Khu phố tài chính Phố Đông ở Thượng Hải. Ảnh
chụp ngày 09/03/2017.REUTERS/Aly Song
Trong bài bình luận mang tựa đề
« Ông Tập Cận Bình, có đúng là ông nói ‘tự do mậu dịch’ hay không ? »,
nhật báo Les Echos nhận định, dù chủ tịch Trung Quốc
tại Diễn đàn Davos lớn tiếng kêu gọi tự do thương mại, nhưng nước ông vẫn tiếp
tục đối xử tệ hại với các nhà đầu tư ngoại quốc. Và ông Tập cũng vừa tung ra
một kế hoạch công nghiệp quy mô để chống lại hàng nhập khẩu.
Tác giả nhận xét, mối đe dọa chủ nghĩa bảo hộ không chỉ đến từ
nước Mỹ của Donald Trump, mà còn từ Trung Quốc. Thay vì tiến đến tự do hóa kinh
doanh, Tập Cận Bình lại củng cố dân tộc chủ nghĩa nhằm duy trì tăng trưởng.
Những ngôn từ đẹp đẽ về tự do mậu dịch của ông Tập tại Diễn đàn Davos cho người
ta cảm tưởng một thế giới đảo lộn – Trung Quốc dạy cho nước Mỹ một bài học.
Nhưng thực tế không phải như thế.
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung
Quốc chỉ mở hé thị trường và tiếp tục thọc gậy bánh xe đối với các nhà đầu tư.
Bắc Kinh lợi dụng điểm yếu của các đối tác, vốn đầy hy vọng về thị trường khổng
lồ này. Đại hội Đảng lần thứ ba năm 2013 đã kêu gọi tự do hóa, thị trường phải
đóng vai trò quyết định ; tuy nhiên Bắc Kinh cũng biết gieo rắc hỏa mù. Trong
nội bộ đảng có những tranh luận gay gắt về chính sách kinh tế, nhưng không hề
hé lộ cho những nhà quan sát nước ngoài. Hoàn toàn mù mờ, họ đành tiếp tục hy
vọng.
Nâng cấp kỹ nghệ để chống nhập khẩu, thoát bẫy thu nhập trung bình
Nhưng trên thực tế, việc mở cửa vẫn chưa đầy đủ, bị kiểm soát, và
không có tiến bộ nào so với kỳ vọng của phương Tây. Ngược lại, Sáng kiến China Manufacturing
2025 (CM 2025), một kế hoạch chiến lược được thai nghén từ lâu, cho thấy Bắc
Kinh muốn tăng cường sức mạnh kỹ nghệ từ nay đến 2025 và sau đó đến 2049 – nhân
kỷ niệm 100 năm Mao Trạch Đông giành chính quyền. Tài liệu này được Phòng
Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc phân tích kỹ lưỡng, cần được coi là lời cảnh
báo. Kế hoạch CM 2025 nhắm đến sự độc lập trong các lãnh vực tương lai.
Danh sách rất cụ thể : kỹ thuật số, robot, hàng không, thiết bị
hàng hải, xe hơi điện, máy nông nghiệp, vật liệu mới, dược phẩm, thiết bị y tế
hiện đại…Mục tiêu cũng thế : chẳng hạn về phụ tùng phải từ 40% thị phần tăng
lên 70%, robot từ 50% lên 70%, máy cày hạng nặng 30% lên 60%, năng lượng tái
tạo từ 0% lên 80%...Làm thế nào đạt được ? Bằng cách tăng cường mạnh mẽ các
phương tiện nghiên cứu, hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, tư nhân và các trường đại
học, một chiến dịch mua lại các công ty ngoại quốc có mục tiêu cụ thể, và xây
dựng các doanh nghiệp hàng đầu.
Số tiền đầu tư vào kế hoạch này lên đến nhiều tỉ đô la, và theo
tác giả, Bắc Kinh không có cách nào khác. Trung Quốc bị giam hãm trong «
bẫy thu nhập trung bình ». Công nghiệp hạng thấp đã giúp Trung Quốc
phát triển với mức độ đáng nể, nhưng tiền lương đang ở mức
« trung bình » khiến Bắc Kinh bị lọt vào gọng kềm. Một bên là sự
cạnh tranh của các nước có tiền lương thấp hơn, bên kia là các nước phát triển
vẫn kiểm soát các lãnh vực tiên tiến của mình.
