Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục
cuộc chơi
Nguyễn Nghĩa
650 (Danlambao) - Sau hội nghị 14, ta
có thể thấy: (1) Sinh mạng chính trị Nguyễn Sinh Hùng đã chết; (2) Nguyễn Tấn
Dũng và có thể là thêm cả Trương Tấn Sang có tên trong danh sách bổ xung để
tiếp tục cuộc chơi trong Đại hội 12. (3) Nguyễn Phú Trọng đã mất dần niềm tin
vào chiến thắng của mình. Tuy nhiên bất ngờ về nhân sự vẫn còn ở phía trước, do
1400 đại biểu của đại hội 12 sẽ bầu BCHTƯ mới. Bất ngờ nằm ở các quyết định của
BCH mới này.
*
Đã sau hội nghị 14 được 3 ngày, nhưng người dân
vẫn ù tịt không biết kết quả ra sao.
Câu hỏi Hội nghị TƯ 14, từ 11 đến 13/1/2016 đã
bàn xong nhân sự và có được 1 danh sách giới thiệu tứ trụ cho Đại hội 12 chưa?
vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
Trang BASAM tập trung các bài khẳng định là đã
có bầu phiếu kín trong HNTW 14 và có kết quả mà trong đó Nguyễn Tấn Dũng đã bị
loại khỏi danh sách đề cử.
Trong bài "6534. Nguyễn Tấn Dũng ‘hết cửa’ tranh
chức tổng bí thư" đăng trên BASAM ngày 14/1 /2016 có
đoạn viết:
"Một nguồn tin khả tín của báo Người Việt cho hay, tại cuộc
“bỏ phiếu kín” để đề cử nhân sự cho 4 chức danh lãnh đạo chóp bu là tổng bí thư,
chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ được bầu
tại đại hội lần thứ 12.
Kết quả bỏ phiếu kín đề cử cho 4 chức danh chóp bu hay gọi nôm na
là “tứ trụ” bao gồm: Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư: 137/175 phiếu, Trần Đại
Quang - Chủ tịch Nước: 157/175 phiếu, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng: 153/175
phiếu và Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc Hội: 161/175 phiếu."
Trong khi đó, Hoàng Trần ngay sau khi hội nghị
TƯ 14 bế mạc, đã có nhận xét tinh tế với bài viết trên Danlambao rằng: "Kết
thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị?".
Cùng một ý nhận xét là Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn
tiếp tục cuộc chơi tại Đại hội 12, khai mạc vào ngày 21 /1/2016, là Vũ Đông Hà
trong bài bình luận "HNTƯ
14: Theo Tàu: YES, theo Mỹ: YES, theo Dân: NO!!!".
Người quan sát trong "Đống
rác thông tin đội hại đảng" hay "Phe
Nguyễn Phú Trọng chơi trò nhiễu loạn thông tin về kết quả nhân sự!?"
của Lê Huy Văn cũng cùng nhận xét này.
Để có câu trả lời: Basam hay Danlambao bình luận
sát sự thực hơn, tôi phân tích đoạn văn sau trong diễn văn bế mạc của Nguyễn
Phú Trọng.
"2. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng
thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí
Ủy viên Trung ương khóa 11 thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa
12; nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 11 thuộc trường hợp
"đặc biệt" tái cử khóa 12 và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các
chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa 12 với số phiếu
rất tập trung."
Đây là đoạn diễn văn duy nhất đả động vấn đề
quan trọng nhất của hội nghị 14: vấn
đề nhân sự ở các chức vụ chóp bu.
Đòi hỏi của 1 diễn văn bế mạc là phải phản ánh
trung thực kết của của hội nghị, nhưng không được tiết lộ bí mật nhân sự, vì
kết quả nhân sự của hội nghị này còn phải được thông qua trong Đại hội 12 thì
mới có hiệu lực. Chính vì vậy Nguyễn Phú Trọng cố tình viết cho khó hiểu.
Chính sự mập mờ của đoạn diễn văn bế mạc đã gây
ra những phỏng đoán trái chiều trên mạng internet.
Hãy bỏ qua các tính từ, mà chú ý đến chủ ngữ
hành động của câu, ta làm gọn câu trên:
BCH TW đã biểu quyết thông qua nhân sự - đề cử bổ sung - một số đ/c ủy viên TƯ khóa 11 thuộc trường hợp "đặc
biệt" tái cử khóa 12, nhân sự là ủy viên BCT, Ban bí thư khóa 11 thuộc
trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa 12 và danh sách đề cử các đ/c ứng
cử vào các chức danh chủ chốt... với số phiếu rất tập trung.
Trong câu trên, trước hết ta để ý đến cụm từ "đề cử bổ xung".
Như vậy là đã có một danh sách của BCT trình cho hội nghị 14, nhưng bản
danh sách này bị các ủy viên TƯ trong hội nghị 14 không nhất trí thông qua vì
vậy phải bổ xung.
Điều này hợp với thông tin đã lộ ra trước khai
mạc hội nghị 14 là Nguyễn Tấn Dũng đã tẩy chay danh sách đề cử của BCT trong
hội nghị 13 với lý do là nghị quyết 244/QD TW về đề cử nhân sự không phù hợp
với điều lệ ĐCS VN.
Điều này cũng giải thích tại sao có bức thư của
Lê Đức Anh:
“.. tôi xin nhấn mạnh:
... cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ ba quyền cơ bản của đảng
viên: quyền đề cử, quyền ứng cử và
quyền bầu cử. Tất cả các Nghị quyết, Quy định do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư ban hành không được trái với Điều lệ của Đảng hiện hành.
... việc chọn giới thiệu và bầu người làm Tổng Bí thư của Đảng,
phải là người có quan điểm thái độ thật sự dân chủ, hành động kiên quyết kịp
thời, có năng lực tổ chức, huy động sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ được sự
ủng hộ quốc tế cho công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia Dân tộc, mà trọng tâm hiện nay là giữ vững
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tổ chức chỉ đạo xây dựng phát triển kinh tế
xã hội, đưa đất nước ngày một giàu mạnh.”
Cuộc họp về nhân sự của Hội nghị TƯ 14 chiếm cả
1 ngày.
Ta có thể hình dung diễn biến trong ngày này như
sau.
Bắt đầu cuộc họp bàn nội dung nhân sự, Nguyễn
Phú Trong hay Tô Huy Rứa đọc tờ trình của BCT giới thiệu nhân sự cho 4 chức vị
chủ chốt với nội dung: TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trần Đại Quang, TT Nguyễn Xuân
Phúc và CT QH Nguyễn Thị Kim Ngân.
Đây là tờ trình mà Nguyễn Tấn Dũng tẩy chay,
không tham gia quá trình bỏ phiếu cho nó.
Nguyễn Phú Trọng và phe cánh của mình muốn 175
UVTƯ khóa 11 bỏ phiếu ngay ủng hộ tờ trình này.
Nếu được như thế, chuyện nhân sự mà trung ương
khóa 11 giới thiệu cho Đại hội 12 coi như xong và như vậy mọi chuẩn bị cho Đại
hội 12 đã hoàn tất đến nút cuối cùng.
Tuy nhiên, phe Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng bức
thư của Lê Đức Anh để đả phá tờ trình giới thiệu nhân sự của BCT là không phù
hợp Điều lệ ĐCS VN.
Đôi bên dùng mọi lý lẽ và không phe nào chịu phe
nào.
Nếu ta quay lại quá khứ với Hội nghi TƯ 6 và kết quả bỏ phiếu của
nó, nếu ta quay lại quá khứ với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại QH 2015 mà 175 vị
TƯ ủy viên khóa 11 đều là đại biểu QH, nếu ta quay trở lại quay lại cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm trong TƯ năm 2015, thì nhận định rằng trong HNTW 14 này, những
người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng chiếm đa số, là một sự thật.
Hoàng Trần trong bài "Kết
thúc hội nghị 14: BCH TW đối đầu BCT" đã phán đoán: "... phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã thực hiện một cuộc “lật đổ” ngoạn mục, khiến cho đội hình “bộ tứ quyền lực”
được đưa ra trước đó (Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang Quang, Nguyễn Xuân Phúc,
Nguyễn Thị Kim Ngân) đang phải đứng trước nguy cơ phá sản. Khoảng 140 vị quan
chức - chiếm 70% số ghế trong ban chấp hành trung ương đảng đã bỏ phiếu chống
lại phương án nhân sự do bộ chính trị đưa ra biểu quyết." (hết)
Tôi thì cho rằng: HN 14 chưa đi đến bỏ phiếu
chống lại phương án này. Khi căng thẳng của cuộc họp lên đến đỉnh điểm, Nguyễn
Tấn Dũng đã cầm đầu cùng một số ủy viên đe dọa là sẽ bỏ cuộc họp, nếu Nguyễn
Phú Trọng tiếp tục khăng khăng ép bỏ phiếu ngay cho phương án này.
Để tránh bế tắc, để có được sự chấp thuận của cả
2 nhóm, một phương án mới được đưa ra: Trung ương sẽ bỏ phiếu cho phương án
giới thiệu của BCT, nhưng trong tờ phiếu này, mỗi ủy viên có quyền gạch tên
người do BCT giới thiệu mà đề cử người khác thay vào.
Đây là phương án mà cả 2 phía đều chấp nhận
được.
Phương án này không bác bỏ phương án do BCT đề
nghị, mà Dũng tẩy chay, vì nếu bác bỏ nó, đây sẽ là điều khẳng định: TBT Trọng
đã làm sai Điều lệ đảng.
Phương án này làm thỏa mãn phe Nguyễn Tấn Dũng
vì vẫn mở cửa cho Dũng tranh quyền đoạt vị tại Đại hội 12.
Chính vì thế, một cuộc bỏ phiếu đã được tiến
hành. Kết quả ra sao, chắc một phần đã được lọt ra trên Basam với các số phiếu
cho Trọng, Quang Ngân và Phúc.
Họ cố tình lờ đi kết quả của Dũng, hay khẳng
định rất thấp.
Điều này trái ngược với quá khứ thắng cuộc của
Dũng tại các hội nghị TƯ vừa qua, nên không tin được.
Sự căng thẳng thể hiện trên các gương mặt của
các nhân vật chính, khi Trọng đọc diễn văn bế mạc.
Thái độ cố ý giữ vẽ mặt trang nghiêm không bộc
lộ cảm xúc của Trọng khi đọc diễn văn bế mạc, trong khi ta đã thấy những giọt
nước mắt của ông ta sau hội nghị TƯ 6, hay thái độ huýnh: ta có thế nào thì họ
mới mời chứ, cho phép chúng ta khẳng định: mọi diễn biến của hội nghị TƯ 14 đã
không tuân theo ý muốn của ông ta.
Nếu Trọng thắng thế trong Hội nghị này, thì ông
ta đã nhảy câng cẫng lên mà đắc thắng.
Diễn văn của Trọng có một đoạn dài nói về TPP,
chính là khoe công trong thành công TPP, nhằm dành thêm điểm trong cuộc chiến
mới tại diễn đàn đại hội 12. Thực tâm của Trọng là tôi đòi cho TQ và sẽ phá TPP
đến cùng.
Như vậy sau hội nghị 14, ta có thể thấy:
1. Sinh mạng chính trị Nguyễn Sinh Hùng đã chết.
2. Nguyễn Tấn Dũng và có thể là thêm cả Trương
Tấn Sang có tên trong danh sách bổ xung để tiếp tục cuộc chơi trong Đại hội 12.
3. Nguyễn Phú Trọng đã mất dần niềm tin vào
chiến thắng của mình.
Tuy nhiên bất ngờ về nhân sự vẫn còn ở phía
trước, do 1400 đại biểu của đại hội 12 sẽ bầu BCHTƯ mới.
Bất ngờ nằm ở các quyết định của BCH mới này.
__._,_.___
Posted
by: truc nguyen <
No comments:
Post a Comment