Blog
/ Phạm Chí Dũng
‘Ông Trọng sắp nghỉ’: Khởi sự cuộc chiến quyền lực mới?
Tổng Bí thư đảng
cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tin liên hệ
Đàn áp nhân quyền: Nguyễn Xuân Phúc
có khác Nguyễn Tấn Dũng?
Phía sau ánh mắt long lanh và cái cười tươi rói quá hồn nhiên của
Nguyễn Xuân Phúc vào ngày nhậm chức
- Dang dở mối tình Việt - Mỹ và
phận gái lỡ làng Cam Ranh
- ‘Đảng ta’ sẽ hành xử ra sao nếu
xảy ra Hải Dương 981 năm 2016?
- Đảng chống tham nhũng ra sao
với Phó trực chỉ là ủy viên Trung ương?
- ‘Bắt Trung Quốc’: Việt Nam đóng
kịch hay bắt đầu cứng rắn?
Ðường dẫn
20.04.2016
‘Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ’
Chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu “động binh” trở
lại. Chỉ nghỉ ngơi hơn hai tháng sau “trận đấu pháo” ác liệt ở Đại hội XII, đến
đầu tháng Tư năm 2016 lại rộ lên vài tin tức đồn đoán về “Nguyễn Phú Trọng sắp
nghỉ”.
Một chuyên gia có bề dày nghiên cứu về chính trị Việt Nam là giáo
sư Carl Thayer - cựu chuyên viên của Học viện quốc phòng Úc và là người thường
có những đánh giá cùng dự báo thuận lợi đến khó ngờ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trước Đại hội XII - đã bắt đầu đề cập đến “một cuộc đua” giành chức tổng
bí thư vào năm sau - 2017.
Thậm chí còn xuất hiện một tin đồn bạo phổi hơn: ông Nguyễn Phú
Trọng có thể “nghỉ sớm” vào cuối năm 2016.
Dư luận cán bộ đảng viên cũng bắt đầu hướng về hai ứng cử viên
sáng giá để thừa kế chức vị hiện tại của Tổng Bí thư Trọng: Đinh Thế Huynh - người
đang giữ chức Thường trực Ban Bí thư và thực chất là nhân vật số 2 trong khối
các cơ quan đảng, và Trần Đại Quang - đương nhiệm Chủ tịch nước và là nhân vật
số 2 trong Bộ Chính trị.
Những đồn đoán trên là có cơ sở, vì khoảng 3 tháng trước khi Đại
hội XII diễn ra, đã xuất hiện một số “phương án” cho rằng cả hai ông Huynh và
Quang đều được quy hoạch vị trí ứng cử viên tiềm tàng cho chức tổng bí thư ngay
tại Đại hội XII, nếu tại đại hội này ông Nguyễn Phú Trọng rút lui.
Thậm chí, còn có một tin tức khó tin nhưng xét ra lại có tính
“biện chứng lịch sử”: Việt Nam có thể có tổng bí thư đầu tiên là phụ nữ. Nhân vật
đại diện cho phái đẹp ấy được xem là hoa khôi trong Bộ Chính trị và là nhân vật
số 1 của Quốc hội - bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nếu biện chứng về việc hai tổng bí thư gần nhất là Nông Đức Mạnh
và Nguyễn Phú Trọng đều “bỗng dưng” được các kỳ đại hội tín nhiệm cao do các
phe phái trong đảng không ai chịu ai, có thể dễ dàng nhận ra vị trí chủ tịch
Quốc hội của ông Mạnh, ông Trọng trong quá khứ và bà Ngân thì hiện tại là không
hoàn toàn mờ nhạt.
Thậm chí khi cần thiết, vị trí này còn được biểu dương như
một nhân tố “giữ gìn sự đoàn kết trong đảng”. Bà Kim Ngân, cũng vì thế, có đôi
chút hy vọng để đi theo lối hẹp đó.
