“Kẻ thù nguy hiểm” của đảng Cộng
sản Trung Quốc tái xuất
Tập Cận Bình đã lường
trước được hậu quả nếu G.Soros ra đòn nên một cuộc chiến giữa Trung Nam Hải với
“nhà đầu tư đại tài” đã diễn ra rất gay gắt.
Nikkei Asian Review ngày 10/6 đưa tin, nhà tài phiệt người Mỹ – tỷ
phú George Soros đã tái xuất trong bối cảnh giới đầu tư đang ngày càng lo ngại
về nền kinh tế Trung Quốc và nguy cơ Brexit khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh sắp
diễn ra.
Tờ báo của Nhật Bản cho rằng “nhà đầu tư đại tài” G.Soros quay trở
lại công việc kinh doanh đồng nghĩa với việc thúc đầy hoạt động đầu cơ chứng
khoán và chắc chắn sẽ gây khó chịu cho nhiều thực thể kinh tế – chính trị toàn
cầu.
“Mặc dù Soros được coi là nghỉ hưu thực tế kể từ năm 2011, nhưng
giới truyền thông Hoa Kỳ đã thông báo rằng doanh nhân người Mỹ này hiện đang
chỉ đạo giao dịch tại Soros Fund Management khi ông cho rằng, khủng hoảng kinh
tế đã có thể nhận diện được.
G.Soros từng đưa ra nhiều ý kiến bi quan về nền kinh tế Trung
Quốc từ đầu năm đến nay, trong đó có một cuộc hạ cánh cứng là không thể tránh
khỏi”.
Nhà tại phiệt Mỹ George Soros 85 tuổi, được giới đầu tư xem là
“chuyên gia tạo khủng hoảng” khi được nhận định là có vai trò trong 3 cả cuộc
khủng hoảng kinh tế, tài chính gần đây nhất.
Đó là cuộc khủng hoảng của đồng bảng Anh năm 1992, cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng khoảng kinh tế – tài chính toàn
cầu năm 2008. Đặc biệt G.Soros đều làm cho mình giàu qua tất cả các cuộc khủng
hoảng nêu trên.
Nhà đâu tư đại tài George Soros – người có thể gây nguy hại cho Bắc Kinh trong lần tái xuất này. Ảnh: dcclothesline.com.
Ông G.Soros cũng được xem là ‘thiên tài bán khống”, có thể “một tay che cả bầu trời” và khiến cho thị trường nhiều phen chao đảo. Ông kiếm lợi nhuận từ sự sụt giá, bắt đầu từ những động thái được xem là “mượn tạm” tài sản và sau đó bán đi, với nghiệp vụ “mua rẻ bán đắt” rồi trả nợ và hưởng lợi qua chênh lệch giá.
Vì vậy, nhiều người cho ông là kẻ dã tâm khi khiến nhiều nền kinh
tế chao đảo, nhưng không ai có thể phủ nhận Soros có bộ óc của một thiên tài.
Là nhà tiên phong của ngành công nghiệp quỹ đầu cơ, ảnh hưởng đến
thị trường toàn cầu, Soros không xa lạ gì với giới doanh nghiệp Trung Quốc.
Soros đã được mời tham dự Diễn đàn Châu Á Bác Ngao diễn ra tại đảo Hải Nam năm
2013.
Tuy nhiên, khi Soros đã đưa ra nhận định một cuộc hạ cánh cứng
không thể tránh khỏi cho những khó khăn của kinh tế Trung Quốc, ông đã gây nên
cuộc khẩu chiến ác liệt với Bắc Kinh.
Tờ Nhân Dân Nhật báo ngày 30/1 lên án Soros đã trở thành một kẻ
thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, lần tái xuất này của George
Soros sẽ khiến cho Bắc Kinh đối diện với nhiều nguy cơ khi nhà tài phiệt này ra
đòn và nhắm tới Trung Hoa đại lục.
George Soros có thể tấn công vào sự bất ổn của thị trường tài
chính, làm cho đồng nhân tệ mất giá, khiến kinh tế Trung Quốc teo lại, dẫn đến
nguy cơ sụp đổ
Có thể thấy rằng, khi tái cơ cấu lại nền kinh tế của Tập Cận Bình
phát huy hiệu quả thì cũng đồng thời khiến cho quy mô nền kinh tế Trung Quốc co
lại khi các chỉ số của nền kinh tế hầu hết suy giảm, từ xuất khẩu, nhập hẩu đến
giá trị sản lượng kinh tế nội địa, khiến cho tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Đây là hệ quả của việc chuyển nền kinh tế từ lớn sang mạnh, sự
phát triển bùng nổ sẽ chuyển sang phát triển bền vững.
Việc co lại của quy mô kinh tế Trung Quốc được thể hiện ở việc
giảm mức tăng trưởng, quy mô không lớn nhanh như trước nữa và thậm chí có thể
không lơn bề ngoài, nhưng mạnh bên trong qua tỷ trọng của các thành phần kinh
tế trong GDP.
Việc tỷ giá đồng nhân dân tệ được điều chỉnh trong những biên độ
có kiểm soát, nhằm mang lại lợi ích cho kinh tế Trung Quốc qua công cụ tài
chính này.
Song nếu G.Soros có ý định và thực hiện thành công ý định của
mình, khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng bắt đầu từ tiền tệ thì
quy mô kinh tế Trung Quốc không còn co lại có điều tiết theo ý đồ của Bắc Kinh.
Ngược lại, nó sẽ bị teo lại một cách nhanh chóng và thể hiện ra là
nền kinh tế nhỏ đi ở quy mô GDP, thâm hụt trong tất cả các chỉ tiêu kinh tế và
sức mạnh nền kinh tế có thể tụt lại hàng chục năm.
Hình minh họa, nguồn: The
Telegraph.
Có thể thấy điều ấy qua các phương trình kinh tế sau đây. Giả thiết là đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá 10%.
Có thể thấy điều ấy qua các phương trình kinh tế sau đây. Giả thiết là đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá 10%.
Thứ nhất, ta tính là thiệt hại về GDP của Trung Quốc khi nội tệ
mất giá:
Năm 2016, GDP của Trung Quốc = 71.608 tỷ CNY = 10.907 tỷ USD (theo
tỷ giá của Trung Quốc)
= 10.798 tỷ USD (theo thị
trường ) ()
Khi CNY/ USD giảm 10% thì () teo lại chỉ còn = 10.798 x 90/100 = 9.718 tỷ USD
Khi CNY/ USD giảm 10% thì () teo lại chỉ còn = 10.798 x 90/100 = 9.718 tỷ USD
Thứ hai, ta tính thiệt hại về gia tăng nợ công của Trung Quốc khi
nội tệ mất giá:
Năm 2016 nợ công của Trung Quốc tính bằng CNY = 71.608 x 2.49 =
178.304 tỷ CNY.
Nếu 30% là nợ của nước ngoài = 178.304 x 30/100 = 53.491 tỷ CNY().
Khi CNY/ USD giảm 10% thì () sẽ tăng lên = 53.491 x 110/100 = 58.840 tỷ CNY.
Và lúc đó % ngân sách phải trả nợ nước ngoài là: = 58.840/178.304 x100 = 33%
Vậy là khi CNY mất giá 10% thì kinh tế Trung Quốc thiệt hại ít nhất là 13% (gồm 10% GDP teo lại + 3% nợ nước ngoài tăng thêm).
Nếu 30% là nợ của nước ngoài = 178.304 x 30/100 = 53.491 tỷ CNY().
Khi CNY/ USD giảm 10% thì () sẽ tăng lên = 53.491 x 110/100 = 58.840 tỷ CNY.
Và lúc đó % ngân sách phải trả nợ nước ngoài là: = 58.840/178.304 x100 = 33%
Vậy là khi CNY mất giá 10% thì kinh tế Trung Quốc thiệt hại ít nhất là 13% (gồm 10% GDP teo lại + 3% nợ nước ngoài tăng thêm).
Nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trung bình 6,5% thì chỉ cần
đồng nhân dân tệ mất giá 10% sẽ kéo kinh tế nước này tụt lùi tới hai năm, gây
ra rất nhiều hệ luỵ cùng với những hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới ổn định xã
hội.
Trong khi giả thiết đưa ra là rất khiêm tốn, nếu so với việc mất
giá của những đồng tiền tại Châu Á trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Với
Thái Lan thì năm 1996, 1USD = 25,61 bath, đến năm 1997, 1USD = 47,25 bath và
năm 1998, 1USD = 58 bath, nghĩa là đồng tiền của Thái Lan mất giá tới 44,16%.
Còn với Hàn Quốc thì năm 1997, 1USD = 1.000 won, đến năm 1998,
1USD = 1.700 won, nghĩa là đồng tiền của Hàn Quốc mất giá gần 42%, theo BBC
Timeline.
Quả là ác mộng với Bắc Kinh nếu “chuyên gia tạo khủng hoảng” Soros
tấn công vào thị trường tiền tệ nước này. Tập Cận Bình đã lường trước được hậu
quả nếu G.Soros ra đòn nên một cuộc chiến giữa Trung Nam Hải với “nhà đầu tư
đại tài” đã diễn ra rất gay gắt.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thuỵ Sĩ hồi đầu năm 2016, nhà
tài phiệt Mỹ đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm cho tương lai của kinh tế Trung
Quốc, theo Nikkei Asian Review ngày 6/2.