Hô hào tự do mậu dịch, nhưng chỉ nâng đỡ sản xuất trong nước
Để thoát khỏi chiếc bẫy này, có hai cách : hoặc mở cửa cho nước
ngoài để chuyển sang một nền kinh tế dịch vụ, hoặc nhanh chóng nâng cấp kỹ
nghệ. Vì đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề có ý định nhường lại quyền lực, Trung
Quốc chọn lựa phương án thứ hai – duy trì căn bản công nghiệp bằng robot, song
song đó tìm một chỗ đứng trong kỹ thuật cao.
Chiến thuật này, theo Les
Echos, không phải là không nguy hiểm. Trước hết là nguy cơ thất bại
: không dễ gì đánh bại được Apple. Sau đó, việc chiếm lĩnh thị trường thế giới không
đơn giản : tuy Alibaba vượt qua Amazon tại Trung Quốc, nhưng vươn ra thế giới
khó hơn nhiều. Nhưng rủi ro lớn nhất là gây ra xu hướng bảo hộ tại phương Tây.
Nếu Trung Quốc tự cho phép mình tìm cách thay thế nhập khẩu (qua China
Manufacturing 25), thì khó thể tiếp tục cao giọng đòi tự do mậu dịch và tránh
né khỏi bị trả đũa.
Sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 11, nhân đó 5/7 thành
viên thường trực Bộ Chính trị sẽ được thay thế. Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nhiệm
kỳ 5 năm thứ hai, nhưng vấn đề là ông ta củng cố chủ nghĩa dân tộc ở mức nào.
Các đối thủ của Tập Cận Bình cho rằng chính sách của ông trong đó có CM 25 sẽ khiến
phương Tây giận dữ, đặc biệt là Donald Trump.
Phe nào sẽ thắng ? Chưa biết được, nhưng chủ nghĩa dân tộc có cơ
tăng cường thay vì giảm sút. Trung Quốc chắc chắn không đứng về phía các nước
chủ trương tự do hóa. Phòng Thương mại Châu Âu cảnh báo các nhà công nghiệp
phương Tây nên thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc. Còn đối với Liên Hiệp Châu
Âu và các quốc gia thành viên, cần phải nhìn nhận rằng, thời của chủ nghĩa tự
do thương mại một cách hào hiệp rõ ràng đã chấm dứt.
Bắc Kinh mở cửa cho đế chế Trump
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro nhận định
« Bắc Kinh mở cửa cho đế chế Trump », còn Le Monde mỉa mai «
Bắc Kinh yêu thích thương hiệu Trump ».
Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho 38 thương hiệu Donald J.Trump được
đăng ký, từ khách sạn, sân gôn, dịch vụ vệ sĩ, nhà hàng, spa cho tới bất động
sản, bảo hiểm…Nhà tỉ phú có thể bảo vệ lợi ích của mình và gia đình, phát triển
thương hiệu « Trump » tại thị trường
khổng lồ Trung Quốc. Chẳng thấy loan báo gì trên Twitter. Donald Trump không
thông báo tin vui này trên mạng xã hội, nhưng Trung Quốc lần này đã làm hài
lòng tổng thống Mỹ, hay đúng hơn là tính cách doanh nhân đang tạm ngủ yên trong
ông Trump.
Tân tổng thống Mỹ im lặng vì vẫn đang bị đe dọa bởi cáo buộc xung
đột lợi ích. Quyết định của bộ Công Thương Trung Quốc chắc chắn là mang tính
chính trị, vì trước đó phải được đảng Cộng Sản thông qua. Theo thượng nghị sĩ
Ben Cardin, thành viên ủy ban ngoại vụ, Bắc Kinh muốn thủ lợi qua việc «
duy trì quan hệ cá nhân tốt đẹp với tổng thống Hoa Kỳ ».
Làm thế nào cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, khi Trung Quốc không hề
có đồng minh ?REUTERS/Tyrone Siu
Nhà nghiên cứu địa chính trị Brahma Chellaney trong bài viết
« Một cường quốc mới nổi không hề có đồng minh » trên
Japan Times ngày 06/03/2017 đã nhận định, càng tăng cường thêm sức
mạnh, thì Trung Quốc lại càng khó có được những đồng minh thực sự. Điều này
chứng tỏ vai trò lãnh đạo đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là chỉ bằng vũ lực thô bạo.