‘Nghỉ’ bây giờ là đẹp nhất
Vào tháng 4/2016, có thể đã có một manh mối nào đó cho những tin
tức đồn đoán về sự thay đổi nhân sự cao cấp. Trái ngược với than phiền của một
số cán bộ lão thành về “trước Đại hội XII, ông Trọng hứa sẽ chỉ làm 1 năm, cùng
lắm là 2 năm; nhưng sau đại hội này thì chẳng “dzã” nói gì về chuyện đó nữa”,
có người lại khẳng định rằng ông Nguyễn Phú Trọng không phải là loại người tham
quyền cố vị và đang muốn giữ đúng cam kết của mình.
Tin đồn về “ông Trọng sắp nghỉ” vào tháng Tư năm nay lại trùng với
một sự kiện đặc biệt: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nghỉ. Đến lúc này và
chẳng cần phải giải thích, phần lớn bàn dân thiên hạ quan tâm đến chuyện hậu
trường chính trị đều biết rõ Tổng Bí thư Trọng đã được “rửa mặt”. Những giọt
nước mắt buồn tủi tại Hội nghị Trung ương 6 vào cuối năm 2012 đã được nuốt vào
lòng mà không trào ra một lần nữa. “Loại một nhà độc tài” đã trở nên một thành
ngữ chính trị mới nhất sau Đại hội XII, sau bí số “đồng chí X” mà đồng minh của
Tổng Bí thư Trọng - ông Trương Tấn Sang đã biệt danh cho đối thủ lớn nhất
từ năm 2012.
Cuộc chiến quyền lực đã kết thúc bằng một chiến thắng thể diện.
Không khó để hình dung rằng Tổng Bí thư Trọng đã thỏa mãn với niềm vui chan chứa
cuối cuộc đời chính trị: sau khi Thủ tướng Dũng không còn, ông Trọng nghiễm
nhiên vươn đến đỉnh cao quyền lực. So với “tứ trụ” cũ, giờ đây vai trò của Tổng
Bí thư Trọng là vượt trội so với những gương mặt còn lại trong “bộ tứ” mới.
Tổng Bí thư Trọng lại còn được nâng cao thể diện bằng vào hai cuộc gặp với Tổng
thống Hoa Kỳ Barak Obama vào tháng 7/2015 tại Washington và vào tháng 5/2016
tới đây tại Hà Nội.
Nhiều người bình luận: trong một đời chính trị, thường thì “nghỉ”
vào lúc này là đẹp nhất. Có thể đã đến lúc ông Trọng bắt đầu nghĩ đến việc “rửa
tay gác kiếm”. Tương lai của chế độ để cho lớp đàn em lo.
Nhưng “lớp đàn em” đó là ai?
Ngay tại thời điểm xuất hiện tin đồn “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”, trên
một số trang mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, bất chợt hiện ra
những tin tức và bài viết liên quan đến Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh -
từ thời còn là tổng biên tập báo Nhân Dân, và Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải -
từ thời còn là phó thủ tướng chính phủ. Không phải khen mà là chê. Không phải
“nâng” mà là “dập”.
Có cảm giác như không khí “thế lực thù địch” trước Đại hội XII đã
bắt đầu tái hiện. Còn trước cả khoảng thời gian trước Đại hội XII, từ năm 2011
đã rộ lên phong trào chỉ trích, đả kích và bới móc nhau trên mạng - của những
người được cho là thuộc các phe phái chính trị trong nội bộ đảng. Đến cuối năm
2014, đầu năm 2015, không ai trong thiên hạ quên được câu chuyện trang mạng Chân
Dung Quyền Lực và cái chết đầy nghi vấn của Trưởng ban Nội chính
Trung ương Nguyễn Bá Thanh.
Còn ngay trước Đại hội XII là hiện tượng độc nhất
vô nhị: những phe phái được coi là nội bộ đã tận dụng triệt để việc nhờ vả các
trang mạng xã hội bị coi là “địch” nhưng có lượng truy cập cao để đăng tải các
tài liệu nội bộ, bài viết công kích, chửi bớt và hạ bệ nhau.
Vậy tình thế sắp tới sẽ như thế nào?
Không cần ‘quản’ mạng xã hội?
Tháng 4/2016, người vừa trở thành Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền
thông - ông Trương Minh Tuấn - trong một cuộc trả lời phỏng vấn
báo chí nhà nước, đã lần đầu tiên “Tôi
thừa nhận thực trạng mà chúng tôi chưa tìm ra được giải pháp là việc quản lý
mạng xã hội. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam, mà các quốc gia khác cũng
vậy”.
