xx

Monday, 25 April 2016

Tận cùng của sự hèn hạ





Trả lời Kênh truyền hình VTC14 về việc gây ô nhiễm môi trường biển khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) khi xả thải ra biển bằng đường ống ngầm, cũng như băn khoăn của ngư dân địa phương đối với việc cá ở ven biển không còn kể từ khi nhà máy Formosa xả thải, Ông Chu Xuân Phàm, Giám Đốc Đối Ngoại của Formosa nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá.




Đảng Việt Tân nhận định về vụ cá chết hàng loạt ở bãi biển miền Trung

Chân Trời Mới Media

        Cùng tác giả:

       xem tiếp
Chân Trời Mới Media (CTM Media): Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra từ Vũng Áng, Hà Tĩnh kéo dài đến các tỉnh ven biển miền Trung, Việt Nam, đang dấy lên một sự quan tâm của dư luận rất lớn. Quan tâm không chỉ vì hàng ngàn ngư dân miền Trung bỗng chốc trắng tay, thiệt hại lên hàng ngàn tỷ đồng, mà còn là sự đối phó quá chậm chạp của chính quyền địa phương lẫn Trung ương.
Cho đến nay sau hơn hai tuần lễ xảy ra sự kiện nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ tìm ra lý do cá chết là do nhiễm độc tố cực mạnh trong nước biển, nhưng nguyên nhân vì sao có chất độc trong nước biển thì được trả lời là chưa tìm ra. Trong khi đó, dư luận nói chung đều tin là nhà máy Formosa trong khu công nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc đầu tư, là nơi đã xả nguồn độc tố này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân.
CTM Media: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Xin ông cho biết nhận xét của ông về thảm cảnh cá chết hàng loạt hiện nay tại miền Trung và sự đối phó của chính quyền Hà Nội.
Lý Thái Hùng: Thưa chị, chúng tôi rất quan tâm về sự kiện này và đúng như chị nhận xét, đây là thảm cảnh do con người gây ra chứ không do thiên tai, khi mà qua khảo sát cho thấy cá và các loài thủy sản đã chết ở tầng đáy chứ không phải ở gần mặt nước.
Từ lúc phát hiện vụ cá chết đồng loạt ở gần khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh hôm 4/4, sau đó lan rộng đến các tỉnh ven biển miền Trung, mãi đến hơn nửa tháng sau, ngày 23/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới có cuộc họp chính thức với chính quyền các tỉnh thành phố liên hệ. Tuy ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp cho biết là đã tìm ra nguyên nhân cá chết là do độc tố cực mạnh, nhưng lại rất mù mờ vì sao lại có chất độc cực mạnh trong nước biển.
JPEG - 81.8 kb
Trước thảm cảnh cá và các loại thủy sản chết hàng loạt, Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nói dân cứ "... yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng."
Trong khi đó, dư luận chung đều nghi ngờ là chính những độc tố đã thải ra từ những ống nước thải đặt sâu dưới biển của nhà máy Formosa, trong khu công nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc đầu tư, đã là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của các loại thủy sản. Tuy nhiên, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cho là việc đặt ống nước thải xuống biển của Formosa là hợp pháp, khiến cho dư luận càng phẫn nộ về điều này.
