Kinh tế Trung Quốc bị
rối, Bắc Kinh có thể gây chiến tranh
Thứ
tư, 09/09/2015, 06:15 (GMT+7)
(An Ninh Quốc Phòng) - Bài
viết Kinh tế Trung Quốc bị rối, Bắc Kinh có thể gây chiến tranh đăng trên trang
National Interest, nhắc nhở Mỹ nên cẩn thận, vì từng có tiền lệ: một chính phủ
cảm thấy bị bao vây, có thể tìm cách tháo cởi sự bất mãn của nhân dân bằng cách
tạo ra một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại.
·
TQ giới thiệu chiến đấu cơ mới
Một Thế Giới xin lược dịch bài Kinh
tế Trung Quốc bị rối, Bắc Kinh có thể gây chiến tranh:
“Thế giới đang tập trung chú ý sự mất giá của thị trường chứng
khoán Thượng Hải, cùng những chứng cứ sức tăng trưởng kinh tế TQ đang giảm tốc
nghiêm trọng.
Hơn nữa, sự co rút này xem ra tràn khắp, thể hiện chính trong sự
giảm giá đầy bất ổn và đáng báo động của chính thị trường chứng khoán Mỹ.
Những lo ngại này chồng chất, vì luôn có sự nghi ngờ về độ chính
xác trong các thống kê kinh tế của các quan chức Bắc Kinh.
Ngay trước cơn suy giảm này, một số chuyên gia bên ngoài nhận
định: các quan chức TQ “tô điểm” cho kết quả để tỏ ra nền kinh tế vẫn mạnh mẽ,
giấu kín mức độ suy thoái.
Dễ hiểu được sự chú ý về những hậu quả của một nền kinh tế TQ giảm
tốc, khi sự phân nhánh của nó cũng cực kỳ khó chịu cho nền kinh tế Mỹ và kinh
tế toàn cầu.
Nhưng chúng ta cũng nên cảnh giác, trước sự căng thẳng kinh tế này
có thể tác động tới hành vi quân sự-ngoại giao của Bắc Kinh. Đã có tiền lệ một
chính phủ cảm thấy bị bao vây, có thể tìm cách tháo cởi sự bất mãn của nhân dân
bằng cách tạo ra một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại.
Trong vở kịch Henry IV, đại kịch tác gia, Shakespeare mô tả thủ
thuật này là “toan tính dùng những vụ cãi cọ với người ngoài để làm đảo lộn suy
nghĩ trong nước”.
Nhiều khả năng lãnh đạo TQ đang ngày càng cảm thấy khó chịu. Từ
khi TQ cải cách kinh tế theo hướng thị trường hồi cuối những nhăm 1970, đã có
một sự mặc cả ngầm, rằng nếu quần chúng không thách thức vai trò lãnh đạo thì
lãnh đạo sẽ luôn nâng cao mức sống cho nhân dân…
Cho đến nay, phần kinh tế của sự mặc cả này xem ra được bảo đảm,
thể hiện là tỷ lệ tăng trưởng thường 2 chữ số.
Chưa thể rõ chuyện gì xảy ra, nếu như CPC khộng thể duy trì mảng
mặc cả ngầm này, nhưng có thể sẽ nổi nên một mức độ người dân bất mãn nguy
hiểm.
Bắc Kinh có thể không cố tình gây ra một cuộc khủng hoảng chính
sách đối ngoại lớn, từ khi nền kinh tế TQ lệ thuộc nặng vào thị trường xuất
khẩu, và sự tiếp cận các thị trường này có thể bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Tuy nhiên, việc cần bảo tồn, phát huy tính đoàn kết quốc gia, và
kéo người dân thôi không chú ý vào những rắc rối kinh tế ngày càng tăng đang có
thể thúc đẩy lãnh đạo TQ ôm lấy những chính sách cứng rắn ở ít nhất 3 khu vực.
Và tất cả những tình huống này kéo theo sự nguy hiểm về những tính
toán sai có thể dẫn đến chiến tranh.
Biển Đông là một trong 3 khu vực nêu trên. Bắc Kinh đã tuyên bố
độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông.
TQ đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền này
bằng cách xây đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đưa
tàu chiến và máy bay tuần tra vùng biển này.
Chủ trương này khiến Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với các nước
láng giềng như Philippines, Việt Nam, cùng với Mỹ, thế lực hàng hải hàng đầu
thế giới.
Những điều kiện trên đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu ghê gớm.
Lãnh đạo TQ dựa vào lịch sử của họ để tuyên bố chủ quyền, làm rõ rằng sẽ không
tha thứ việc họ bị các thế lực bên ngoài làm nhục.
Những tuyên bố này nhằm gây được sự ủng hộ của người dân TQ, bằng
cách gợi nhắc việc người dân từng phải chịu đựng sự làm nhục hồi những năm 1800
và đầu thập niên 1900.
Khu vực thứ hai là Đài Loan. Từ lâu, Bắc Kinh xem Đài Loan thuộc
lãnh thổ TQ. Dù lãnh đạo TQ tỏ ra kiên nhẫn trong vấn đề thống nhất, nhưng Bắc
Kinh phản ứng mạnh mỗi khi quan chức Đài Loan thúc đẩy việc độc lập, như thời
lãnh đạo Trần Thủy Biển (từ năm 2000 đến 2008).
Mối nguy đối đầu đang nổi lên, khi các thăm dò dư luận cho thấy
đảng Dân chủ tiến bộ chủ trương độc lập của ông Trần sẽ là lãnh đạo mới ở Đài
Loan.
Khu vực khủng hoảng thứ ba là biển Hoa Đông. TQ luôn khẳng định
chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, vốn do Nhật Bản kiểm soát và gọi là quần đảo
Senkaku.
Quan điểm của TQ là quân Nhật hoàng chiếm quần đảo trên, cùng lúc
Nhật chiếm Đài Loan sau cuộc chiến 1895.
Vụ tranh chấp quần đảo cùng nhiều vấn đề khác, khiến đã xảy ra
những vụ bạo loạn chống Nhật tại các thành phố TQ, như những vụ tấn công doanh
nghiệp, xe hơi Nhật.
Lãnh đạo TQ có một phần thưởng chính trị, khi thể hiện quan điểm cứng rắn trong vụ tranh chấp quần đảo với Nhật, tin tưởng người dân TQ sẽ ủng hộ quan điểm này.
Tất cả những gợi ý này là Mỹ cùng đồng minh nên cẩn trọng khi đối
phó với TQ, nhất là trên 3 vấn đề nêu trên.
Đây không phải lúc ép lãnh đạo TQ đang bị rối vì nền kinh tế TQ
yếu kém. Chớ nên để những vị lãnh đạo này dùng chính sách đối ngoại đối đầu để
gây xao lãng sự chú ý của người dân nước họ.
TQ mà thực hiện chiến lược này, sẽ kéo theo nguy cơ nghiêm trọng
là tính toán sai và gia tăng căng thẳng, và sẽ là một thảm kịch cho tất cả
những ai liên quan”.
Tác
giả bài viết
Ted Galen Carpenter: nhà nghiên cứu cao cấp ở Viện CATO, biên
tập viên của National Interest. Ông có 10 đầu sách và hơn 600 bài báo về các
vấn đề quốc tế.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment