muốn các nước khác tham gia vào đàm phán mà chỉ muốn nói chuyện trực tiếp với Trung Quốc.


Trước đây ông Duterte khi mới đắc cử đã nói ông đề nghị cùng hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác phân chia lợi nhuận trên vùng biển và đảo tranh chấp với Philippines.


Ông Rodrigo Duterte cho hay hiện tại có khoảng 2 triệu người gốc Hoa đang sinh sống ở Philippines, và ông Duterte nói rằng "Trung Quốc giúp Philippines cũng là giúp anh em người Hoa của mình". Đa số người Hoa nắm các ngành kinh doanh lớn tại vùng đảo phía bắc mà trung tâm tài chánh và thủ đô là Manila.

Ông Duterte công bố với Tân Hoa Xã và báo Xinhua rằng ông đã chấm dứt hoàn toàn việc tập trận chung với Hoa Kỳ và nay ông sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với Trung Quốc và Nga trên Biển Đông. Ông cũng cho hay chuyến đi thăm Trung Quốc 4 ngày bát đầu từ Tứ Ba 18/10/2016 ông sẽ mua một số vũ hí c3a Trung Quốc nhưng số lượng sẽ chưa nhiều lắm. Ông cũng nói sẽ chấm dứt tất cả các căn cứ của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Philippines mà trong đó Vịnh Subic là quan trọng nhất.


Tuy nhiên trong một cuộc họp báo và phúc trình với phía các tổ chức (theo Video đính k2m), ông Duterte khẳng định rằng chuyến đi nầy ông sẽ không đề cập hay bàn bạc gì về vấn đề Biển Đông.


Trong khi đó, tại Tòa Bạch Ốc, một cuộc họp báo của Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa nhận được văn bản nào chính thức từ Tổng thống Rodrigo Duterte hay cơ quan nào đại diện cho Philippines để thông báo chấm dứt hợp tác với Hoa Kỳ hay đòi hỏi Hoa Kỳ phải rời khỏi các căn cứ của Hoa Kỳ đã có hợp đồng thuê địa điểm trên lãnh thổ Philippines. Những hợp đồng nầy ký kết giữa hai chính phủ nên nay ông Duterte muốn tự ý chấm dứt cũng sẽ..

MỜI ĐỌC TIẾP TẠI LINK:



__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Nhà máy 7.000 tỷ 'đắp chiếu': Thiết bị Tàu, lỗ 1.400 tỷ




Nhà máy 7.000 tỷ 'đắp chiếu': Thiết bị Tàu, lỗ 1.400 tỷ

21/10/2016  03:00 GMT+7
 Thanh tra Chính phủ đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong dự án xơ sợ Đình Vũ - Hải Phòng 7.000 tỷ. Điều này đã góp phấn khiến cho dự án không thể vận hành như dự kiến và thua lỗ tới hơn 1.400 tỷ rồi phải tạm dừng.

Lỗ 1.472 tỷ, sai phạm trăm tỷ
Dự án Xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng (PVTex) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa bị Thanh tra Chính phủ “điểm mặt” hàng loạt sai phạm, thất thoát nhiều tỷ đồng trong quá trình đầu tư dự án.
Ngay từ khâu đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện, trong quá trình ký kết hợp đồng mua thiết bị, chủ đầu tư và nhà thầu đã không tuân thủ đúng quy định, thay đổi nguồn gốc, xuất xứ một số thiết bị.
Thanh tra Chính phủ, PVTex, đầu tư lãng phí, xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng, doanh nghiệp nhà nước, Bộ Công an, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVN, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Vinatex
Một số thiết bị có nguồn gốc từ Đức bị hô biến thành thiết bị Trung Quốc (ảnh một dây chuyền sản xuất ở PVTex)
Trong quá trình ký kết và hợp đồng thiết bị, chủ đầu tư và nhà thầu đã không tuân thủ đúng quy định của hợp đồng, thay đổi nguồn gốc xuất xứ một số thiết bị nhưng không thương thảo trước khi thay đổi. Bao gồm dây chuyền thiết bị kéo sợi dún từ Đức sang Trung quốc giá trị 11,3 triệu USD, tương đương hơn 200 tỷ,...

Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu chủ đầu tư báo cáo và tính toán việc thay đổi này.

Hơn nữa, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, PVTex đã không tổ chức thẩm định, tính toán kỹ, tăng tổng mức đầu tư không đúng với chi phí, tính sai chi phí... trị giá khoảng 38,7 triệu USD, dẫn đến dự án bị đội vốn lên thành 363 triệu USD.

Cụ thể, việc đưa chi phí xây dựng không có cơ sở đã làm tăng tổng mức đầu tư gần 21,5 triệu USD. Tính chi phí lãi vay sai làm tăng tổng mức đầu tư thêm hơn 6,3 triệu USD. Một số chi phí khác không đúng quy định làm tăng mức đầu tư thêm gần 8 triệu USD.

Chưa hết, khi đã chọn được tổng thầu EPC cho dự án, thì việc hợp đồng thầu EPC ký bằng ngoại tệ, nhưng thanh toán bằng nội tệ đã làm PVTex thiệt hơn 46 tỷ đồng.
Ngoài ra, quá trình thực hiện, thi công dự án, chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát đã nghiệm thu, thanh toán tăng sai, trùng lắp khối lượng so với hồ sơ số tiền hàng tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, kết quả sản xuất của dự án xơ sợi Đình Vũ từ chạy thử đến khi chính thức hoạt động đều liên tục lỗ. Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng.
Tổng số lỗ trong 3 năm là 1.472 tỷ đồng.

Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải 'đắp chiếu', đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn.
Thanh tra Chính phủ, PVTex, đầu tư lãng phí, xơ sợi Đình Vũ, Hải Phòng, doanh nghiệp nhà nước, Bộ Công an, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVN, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Vinatex
Sau khi thua lỗ, dự án nhà máy sợi PVTex đã dừng hoạt động
Kiến nghị Bộ Công an xử lý hình sự
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) không phải là đơn vị duy nhất phải chịu trách nhiệm cho những sai phạm tại PVTex. Thanh tra Chính phủ kết luận, những thiếu sót, vi phạm trên Bộ Công Thương; HĐQT, Tổng giám đốc của PVN; Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thời kỳ từ năm 2007 đến nay phải chịu trách nhiệm.

Bởi lẽ, PVTex ban đầu là sự hợp tác của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thế nhưng, cuộc “hôn nhân” đã nửa đường đứt gánh, Vinatex rời bỏ và để PVN gánh toàn bộ nhà máy mặc dù đây mới là đơn vị có nhiều kinh nghiệm về xơ sợi. Đây là việc làm thiếu trách nhiệm của Vinatex trong việc thực hiện chủ trương của nhà nước về phát triển ngành này.

Còn Bộ Công Thương thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn đã được Thủ tướng phê duyệt đối với PVN, Vinatex.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành hữu quan xử lý về kinh tế 54 tỷ đồng và hơn 22.000 USD do nghiệm thu thanh toán sai, trùng lắp, đồng thời yêu cầu PVTex xử lý dứt điểm các tranh chấp do thay đổi nguồn gốc xuất xứ thiết bị, vật tư. Xử lý trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tại Bộ Công thương, PVN và Vinatex vì đã thiếu trách nhiệm trong vai trò quản lý nhà nước, trong việc góp vốn, nhận góp vốn, chuyển nhượng không đúng quy định pháp luật.

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ nhận định, quá trình thanh tra dự án đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Do đó, cơ quan này kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Lương Bằng


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

My Blog List