Ông Tuấn cũng cho biết “sẽ
nghiên cứu để xây dựng Luật quản lý mạng xã hội dựa trên tinh thần Nghị định 72”.
Sau hai năm rưỡi ban hành Nghị định 72 nhằm mục đích “siết” mạng
xã hội và đặc biệt là các trang web, blog “lề trái”, cho tới nay Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Công an đã bắt
đầu phải chấp nhận một thực tế trần trụi là việc “quản” mạng xã hội khó hơn họ
tưởng rất nhiều. Nếu nhiều quốc gia đã phát triển từ lâu mà còn không thể gò bó
được hoạt động của mạng xã hội thì một nước đang phát triển như Việt Nam chỉ nên
đứng nhìn.
Đặc biệt, khó khăn trong quản lý mạng xã hội ở Việt Nam còn đến từ
một “đặc thù” riêng có: đấu đá nội bộ.
Ông Trần Đại Quang, khi còn là bộ trưởng công an, đã phải thừa
nhận là “tình trạng lộ lọt tài liệu nội bộ là rất nghiêm trọng”. Những
nguồn tin “nội bộ” không chỉ cung cấp cho các trang mạng xã hội đơn thư tố cáo nội
bộ rất phong phú, mà cả tài liệu chính trị nội bộ rất “chuẩn” về khai báo trong
“nhà tù Mỹ ngụy”.
Rất đặc biệt, những tài liệu khai báo có nguồn gốc từ Phủ đặc
ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa.
Cũng có một tác giả lấy bút danh là “Người cấp tiến” đã gửi đến
trang Ba Sàm một bức thư dài đến 9 trang đánh
máy, được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
và Ban Bí thư, giải trình về 12 điểm, gây ra một chấn động lớn trong đời sống
chính trị.
Nhiều người cho rằng bức thư trên là là thật.
Vào thời gian đó, ông Trương Minh Tuấn - vẫn còn là thứ trưởng Bộ Thông
tin - Truyền thông và đang tích cực “vận động” chiếc ghế bộ trưởng cho mình -
đã có việc làm: đăng đàn trước báo giới nhà nước với “quyết tâm truy tìm những
đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự
thật để xử lý theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 5 của Nghị định
72/2013/NĐ-CP của Chính phủ”.
Khi đó, ông Tuấn thông báo Bộ Thông tin Truyền thông đã chỉ đạo
Cục An toàn thông tin và các nhà mạng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng
Bộ Công an, dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành việc truy tìm
trên.
Nhưng một mâu thuẫn lớn đã nảy sinh khi ngay trước đó, chính ông Trương
Minh Tuấn lại khẳng định “hầu hết các trang mạng độc hại nằm ở nước ngoài”. Nếu
vậy, làm gì có kẻ chủ mưu nằm trong nội địa Việt Nam để Bộ Thông tin và Truyền
thông phát hiện ra?
Từ đó đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông và ngành công an đã chẳng
công bố được bất cứ một vụ việc phát hiện nào về “đối tượng lợi dụng mạng
Internet để vu cáo lãnh đạo”.
Nhưng ở một chiều kích khác, giả thiết luôn phải tính đến là trong
bối cảnh báo chí nhà nước còn chưa làm tròn “nhiệm vụ chính trị”, nếu có những
lực lượng đủ mạnh trong nội bộ đảng không muốn và có khi còn phản đối việc
“quản” mạng xã hội thì sao?
Tương tự bối cảnh trước Đại hội XII, những cuộc chiến quyền lực
trong tương lai không xa cũng có thể được khởi sự từ mạng xã hội, nhưng còn có
thể còn lôi kéo cả giới báo chí nhà nước mở rộng mặt trận xung đột này với một
chủ trương y hệt ở Trung Quốc “Chống Tham Nhũng”.
Tương lai không xa đó có thể diễn ra ngay trong năm 2016 này.
* Blog của Phạm
Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý
của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc
tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong
quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công
an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2014,
cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ
tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên
giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment