Nhà Nước Hồi Giáo đe dọa Tàu.
hình trên questionchine.net
Tại Xinjiang (Tân Cương) những người hồi Ouighours chiếm
45,84% dân chúng, người Hán 40,48%, người Kazath 6,50% và người Hồi 4,51%. Nhưng sự phân-bố của người Ouighours không đồng đều, tại thủ đô Urumqi, người Ouighours chỉ có 300.000
trong khi người Hán chiếm 1,7 triệu (thống kê 2009), trong khi đó tại các vùng
Khotan và Kashgar, người Ouighours chiếm đến 89% dân số. Những viên chức Trung Hoa quản trị các địa phương thuộc tỉnh Xinjiang đã có những biện pháp đụng chạm đến vấn đề tôn-giáo của người Ouighours như tìm cách giảm thiểu tác động của lễ ramadan, cấm việc đeo mạng che mặt và cấm thanh niên để râu!Tàu có một cộng đồng người hồi (musulman) tương đối quan trọng. Ngoài những người Ouighours sống trong vùng tỉnh Xinjiang (tây bắc), cũng còn phải kể đến chủng tộc Hồi (Hui) theo hồi-giáo và nói tiếng quan thoại. nhưng đa số người hồi sống rải rác trên khắp nước Tàu Và theo những số liệu của Pékin, có gần 300 kiều dân Tàu (trong đó có hàng trăm người Ouighours) chiến đấu trong hàng ngũ EI ở Syrie và ở Irak.
Nhưng tình hình ở Xinjiang làm Pékin lo ngại từ nhiều năm qua cho đến nay. Tỉnh này, nơi khai thác dầu hoả và hơi thiên nhiên lên đến 60% nền kinh tế địa phương, thường xuyên là nguồn cho sự căng thẳng giữa người Ouighours và người hán, những người thứ nhất tự coi là nạn nhân của sự kỳ thị so với những người thứ hai.
Ngoài những đụng chạm đến vấn đề tôn giáo, dân ouighours còn bị khó khăn trong vấn đề sinh sống, những người hán đã di-cư ào ạt sang Tân Cương chiếm các công ăn việc làm tốt, người ouighours bị 'cưỡng bách hán hoá' vì chỉ những người biết nói tiếng tàu mới dễ kiếm việc làm!
(Để buộc những người ouighours ra khỏi chỗ ẩn trốn, quân Tàu đã dùng đến súng phun lửa - hình trên français.rt.com)
Những đụng chạm giữa người hồi ouighours và người tàu đã khiến tình-hình Xinjiang trở nên căng thẳng. Kể từ 2009 trở đi, đã có những vụ nổi dậy của người ouighours và thủ đô Urumqi là nơi đã có nhưng vụ đàn áp mạnh mẽ (ước lượng có 200 người chết và 800 người bị thương).
Một số người ouighours đã trở nên cực đoan, gia nhập hàng ngũ djihad (al qaida hay Daesh). Nhiều cuộc tấn công của người ouighours bằng dao nhắm vào người tàu đã xảy ra trên đất tàu như ơ Vân Nam và cả ở Xinjiang, nhưng chưa bao giờ có sự đe dọa thẳng nhắm vào chánh-quyền Pékin.
Ngày 27.02.2017 đánh dấu một bước ngoặc trong cuộc chiến giữa người ouighours và người tàu qua việc phổ biến một vidéo trong đó một thành viên của Daesh, người ouigour, tay cầm dao, đã đe dọa chánh-quyền tàu bằng tiếng ouighour,, trước khi cắt cổ một tù binh bị coi là chỉ người chỉ điểm:'các ngươi người tàu không hiểu gì những điều người ta nói. Chúng tao là những chiến binh của vương-quốc hồi-giáo (Califat), chúng tao sẽ đến tận chỗ các ngươi để làm sáng tỏ sự việc bằng vũ khí thay lời, để cho máu chảy thành sông trả thù cho những người bị áp bức'.
hình: http://www.opex360.com/wp-content/uploads/chine-ei-20170301.jpg
Kể từ sau cuộc nổi dậy của người ouighours năm 2009, chánh-quyền Pékin đã áp đặt những biện pháp an-ninh khắc nghiệt trong toàn vùng Xinjiang với các cuộc tuần tiễu, các điểm kiểm soát, các vụ bắt giữ..Tuy vậy, vào tháng hai năm 2017, đã có năm người bị giết bằng dao ở Xinjiang!
Một điểm trùng hợp ngẫu nhiên hay do có tin tức tình báo, cũng vào ngày thứ hai 27.02.2017, một cuộc biểu dương lực lượng an ninh của chánh-quyền Xinjiang bao gồm các lực lượng cảnh-sát và quân-đội đã được tổ chức tại Urumqi và ở các thị trấn khác tại Xinjiang trong khuôn khổ 'tấn công toàn diện' chống khủng bố, với quân số lên đến 10.000 người.Kể từ đầu năm 2017 đến nay, đây là lần biểu dương lực lượng lần thứ tư.
Sự lo ngại của Pékin cũng có lý do, Daesh sau những khó khăn gặp phải ở Irak và Syrie có thể sẽ lập khu an toàn ở Afghanistan mà nước này lại có biên giới chung với Xinjiang! Việc một thành viên Daesh gốc ouighour đe dọa chánh quyền Pékin bằng tiếng ouighour cho thấy thông-điệp cũng nhắm vào những nhóm ouighours cực đoan trong lãnh thổ Xinjiang. Việc nổi dậy của những nhóm này không hẳn chỉ giới hạn trong lãnh thổ Xinjiang mà còn có thể xảy ra trên bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ tàu như trường hợp xảy ra ở nhà ga Kunming thuộc tỉnh Yunnan năm 2014.
Một vài nhóm Ouighours đã làm lễ qui thuận Daesh nhưng điều tìm kiếm của dân ouighours có lẽ giới hạn trong việc đòi hỏi sự thừa nhận có một lãnh-thổ hay có quyền tự trị và với những nhóm cực đoan, việc đòi hỏi một Xinjiang độc lập; Điều đòi hỏi sau cùng này, nếu thực hiện được, sẽ là một xúc tác cho việc ly khai những vùng hồi giáo khác trong số đó có Yunnan. Phải chăng cơn ác mộng của Tàu bắt đầu?
Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/05.03.2017
Nguồn:
http://www.iris-france.org/89916-pekin-face-a-la-menace-du-terrorisme-islamiste-quelle-realite/ tham khảo ngày 05.03.2017
http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2017/03/01/97001-20170301FILWWW00119-ei-la-chine-menacee.php tham khảo ngày 04.03.2017
http://www.opex360.com/2017/03/01/letat-islamique-menace-la-chine/ tham khảo ngày 02.03.2017
https://francais.rt.com/international/34780-daesh-menace-verser-rivieres-sang-en-chine tham khảo ngày 04.03.2017
__._,_.___
No comments:
Post a Comment