Cùng lúc đó, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nơi nhà máy Formosa đang hoạt động, lại nói rằng các lồng bè nuôi cá ở Vũng Áng vẫn sống bình thường nên ông kêu gọi dân cứ ăn cá và tắm biển bình thường.
Rõ ràng là cách ứng phó của chính quyền Hà Nội rất lúng túng, tránh né tới độ vô trách nhiệm. Lúng túng là họ biết rõ nguyên do, nơi tạo ra nguồn độc tố cực mạnh nhưng lại không dám điều tra và ngăn chận khẩn cấp vì ngại phản ứng của Bắc Kinh. Tránh né là ngại đụng độ với bọn đầu gấu Trung Quốc đang bảo vệ khu công nghiệp như đã từng đối đầu năm 2014, sau khi xảy ra vụ Giàn khoan HD 981. Kết quả là sự thiệt hại của ngư dân cũng như nguy hiểm tới tính mạng của giới tiêu thụ và người dân trong vùng khi ăn cá ngấm chất độc.
Cách giải quyết câu giờ của Hà Nội hiện nay là đang giúp cho nhà thầu Trung Quốc tẩu tán chất độc hại vì sau khi họ rửa xong ống thải và nước biển cuốn trôi đi các độc tố, mọi chuyện sẽ lại như cũ.
Nói tóm lại, theo tôi, cách giải quyết của chính quyền Hà Nội hiện nay đồng lõa với thủ phạm để Formosa có thì giờ phi tang mọi tang chứng. Điều dễ thấy nhất của sự bao che này là ông Nguyễn Phú Trọng đã đến Hà Tĩnh ngay vào lúc cá chết hàng loạt xảy ra mà không một lời phát biểu, không viếng thăm bà con ngư dân đang bị thiệt hại nặng nề hay ngỏ lời quan tâm tới tình trạng nguy hiểm của cư dân, cho thấy là Nguyễn Phú Trọng ngại Bắc Kinh khó chịu.
CTM Media: Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho là việc nhà máy Formosa thiết lập ống thải nước của nhà máy xuống biển là hợp pháp và được kiểm tra 3 tháng một lần, ông nghĩ sao về điều này?
Lý Thái Hùng: Đúng là Bộ Tài nguyên Môi trường cho phép nhà máy Formosa đặt ống thải nước xuống biển và có kiểm tra 3 tháng một lần. Nhưng đây chỉ là bề nổi của tảng băng phi pháp mà các nhà thầu Trung Quốc đã từng làm trên đất nước của họ và càng thả cửa hơn trên đất nước chúng ta, sẵn sàng đặt những ống thải nước bí mật khác mà các viên chức Hà Nội không biết hoặc nhận tiền hối lộ rồi im lặng.
Có hai sự kiện đáng quan tâm.
Thứ nhất là theo ông Nguyễn Viết Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản nhận định, khả năng nguyên nhân cá chết do độc chất là rất lớn. Việc tác động của độc chất đối với cá nổi ít hơn so với loài sống ở tầng đáy. Điều này cho thấy là độc chất thải ra từ những ống đặt sâu dưới đáy biển.
Thứ hai là anh Nguyễn Xuân Thành, người thợ lặn nổi tiếng ở Hà Tĩnh, đã cung cấp nguồn tin dưới đáy biển Vũng Áng có một đường ống dẫn nước thải khổng lồ dài 1,5 cây số, đường kính rộng 1,1 mét. Từ ngày 29/3 đến 4/4, khi lặn xuống biển bắt cá, anh phát hiện hệ thống ống xả nước xuống biển của Formosa đang phun chảy, nước có màu vàng đục, rất bẩn. Anh Thành nghi là chất độc nên bơi lên khỏi mặt nước và đi báo cho Đồn biên phòng Đèo Ngang (TX.Kỳ Anh). Sau khi thông báo tin nói trên thì anh Nguyễn Xuân Thành mất tích cho đến nay không biết anh đi đâu.