Tác giả nêu ra sự tương phản với mạng lưới đồng minh và đối tác
rộng rãi mà Hoa Kỳ duy trì tại châu Á-Thái Bình Dương và những khu vực khác. Sự
xuống cấp trong mối quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên, nước chư hầu trước
đây, đã minh họa cho tình thế khó khăn của Bắc Kinh.
Năm ngoái, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã
nói : « Chúng tôi có các đồng minh, bạn bè và đối tác mà
Trung Quốc không có được ». Còn bộ trưởng Quốc phòng Ashton Caster
nhấn mạnh, Bắc Kinh « đang dựng lên một bức tường lớn để
tự cô lập ».
Cô đơn khi hục hặc với « nước anh em » Bắc Triều Tiên
Quan hệ nhanh chóng xấu đi giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – vốn sở
hữu trữ lượng lớn quặng sắt, than đá, magnesit, than chì, đồng, kẽm và các khoáng
vật khác – chắc chắn càng làm tăng lên cảm giác cô độc của Trung Quốc.
Mới đây khi tố cáo Trung Quốc có «
thái độ nghiệt ngã » và «
múa may theo Mỹ », Bình Nhưỡng đã làm rõ không chỉ sự rạn nứt trầm
trọng trong quan hệ với người láng giềng khổng lồ, mà cả thực tế hiện nay Bắc
Kinh chỉ còn duy nhất một đồng minh thực sự là Pakistan. Theo tác giả, cho dù
đang là công cụ hữu ích cho Trung Quốc để kìm hãm Ấn Độ, Pakistan vẫn là một đồng
minh đáng ngờ - trong bối cảnh rộng hơn.
Sự rạn nứt giữa Trung Quốc – Bắc Triều Tiên diễn ra sau khi ảnh
hưởng của Bắc Kinh lên Miến Điện đã yếu hẳn đi Miến Điện cũng là một quốc gia
giàu tài nguyên thiên nhiên, từ dầu khí cho đến ngọc bích, gỗ. Ngày nay, quan
hệ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang ở mức thấp nhất từ khi quốc gia Bắc Triều Tiên được
thành lập năm 1948.
Cái chết của Kim Jong Nam : Đòn nặng cho Trung Quốc
Vụ hạ độc làm chết người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un là
ông Kim Jong Nam tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, là một đòn nặng cho Trung Quốc.
Bắc Kinh coi Kim Jong Nam – một tay chơi có dinh cơ ở Macao và Bắc Kinh – là
một quân cờ chủ chốt để đối phó với nhà độc tài Bắc Triều Tiên.
Cụ thể hơn, quan hệ được Trung Quốc khoe là «
máu mủ » với Bắc Triều Tiên đã xấu hẳn đi từ lúc Kim Jong Un lên
nắm quyền sau khi Kim Jong Il qua đời tháng 12/2011. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi ở
Bình Nhưỡng cố chứng tỏ không phải là chư hầu của Trung Quốc, kể cả việc nhen nhóm
lại chủ thuyết Juche (tức thuyết Chủ
Thể : tự cung tự cấp, tự chủ về chính trị và quân sự, xã hội không giai cấp).
Kim Jong Un thách thức Trung Quốc qua nhiều vụ thử nguyên tử và hỏa tiễn, cho
thấy ý hướng muốn thoát khỏi móng vuốt của Bắc Kinh thông qua mối quan hệ tốt đẹp
hơn với Hoa Kỳ - một lời mời gọi không được Washington lắng nghe.
Cái chết của Kim Jong Nam, chắc chắn là một đòn không chỉ đối với
Trung Quốc mà cả với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, vốn khai thác những tin tức mà ông này
cung cấp được về nội tình của chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Ba quốc gia này, ý
thức được tầm quan trọng của dòng họ nhà Kim ở Bắc Triều Tiên, đã chăm chút Kim
Jong Nam như một nhân vật có tiềm năng thay thế người em cùng cha khác mẹ đang
nắm quyền. Theo tác giả Brahma Chellaney, thế nên nhà độc tài Bình Nhưỡng có lý
do để trừ khử Kim Jong Nam.
Trước đó vào năm 2013, Bình Nhưỡng đã hành quyết người bạn quý giá
nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ông Jang Song Thaek,
tướng bốn sao vốn là chú dượng của Kim Jong Un. Ông Jang, người cố vấn của Kim
Jong Nam và là đầu mối chính trong quan hệ Bắc Kinh – Bình Nhưỡng, bị chế độ
cáo buộc đã lạm dụng quyền lực để ưu đãi Trung Quốc, nhất là bán rẻ tài nguyên
như than đá, đất đai và kim loại quý.
« Thoát Trung » và yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh
Nhưng Kim Jong Un, 33 tuổi, nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới và Tập
Cận Bình, lớn tuổi gấp đôi, đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng Trung Quốc –
Bắc Triều Tiên. Khi Tập Cận Bình viếng thăm chính thức Hàn Quốc giữa năm 2014,
ông ta đã lật đổ truyền thống từ nhiều thập kỷ qua, theo đó các lãnh đạo Trung
Quốc luôn công du Bắc Triều Tiên đầu tiên. Ông Tập vẫn chưa đi thăm Bình
Nhưỡng, cũng như Kim Jong Un từ chối đến Bắc Kinh. Trong khi đó ông nội và cha
của Kim Jong Un vốn luôn tỏ ra ngoan ngoãn trước thiên triều : Kim Il Sung, nhà
lập quốc đã thăm Trung Quốc đến 37 lần, còn người con kế nhiệm Kim Jong Il
viếng thăm Bắc Kinh 9 lần.
Nỗ lực của nhà lãnh đạo trẻ nhằm vạch ra một hướng đi độc lập đã
khiến báo chí nhà nước Trung Quốc tung ra cả một chiến dịch tuyên truyền chống lại
Kim Jong Un, tố cáo ông này tiếp tục chính sách
« thoát Trung » và tìm cách tháo gỡ những bế tắc trong quan hệ với
Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Dù rất bực tức, nhưng Trung Quốc không có nhiều chọn lựa để đối
phó với chế độ Kim Jong Un. Bắc Kinh không hề muốn Nhà nước Bắc Triều Tiên bị tan
rã – một kịch bản sẽ dẫn đến việc Triều Tiên thống nhất, trở thành đồng minh
của Hoa Kỳ. Triển vọng quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở gần biên giới là cơn ác mộng
của Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều
Tiên, khi quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 và có thể tiến về biên giới Trung
Quốc.
Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc vẫn coi bán đảo Triều Tiên là gót
chân Achille của mình về mặt chiến lược. Triều Tiên có thể là con đường thuận
tiện cho các cường quốc nước ngoài xâm lăng, hay đóng vai trò đầu cầu cho việc
tấn công Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đang có những tranh chấp về lãnh thổ và tài
nguyên với Bắc Triều Tiên, mà một nước Triều Tiên thống nhất sẽ kế thừa và đấu
tranh. Trung tâm của tranh chấp lãnh thổ là Chonji, miệng núi lửa trên đỉnh
Paektu (nơi mà 33 kilomet chiều dài dọc theo biên giới Trung-Triều vẫn chưa
được giải quyết xong), và một số hòn đảo nằm giữa hai dòng sông biên giới Áp
Lục (Yalu) và Đồ Môn (Tumen).
Để chứng tỏ vấn đề biên giới với Bắc Triều Tiên vẫn chưa ngã ngũ,
Trung Quốc đưa ra yêu sách lịch sử đã sửa đổi, rằng vương quốc Koguryo – được
thành lập trên lưu vực sông Tongge ở miền bắc bán đảo Triều Tiên – là thuộc về Trung
Quốc chứ không phải Triều Tiên như các nhà sử học quốc tế vẫn khẳng định. Năm
2012, một báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc «
có thể đang tìm cách đặt nền móng cho yêu sách lãnh thổ tại bán đảo Triều Tiên
trong tương lai ».
