xx

Friday, 8 April 2016

Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lời thề chống tham nhũng

 

Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lời thề chống tham nhũng

Như đã thành lệ, trong hai lần Đại hội đảng CSVN gần đây một số yếu nhân bị phanh phui tài sản của họ. Ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong những số đó. Không những chỉ bị nghi ngờ về tham nhũng, ông còn bị tố cáo là đã bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp Vụ để vơ vét tài sản.
Cali Today News - Sáng ngày 7/4, ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức tuyên thệ trước Quốc hội CSVN để trở thành tân Thủ tướng Chính phủ. Trong lời phát biểu của mình, ông cho biết sẽ "phòng chống tham nhũng". Song, nói thì dễ nhưng làm được mới là khó.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa cho ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi đọc tuyên thệ. Ảnh: Vnexpress


Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức về vườn, người lên thay ông là Nguyễn Xuân Phúc, cấp phó của ông trước đây. Dư luận trong nước không mấy ngạc nhiên về điều này, tất cả đã được định đoạt từ sau Đại hội đảng CSVN lần thứ XII. Đây không phải là một đợt chuyển giao quyền lực êm thắm, sự vội vã của đảng cầm quyền trong việc hất cẳng ông Dũng cho thấy họ muốn nhanh chóng kết thúc triều đại của ông này để thay vào đó là một thời đại mới, bất chấp vi phạm hiến pháp mà do chính họ lập ra.

Còn nhớ, vào ngày 24/1/2016, khi Đại hội XII đang diễn ra, ông Vũ Trọng Kim- phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho báo chí biết, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Tổng Bí thư thì những chức danh khác, như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phải chờ đến Quốc hội khóa XIV sau ngày 22/5 mới biết được. Vậy nhưng, chẳng cần chờ đến Quốc hội khóa XIV, ngay trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII ba chiếc ghế Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ. Tất cả đều là quyết định của đảng CSVN, vì nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đều là những tổ chức của đảng này.

Trong suốt 20 năm là Ủy viên Bộ Chính trị đã biến ông Dũng trở thành một người có quyền lực nhất, không ai có thể so sánh bằng. Đến cả những Tổng Bí thư cũng không thể làm gì được, cho dù ông có rất nhiều sai phạm. Kinh hoàng nhất trong số đó là vụ Vinashin, Vinalines làm tiêu tốn hàng chục tỷ Mỹ kim. Quyền càng lớn thì càng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, những kẻ thù của Nguyễn Tấn Dũng biết không thể nào đơn lẻ chống lại ông nên đã tập hợp nhau lại. Ông Nguyễn Tấn Dũng thất sủng trong Đại hội XII chính là vì có sự liên minh giữa những kẻ thù của ông Dũng. Những người này gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang. Hai trong số những người nói trên đã về vườn, và hai người còn lại được ông Nguyễn Phú Trọng tưởng thưởng cho chiếc ghế Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Nếu dưới thời ông Dũng mọi quyền lực đều tập trung về ông này, thì sang thời ông Phúc quyền lực sẽ là tập thể. Nhiều người mong đợi, với quyền lực tập thể và rất nhiều những nhân tố mới trong tập thể thể lãnh đạo hiện nay, chính quyền CSVN sẽ tích cực hơn trong việc "diệt giặc nội xâm", tức là nạn tham nhũng. Mong chờ đó có lẽ sẽ khó trở thành hiện thực.

Trong tất cả những chế độ độc tài, thông qua những đợt phát động trấn áp, tận diệt tham nhũng chỉ là hình thức, nó nhằm ngụy trang cho việc thanh trừng nội bộ, tranh quyền đoạt lợi. Hay nói khác hơn là độc quyền tham nhũng để phân chia quyền lợi cho bè phái.

Liệu ông Phúc có thực sự chống tham nhũng?

Ông Phúc có thể đã làm khá tốt trong công tác Trưởng Ban an toàn giao thông quốc gia, khi mà trong suốt quá trình công tác, tai nạn giao thông có giảm, tuy là không đáng kể. Ông Phúc cũng biết là người rất nhiệt tình khi có mặt ở những điểm nóng để làm công tác phòng chống lũ lụt. Nhưng để chống tham nhũng là điều không thuộc quyền quyết định của ông, mà là của đảng cầm quyền. Chính quyền này được vận động một cách trơn tru là nhờ vào tham nhũng. Lương của cán bộ, công chức không đủ sống. Hơn nữa, ngân sách đang cạn kiệt không thể tăng lương để đời sống cán bộ, công chức. Cho nên, chính quyền dù biết tham nhũng ở khắp mọi nơi nhưng vẫn phải im lặng. Thỉnh thoảng, chính quyền cho đem xử vài vụ tham nhũng để thị uy, để mị dân.

Như đã thành lệ, trong hai lần Đại hội đảng CSVN gần đây một số yếu nhân bị phanh phui tài sản của họ. Ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong những số đó. Không những chỉ bị nghi ngờ về tham nhũng, ông còn bị tố cáo là đã bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp Vụ để vơ vét tài sản. 

Ông Nguyễn Xuân Phúc (bên trái) trong ngày cưới của con. Có mặt trong buổi hôn lễ còn có đại gia Đặng Văn Thành (thứ hai từ phải sang). Ảnh: Internet

Với mức lương chưa đầy 15 triệu/tháng (khoảng 700 Mỹ kim) nhưng ông Phúc có thể mua nhà ở bên Hoa Kỳ và cho con đi du học. Con rễ của ông Phúc sở hữu một loạt ngôi biệt thự trị giá hàng nhiều triệu Mỹ kim.

Chưa hết, ông Nguyễn Xuân Phúc còn bị nghi ngờ liên quan đến cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh- Trưởng Ban Nội chính Trung ương vì những mưu đồ chính trị.

Thử hỏi, với khối tài sản và những tai tiếng từ thời còn là Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho đến khi trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng Chính phủ liệu ông Nguyễn Xuân Phúc có dám thẳng tay trấn áp tham nhũng? Chắc chắn là không. Nếu có thì đó chỉ là trấn áp từ những đối thủ chính trị để đoạt về cho ông và phe nhóm của mình mà thôi.

Đừng mong gì một chính phủ mới do ông Nguyễn Xuân Phúc làm lãnh đạo sẽ quyết tâm chống tham nhũng. Tất cả chỉ là diễn trò và rồi đâu cũng sẽ vào đó. Chính quyền CSVN không thể thay đổi, chỉ có thể thay thế nó mà thôi.
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 


Gia đình Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc với số bất động sãn (chìm) khỗng lồ zo cướp được từ nhân dân 


http://tham-nhung-xhcn.blogspot.com.au/2016/02/gia-inh-pho-thu-tuong-csvn-nguyen-xuan.html

Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc và hai căn biệt thự tại Mỹ


http://tham-nhung-xhcn.blogspot.com.au/2014/12/pho-thu-tuong-chong-tham-nhung-nguyen.html

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List