JPEG - 62.6 kb
Nước thải độc hại đổ ra biển Vũng Áng, mà dư luận cho rằng đến từ nhà máy Formosa. Ảnh: VTC
Qua hai dữ kiện nói trên, tuy Bộ tài nguyên Môi trường chưa công bố kết quả điều tra nguồn chất độc đến từ đâu, nhưng đa phần dư luận đều thấy rõ là do nhà máy Formosa thải ra, và nhà nước CSVN đang bịt miệng người báo động để ém nhẹm sự việc. Số mệnh anh Thành có thể bị nguy hiểm.
CTM Media: Trong tình đồng bào, đồng hương, theo ông thì chúng ta có thể làm gì để giúp cho bà con ngư dân đang bị những thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Trung, thưa ông?
Lý Thái Hùng: Như chị có đề cập, vụ cá chết hàng loạt hiện nay là do con người gây ra chứ không phải thiên tai. Do đó nếu xác định rõ ràng thủ phạm mà nhiều phần từ khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh thì ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung phải đòi bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên trước mắt, tôi nghĩ là chúng ta có thể làm một số việc như sau:
Thứ nhất là đòi hỏi Bộ tài nguyên Môi trường phải nhanh chóng mở cuộc điều tra công ty Formosa và cả khu công nghiệp Vũng Áng về hệ thống nước thải. Lý do là khu công nghiệp này do Trung Quốc đầu tư rất lớn bao gồm công nghiệp luyện kim, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu, công nghiệp khai thác biển.
Thứ hai là cùng nhau vận động để đòi hỏi các nhà thầu Trung Quốc tại Vũng Áng, nhất là công ty Hưng Nguyên Formosa phải chấm dứt những nguồn nước thải độc hại và phải nhanh chóng bồi thường cho các ngư dân.
Thứ ba là chúng ta có thể thăm hỏi và chia xẻ những mất mát thiệt hại của bà con ngư dân trong tình đồng bào như là một sự liên đới trong tinh thần của xã hội dân sự. Trong một xã hội dân chủ, những thảm cảnh xảy ra như hiện nay, không cần chờ đến chính quyền kêu gọi, mọi cá nhân và những tổ chức xã hội dân sự đều có quyền tham gia hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất như nhiều đoàn thể, đảng phái, nghiệp đoàn Nhật Bản đang cùng nhau cứu giúp nạn nhân trận động đất vừa xảy ra tại Tỉnh Kumamoto, hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Nói tóm lại, chúng ta có thể làm rất nhiều điều để chia xẻ những sự thiệt hại của bà con ngư dân hiện nay, và ngăn ngừa những vấn nạn tiếp nối sẽ xảy ra trong tương lai.
CTM Media: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng đã chia xẻ một số những nhận định liên quan đến thảm cảnh cá chết hàng loạt tại các cảnh ven biển miền Trung. Tai họa này không do thiên tai mà chắc chắn do Trung Quốc đã đầu tư tại khu công nghiệp Vũng Áng gây ra bởi những chất độc cực mạnh thải xuống biển như họ đã từng thải ra tại các nhà máy ở Hồ Bắc, Trung Quốc, gây ô nhiễm và khiến hàng ngàn người Trung Hoa đã ngộ độc và chết. Hãy chờ xem chính quyền Hà Nội có dám thực hiện và công bố kết quả điều tra theo đúng sự thực hay không.

Tận cùng của sự hèn hạ

Thạch Đạt Lang
(Nguồn: Ba Sàm)
Mấy ngày vừa qua, tin tức về việc cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ tại nhiều nơi trên bờ biển Việt Nam ở 4 tỉnh miền Trung từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) qua Quảng Bình, Quảng Trị đến phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, được loan báo dồn dập trên nhiều tờ báo online trong và ngoài nước, kể cả các tờ báo lề phải trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên...

Cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển miền Trung. (Hình: Báo Thanh Niên)

Đọc những tin tức này, nhìn những hình ảnh cá đủ các loại nằm chết la liệt trên bờ biển, đầu óc tôi tê liệt, không còn suy nghĩ được điều gì. Tôi muốn viết ra điều gì đó để biểu lộ sự tức giận, căm phẫn nhưng quả thật không biết mình nên bắt đầu từ đâu.
Thôi thì nghĩ được điều gì viết điều đó. Bài viết không nói đến những nguyên nhân còn đang được điều tra, tìm hiểu, chỉ nói đến sự im lặng một cách kỳ lạ, khó hiểu của 4 người lãnh đạo cao nhất trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bốn nhân vật lãnh đạo đất nước này hoàn toàn im lặng trước một biến cố mang tầm vóc quốc gia đang gây chấn động trong dân chúng. Vì lý do gì?
Sự việc xẩy ra đã hơn nửa tháng, từ những phát hiện đầu tiên về đường ống dẫn thải chất độc màu vàng dài 1.5 km, đường kính 1.1m ở khu công nghiệp Vũng Áng Formosa, liên tục phun chất độc ra biển, lẽ ra phải được báo động nhanh chóng và có biện pháp tức khắc để ngăn chận thiệt hại, ô nhiễm môi trường nhưng không có cơ quan chức năng nào quan tâm hay phản ứng mà chỉ báo cáo, xin chỉ thị.
Thiệt hại về kinh tế cho 4 tỉnh dọc theo ven biển là bao nhiêu? Chưa ai dự đoán được nhưng chắc không dưới con số vài tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng môi trường mới quan trọng, chắc chắn sẽ kéo dài vài chục năm, nếu cá chết do nước biển bị nhiễm độc bởi nguồn nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng. Thiếu phương tiện, tài chánh, chuyên môn, kỹ thuật... việc tái tạo môi sinh là điều nan giải.
Nghĩ xa hơn, đời sống những ngư dân trong các vùng biển này sẽ ra sao trong thời gian sắp tới? Những sa sút về thu nhập trong gia đình khi không còn đánh cá được nữa sẽ dẫn tới xáo trộn kinh tế trong xã hội, trở thành phản ứng dây chuyền. Thất nghiệp, đói kém sẽ tăng, ngư dân sẽ rời bỏ làng mạc, tràn về thành phố, đưa tới tình trạng trộm cướp là điều khó tránh khỏi khi họ không tìm được việc làm hay phương tiện sinh nhai khác.
Nguyễn Phú Trọng thăm khu kinh tế Formosa hôm 22 Tháng Tư. (Hình: Báo Hà Tĩnh)

Chuyện quốc gia đại sự, không ai trong tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân quan tâm, chỉ thấy 2 ông Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Phúc thi nhau lên tiếng trong vụ quán cà phê Xin Chào bị kết án vi phạm hình sự vì khai trương với giấy phép trễ 5 ngày.
Giải quyết một việc chỉ cần viên chức chuyên môn ở cấp quận, huyện lại phải lụy đến 2 nhân vật cao cấp nằm trong bộ chính trị, một là thủ tướng, một là bí thư thành ủy. Thật không còn biết dùng ngôn từ nào để diễn tả khả năng lãnh đạo, sự hiểu biết tối thiểu của người cộng sản.
Lãnh đạo quốc gia ở các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Nam Hàn... khi có biến cố trọng đại thì dù đang nghỉ hè hay đi công du ở hải ngoại cũng bỏ ngang, trở về nước để họp nội các, tìm biện pháp, lên truyền hình thông báo đường lối của chính phủ, trấn an, chia buồn với dân chúng.
Lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam thì ngược lại, khi có biến cố trọng đại như vụ giàn khoan HD 981 của Tàu Cộng năm 2014 xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì trốn chui trốn nhủi, câm như hến, không một người nào ló mặt ra hay có một lời nói nào để động viên, bày tỏ sự quan tâm của lãnh đạo đến biến động.
Chắc chắn Phú Trọng, Xuân Phúc, Đại Quang, Kim Ngân phải biết rõ sự việc cá chết hàng loạt nhưng họ không lên tiếng, chỉ cho một đàn em, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường tuyên bố một cách ngu xuẩn là cá chết hàng loạt do hiện tượng thủy văn, nước biển nóng lên và thiếu oxy trong khi đã có những báo cáo về vụ xả chất thải độc hai ở Vũng Áng.
Tại sao? Chẳng qua khu công nghiệp Formosa do Tàu Cộng tài trợ toàn bộ. Ra lệnh cho thuộc cấp điều tra, “làm rõ vụ việc” thì đụng chạm mạnh đến ông bạn láng giềng tham lam, hung ác, nham hiểm đang chống lưng cho chế độ.
Ngày 22 Tháng Tư, 2016, hơn nửa tháng sau khi có những tin tức về cá chết hàng loạt tại bờ biển Hà Tĩnh nơi có khu công nghiệp Formosa, Nguyễn Phú Trọng thăm khu dân cư mẫu xã Thạch Văn và khu công nghiệp tại đó, đồng thời làm việc với ban chấp hành tỉnh bộ nhưng hoàn toàn không hề bước chân ra biển xem tình hình cá chết ra sao.
Sự lẩn tránh trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền, nói lên bản chất hèn hạ, khốn nạn tột cùng của các lãnh đạo trong chế độ Cộng Sản Việt Nam.