Lá bài Bình Nhưỡng mất giá
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc coi việc giữ nguyên trạng trên bán
đảo Triều Tiên là có lợi nhất cho mình. Bắc Kinh có thể chấp nhận Triều Tiên
thống nhất chỉ với điều kiện Trung Quốc có thể chi phối mạnh mẽ bán đảo này, có
được những nhượng bộ thường xuyên về chiến lược.
Cho đến nay, hành động mạnh mẽ nhất của Trung Quốc chống lại Bắc
Triều Tiên là việc ngưng nhập khẩu than đá gần đây, có thể cho là từ
« hiệu ứng Trump ». Chính sách khó đoán định của tổng thống Mỹ
Donald Trump, được phản ánh qua sự dao động về chủ trương «
Một nước Trung Hoa », và thái độ cứng rắn hơn trước sự bành trướng
của Bắc Kinh trên Biển Đông, đã khiến Trung Quốc phải có hành động để làm dịu
bớt những chỉ trích của Hoa Kỳ, là đã không làm đúng mức để giúp áp dụng các
biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc
Nhưng căng thẳng đang tăng cao giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng
mang ý nghĩa là giá trị của lá bài Bắc Triều Tiên khi mặc cả với Hoa Kỳ có vẻ
đã bị hao mòn. Trong nhiều năm, Washington đã giao phó vấn đề Bắc Triều Tiên
cho Trung Quốc, đổi lại Mỹ nhiều lần nhượng bộ Bắc Kinh. Ngày nay, thay vì đóng
vai trung gian tin cậy giữa Washington và Bình Nhưỡng, Trung Quốc lại bị Bắc
Triều Tiên tỏ ra khinh khỉnh.
Tác giả bài viết nhận định, Bắc Kinh vẫn phải đánh vật với câu hỏi
mang ý nghĩa bao trùm hơn, là liệu Trung Quốc có thể trở thành đối thủ ngang
hàng với Hoa Kỳ, trong khi không có được bất kỳ một đồng minh nào ?
THAAD : Bắc Kinh gia tăng trả
đũa thương mại Hàn Quốc
Thanh Phương
Căng
thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Seoul do việc việc khai triển hệ thống lá
chắn chống hỏa tiễn THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc. Đảng Tự Do Hàn Quốc, cầm quyền tại
miền nam Triều Tiên, ngày 07/03/2017, vừa cho biết Seoul đang xem xét khả năng
kiện Trung Quốc ra Tổ Chức Thương Mại Thế Giới- WTO về những biện pháp trả đũa
thương mại của Bắc Kinh do việc triển khai THAAD. Kể
từ tháng 7/2017 khi Seoul quyết định cho lắp đặt hệ thống THAAD để đối phó với
hiểm họa hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, các công ty của Hàn Quốc ở Trung Quốc liên tục
bị tấn công tin tặc, bị xử phạt hoặc buộc phải đóng cửa các cơ sở. Bắc
Kinh càng gia tăng các biện pháp trả đũa, đặc biệt nhắm vào tập đoàn Lotte, kể
từ khi tập đoàn đứng hàng thứ năm của Hàn Quốc vào tuần trước chấp nhận nhượng
cho Nhà nước sân golf của tập đoàn này để lấy đất làm nơi triển khai hệ thống
lá chắn chống hỏa tiễn. Tập đoàn Lotte lại có mặt rất nhiều tại Trung Quốc cho
nên càng là mục tiêu tấn công dễ dàng. Uy
Long, một công ty thực phẩm của Trung Quốc, vừa rút toàn bộ các mặt hàng của
công ty này khỏi 120 cửa hàng của Lotte ở Trung Quốc, và tuyên bố sẽ không bao
giờ hợp tác với tập đoàn Hàn Quốc nữa. Một liên đoàn gồm khoảng 100 công ty
cung cấp hàng cho các siêu thị cũng đã hứa sẽ « trừng trị » Lotte. Còn tại tỉnh Cát Lâm, sát
biên giới Bắc Triều Tiên, người tiêu dùng được kêu gọi tẩy chay Lotte. Theo
thông báo của Lotte, hàng chục cửa hàng của tập đoàn ở Trung Quốc đã phải đóng
cửa, với lý do là các cơ sở này không tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa
cháy. Trước
đó, chính quyền Bắc Kinh đã buộc tập đoàn Lotte đình chỉ một dự án công viên giải
trí 2,5 tỷ đôla ở tỉnh Thẩm Dương. Không những thế, trang web của Lotte trong
tuần qua còn bị tấn công tin tặc. Vốn
đã đầu tư hơn 8 tỷ đôla ở Trung Quốc từ năm 1994, Lotte hiện có đến 22 chi
nhánh ở nước này, sử dụng tổng cộng 26 000 nhân viên, và mỗi năm thu về 2,5 tỷ
đôla. Bị đánh trực diện như vậy, Lotte bị thiệt hại rất nhiều. Ngay
cả tại Hàn Quốc, các cửa hàng miễn thuế của Lotte chính yếu sống nhờ vào các du
khách Trung Quốc Thế mà các công ty du lịch Trung Quốc dường như vừa được lệnh
tạm ngưng bán các tour du lịch sang Hàn Quốc, « vì lý do an ninh ». Hãng
tin Yonhap cũng vừa loan tin là Trung Quốc đã lại bác đơn của các hãng hàng
không Hàn Quốc xin mở thêm các chuyến bay giá rẻ giữa hai nước. Trong hai tháng
1 và 2, phía Trung Quốc cũng đã bác những yêu cầu tương tự của các hãng hàng
không Hàn Quốc. Nhưng
không chỉ về mặt thương mại, hệ thống lá chắn chống hỏa tiễn này còn ảnh
hưởng đến trao đổi văn hóa giữa hai nước. Các chuyến lưu diễn của những nhóm nhạc
K-pop, rất ăn khách ở Trung Quốc, đã bị hủy. Trung
Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, nhập đến một phần tư
hàng xuất cảng của nước này. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay đã
tuyên bố là Hàn Quốc cùng với Mỹ sẽ «
gánh chịu những hậu quả nặng nề » do việc triển khai hệ thống
hỏa tiễn THAAD. Như vậy không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ có thêm các biện
pháp trả đũa thương mại Seoul.
Kiều dân Malaysia bị cấm rời Bắc Triều Tiên, Kuala Lumpur trả
đũa
Tú Anh
Malaysia phong tỏa sứ quán
Bắc Triều Tiên tại Kuala Lumpur. Ảnh ngày 07/03/2017.Reuters
Sau
khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017,
đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala
Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib
Razak lên án hành động « bắt
con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều
Tiên. Tư
pháp Malaysia cho biết bằng mọi giá sẽ thẩm vấn các nghi can Bắc Triều Tiên « đang ẩn trốn trong sứ quán
» cho dù phải mất 5 năm chờ đợi. Một hàng rào cảnh sát đã được bố trí chung
quanh cơ quan đại diện ngoại giao của Bắc Triều Tiên. Vào
lúc Bắc Triều Tiên đứng trước nguy cơ bị quốc tế gia tăng trừng phạt sau loạt
phóng tên lửa đe dọa Nhật Bản, căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với
Malaysia, bắt nguồn từ vụ sát hại Kim Jong Nam, tiếp tục leo thang. Từ
Singapore, thông tín viên Margaux Bédé tường thuật : "Chính phủ Malaysia, kể từ ngày 07/03/2017, cấm nhân viên sứ quán
Bắc Triều Tiên rời Malaysia. Tin này được phó thủ tướng Malaysia, Ahmad Zahid
Hamidi thông báo trong cuộc họp báo được triệu tập khẩn cấp vào sáng nay. Biện pháp phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên được công bố sau khi
chính quyền Bình Nhưỡng ngăn cấm kiều dân Malaysia rời Bắc Triều Tiên, một hành
động bị cho là khinh thường mọi điều kiện ngoại giao Thủ tướng Malaysia
yêu cầu Bình Nhưỡng « thả tức khắc các công dân Malaysia để tránh một cuộc leo
thang khủng hoảng ngoại giao ». Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, tất cả công dân Malaysia
tạm thời bị cấm rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên cho đến khi sự cố ở Malysia được giải
quyết một cách thích đáng ». Ngày hôm qua, đại sứ Bắc Triều Tiên bị chính phủ Malaysia trục xuất.