mediaHai khu trục hạm Nhật Bản Ariake và Setogiri tại Vịnh Cam Ranh song không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo.AFP/Ted Algibe
Tờ Nikkei Asian Review ngày 25/04/2016 có bài viết nhân sự kiện hai khu trục hạm của Nhật Bản viếng thăm Vịnh Cam Ranh ngày 12/04 vừa qua. Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản ghé thăm cảng này, chỉ nằm cách hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khoảng 550 km.
Nikkei Asian Review nhận định, đối với Việt Nam, chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật đặt họ vào thế khó xử. Một mặt, chuyến đi này là lời cảnh báo gởi đến Trung Quốc, hiện đang xây dựng một căn cứ quân sự ở vùng biển tranh chấp. Mặt khác, việc này có thể gây bất bình cho láng giềng khổng lồ, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế rất chặt chẽ với Việt Nam.
Chính vì vậy mà Hà Nội đã chọn giải pháp trung dung. Họ đã yêu cầu là khi hai khu trục hạm Ariake và Setogiri đi vào Vịnh Cam Ranh, sẽ không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo. Cả ba chiếc tàu này trước đó đã ghé thăm Vịnh Subic của Philippines ngày 03/04.
Việt Nam chắc là đã rất muốn được tận mắt nhìn ngắm công nghệ tiên tế của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng cuối cùng đã quyết định không để Oyashio đi vào cảng Cam Ranh, vì theo lời một quan chức Nhật Bản được Nikkei Asian Review trích dẫn, « tàu ngầm là vấn đề "nhạy cảm" nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam đã không muốn làm Bắc Kinh giận dữ ».
Để đối đấu với Trung Quốc, năm 2015, Việt Nam đã tăng cường lực lượng tàu ngầm, triển khai 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga tại căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Về phần Trung Quốc thì đang có trong tay hơn 70 tàu ngầm.
Theo dự kiến ban đầu, một chỉ huy của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản sẽ mở một cuộc họp báo trên đất liền sau khi tàu cập bến cảng Cam Ranh. Nhưng vào giờ chót, Việt Nam đã thay đổi chương trình, để cho viên chỉ huy này phát biểu với báo chí trên một chiến hạm Nhật, dường như là để cho cuộc họp báo không diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng tuyên bố là Vịnh Cam Ranh sẽ không bao giờ được sử dụng cho hợp tác quân sự với bất cứ quốc gia nào và cho tới nay vẫn giữ như vậy. Nhưng trước việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, đặc biệt là xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa và triển khai tên lửa ở Hoàng Sa, Việt Nam đang buộc phải xét lại chính sách này.
Cảng Cam Ranh nay được cả hai khu vực dân sự và quân sự sử dụng và được mở cửa đón tiếp chiến hạm của mọi quốc gia. Vào cuối tháng 03/2016, khi bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thăm Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố là Hà Nội sẵn sàng tiếp đón các chiến hạm Trung Quốc đến thăm Vịnh Cam Ranh.
Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được mở cửa một phần vào ngày 08/03/2016, mở đường cho chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật. Theo lẽ các chiến hạm của hải quân Nhật là những chiếc đầu tiên ghé cảng mới, nhưng vào giữa tháng 3, một chiến hạm của hải quân Singapore đã bất ngờ ghé thăm cảng này, thay vì ghé cảng Đà Nẵng như kế hoạch ban đầu.
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List