Từ khi người anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Kim Jong Un bị ám
sát tại phi trường Kuala Lumpur hôm 13/02/2017, căng thẳng giữa hai nước không
ngừng gia tăng. Công dân Malaysia và Bắc Triều Tiên đã trở thành con tin trong
cuộc xung khắc này. Trong tuần, chính phủ Malaysia sẽ bàn thảo về mối quan hệ
song phương".
Vào tháng
mười hai 2015, sau việc giết một con tin người Tàu, Nhà Nước Hồi Giáo (EI hay Daesh), thông
qua thông-tấn-xã Al-Hayat Media, lần đầu tiên,đã cho phổ biến trên các mạng xã hội, những bài hát bằng tiếng quan-thọai kêu gọi làm thánh chiến (djihah).
Trước hết, ý định là kêu gọi những người hồi gia nhập hàng ngũ của họ. Nhưng ngày thứ hai 27.02.2017, trong một vidéo dài 28 phút do một nhánh của EI tại Irak phổ biến cho thấy các quân chiến đấu của EI thuộc nhóm dân thiểu số Ouighours ở Tàu đã đe dọa sẽ làm 'máu chảy thành sông' Tin tức này do một tổ chức chuyên về việc theo dõi trên internet các site của hồi giáo, SITE
Intelligencegroupe, loan báo. Theo các chuyên-gia phân-tích, sự đe dọa này là điều chưa từng có! Michael Clarke chuyên viên về Xinjiang của viện đại học quốc gia Úc tại Canberra nhận định 'đây là lần đầu tiên có đe dọa trực tiếp của nhà nước hồi-giáo chống lại Pékin!
hình trên questionchine.net
Tại Xinjiang (Tân Cương) những người hồi Ouighours chiếm
45,84% dân chúng, người Hán 40,48%, người Kazath 6,50% và người Hồi 4,51%. Nhưng sự phân-bố của người Ouighours không đồng đều, tại thủ đô Urumqi, người Ouighours chỉ có 300.000
trong khi người Hán chiếm 1,7 triệu (thống kê 2009), trong khi đó tại các vùng
Khotan và Kashgar, người Ouighours chiếm đến 89% dân số. Những viên chức Trung Hoa quản trị các địa phương thuộc tỉnh Xinjiang đã có những biện pháp đụng chạm đến vấn đề tôn-giáo của người Ouighours như tìm cách giảm thiểu tác động của lễ ramadan, cấm việc đeo mạng che mặt và cấm thanh niên để râu! Tàu có
một cộng đồng người hồi (musulman) tương đối quan trọng. Ngoài những người Ouighours sống trong
vùng tỉnh Xinjiang (tây bắc), cũng còn phải kể đến chủng tộc Hồi (Hui) theo hồi-giáo và
nói tiếng quan thoại. nhưng đa số người hồi sống rải rác trên khắp nước Tàu Và theo những số liệu của Pékin, có gần 300 kiều dân Tàu (trong đó có hàng
trăm người Ouighours) chiến đấu trong hàng ngũ EI ở Syrie và ở Irak. Nhưng tình hình ở Xinjiang làm Pékin lo ngại từ nhiều năm qua cho đến nay. Tỉnh này, nơi khai thác dầu hoả và hơi thiên nhiên lên đến 60% nền kinh tế địa phương, thường xuyên là nguồn cho sự căng thẳng giữa người Ouighours và người hán, những người thứ nhất tự coi là nạn nhân của sự kỳ thị so với những người thứ hai. Ngoài những đụng chạm đến vấn đề tôn giáo, dân ouighours còn
bị khó khăn trong vấn đề sinh sống, những người hán đã di-cưào ạt sang Tân Cương chiếm các công ăn việc làm tốt, người ouighours bị 'cưỡng bách hán hoá' vì chỉ những người biết nói tiếng tàu mới dễ kiếm việc làm! (Để buộc những người ouighours ra khỏi chỗ ẩn trốn, quân
Tàu đã dùng đến súng phun lửa - hình trên français.rt.com)
Những đụng chạm giữa người hồi ouighours và người tàu đã khiến tình-hình
Xinjiang trở nên căng thẳng. Kể từ 2009 trở đi, đã có những vụ nổi dậy của người ouighours và thủ đô Urumqi là nơi đã có nhưng vụ đàn áp mạnh mẽ (ước lượng có 200 người chết và 800 người bị thương). Một số người ouighours đã trở nên cực đoan, gia nhập hàng ngũ djihad (al qaida hay Daesh). Nhiều cuộc tấn công của người ouighours bằng dao nhắm vào người tàu đã xảy ra trên đất tàu nhươ Vân Nam và cảở Xinjiang, nhưng chưa bao giờ có sự đe dọa thẳng nhắm vào chánh-quyền Pékin. Ngày 27.02.2017 đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc chiến giữa người ouighours và người tàu qua việc phổ biến một vidéo trong đó một thành viên của Daesh, người ouigour, tay cầm dao, đã đe
dọa chánh-quyền tàu bằng tiếng ouighour,, trước khi cắt cổ một tù binh bị coi là chỉ người chỉ điểm:'các ngươi người tàu không hiểu gì những điều người ta nói. Chúng tao là những chiến binh của vương-quốc hồi-giáo (Califat), chúng tao sẽ đến tận chỗ các ngươi để làm sáng tỏ sự việc bằng vũ khí thay lời, để cho máu chảy thành sông trả thù cho những người bị áp bức'. hình: http://www.opex360.com/wp-content/uploads/chine-ei-20170301.jpg
Kể từ sau cuộc nổi dậy của người ouighours năm 2009, chánh-quyền Pékin đã
áp đặt những biện pháp an-ninh khắc nghiệt trong toàn vùng Xinjiang với các cuộc tuần tiễu, các điểm kiểm soát, các vụ bắt giữ..Tuy vậy, vào tháng hai năm 2017, đã
có năm người bị giết bằng dao ở Xinjiang! Một điểm trùng hợp ngẫu nhiên hay do có tin tức tình báo, cũng vào ngày thứ hai
27.02.2017, một cuộc biểu dương lực lượng an ninh của chánh-quyền Xinjiang bao gồm các lực lượng cảnh-sát và quân-đội đã được tổ chức tại Urumqi và ở các thị trấn khác tại Xinjiang trong khuôn khổ 'tấn công toàn diện' chống khủng bố, với quân số lên đến 10.000 người.Kể từ đầu năm 2017 đến nay, đây
là lần biểu dương lực lượng lần thứ tư. Sự lo ngại của Pékin cũng có lý do, Daesh sau những khó khăn gặp phải ở Irak và Syrie có thể sẽ lập khu an toàn ở Afghanistan
mà nước này lại có biên giới chung với Xinjiang! Việc một thành viên Daesh gốc ouighour
đe dọa chánh quyền Pékin bằng tiếng ouighour cho thấy thông-điệp cũng nhắm vào những nhóm ouighours cực đoan trong
lãnh thổ Xinjiang. Việc nổi dậy của những nhóm này không hẳn chỉ giới hạn trong lãnh thổ Xinjiang mà
còn có thể xảy ra trên bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ tàu như trường hợp xảy ra ở nhà ga Kunming thuộc tỉnh Yunnan năm 2014. Một vài nhóm Ouighours đã làm lễ qui
thuận Daesh nhưng điều tìm kiếm của dân ouighours có lẽ giới hạn trong việc đòi hỏi sự thừa nhận có một lãnh-thổ hay có quyền tự trị và với những nhóm cực đoan, việc đòi hỏi một Xinjiang độc lập; Điều đòi hỏi sau cùng này, nếu thực hiện được, sẽ là một xúc tác cho việc ly khai những vùng hồi giáo khác trong số đó có Yunnan. Phải chăng cơn ác mộng của Tàu bắt đầu? Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/05.03.2017 Nguồn: http://www.iris-france.org/89916-pekin-face-a-la-menace-du-terrorisme-islamiste-quelle-realite/ tham
khảo ngày 05.03.2017 http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2017/03/01/97001-20170301FILWWW00119-ei-la-chine-menacee.php tham
khảo ngày 04.03.2017 http://www.opex360.com/2017/03/01/letat-islamique-menace-la-chine/ tham
khảo ngày 02.03.2017 https://francais.rt.com/international/34780-daesh-menace-verser-rivieres-sang-en-chine
tham khảo ngày 04.03.2017
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP
-
https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/
https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM
Chuyện Xứ Xã Nghĩa
rpedn...