Có lẽ George Soros sẽ ra đòn với Bắc Kinh trong lần tái xuất này,
bởi khi nhà tài phiệt này xuất hiện nghĩa là ông đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền
của mình và như ông cho biết đó là nguy cơ Brexit và khó khăn của kinh tế Trung
Quốc.
Theo người viết thì có thể nhận diện 3 hiệu ứng của nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới khiến cho“thiên tài bán khống” hành động và sẽ thành công.
Thứ nhất, gần đây Bắc Kinh liên tục bơm thêm tiền vào thị trường,
chứng tỏ thị trường tài chính Trung Quốc vẫn còn bất ổn, cụ thể là niềm tin của
giới đầu tư vẫn chưa được củng cố lại, vẫn phải cần tới cú hích của chính phủ.
Việt Nam có thể khai thác được gì từ cạnh tranh thương mại Trung – Mỹ?
Doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc sẽ gia tăng, nhất là sau khi cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ lần thứ 8 kết thúc.
Trong khi đó Bắc Kinh vẫn điều tiết đồng nội tệ theo biên độ có lợi cho kinh tế Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ vai trò của nhà nước quá lớn, đồng nghĩa khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn rất yếu và đây chính là yết hầu cho Soros xuất chiêu.
Thứ hai, tình hình bế tắc sau cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế
Mỹ – Trung kết thúc, khiến cho làn sóng đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc có
thể gia tăng.
Giới đầu tư lúc này hướng về Trung Hoa đại lục chủ yếu là hướng
vào thị trường vốn, khiến cho nguồn cung tăng trong khi người sử dụng vốn lại
giảm.
Ứ vốn trên thị trường là một trong những dấu hiệu đầu tư sản xuất
suy giảm. Cung tăng, cầu giảm sẽ là cơ hội cho chiêu thức mua rẻ và sẽ bán đắt
của G.Soros.
Thứ ba, cả Abenomics lẫn Modipolicies đều đã tìm ra đột phá khẩu
cho mình và điều đó đồng nghĩa với mũi chiến lược kinh tế dịch vụ – nhất là
dịch vụ tài chính – của tái cơ cấu giảm đi rất nhiều công hiệu.
Trong khi Hong Kong không sáng sủa bởi ảnh hưởng từ chính trị sẽ
khiến cho Soros té nước theo mưa, kéo luôn cả Thượng Hải vào vòng bất ổn. Từ đó
việc tung đòn tâm lý hoang mang sẽ gây nên tình trạng hỗn loạn trên thị trường
và đó là điều mà Soros chờ đợi.
Đặc biệt nguy hại là khi Bắc Kinh ngấm đòn bởi kinh tế Trung Quốc
teo lại, sức mạnh của nó suy giảm, sự tác oai tác quái từ những công cụ của Tập
Cận Bình giảm công lực thì những đối tác, đối thủ của Trung Quốc có thể miễn
nhiễm với “những cơn ho suyễn” từ Bắc Kinh.
Đó là sự lợi hại của chiêu trò mà G.Soros thực hiện và cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã chứng minh cho sự lợi hại ấy, khi nó chỉ gây
thiệt hại cục bộ với một số nền kinh tế mà thôi.
George Soros có thể tấn công vào “gót chân Asin” của chiến dịch
“đả hổ đập ruồi” và gây bất ổn cho xã hội Trung Quốc
Người viết từng phân tích, nền kinh tế Trung Quốc có những nét
riêng có của nó, thể hiện rõ nhất là sự tồn tại cả “của chìm” lẫn “của nổi” và
điều đó khiến cho thị trường chứng khoán không phải là phong vũ biểu chân thực
của nền kinh tế này.
Những nét riêng cùng với sự can thiệp sâu của chính phủ vào quá
trình vận hành của nền kinh tế, khiến cho kinh tế Trung Quốc có thể miễn nhiễm
với những tác động trái chiều của nhiều quy luật của thị trường tự do.
Điều đó cũng khiến cho nhiều sự trừng phạt của các định chế hay
thực thể kinh tế trên toàn cầu không diễn ra theo hiệu ứng tất yếu và đã gây
bất ngờ cho giới phân tích.
Tuy nhiên, khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thực hiện
chiến dịch “đả hổ đập ruồi” trong cuộc chiến chống tham nhũng, với việc làm
trong sạch bộ máy lãnh đạo đảng và chính quyền từ cấp cơ sở tới cấp trung ương.
Chiến dịch thanh lọc này đã gây nên sự chuyển biến trong toàn xã hội.
Song bên cạnh những thành quả đạt được trong cuộc chiến chống tham
nhũng là củng cố quyền lực của người lãnh đạo, thì cùng với đó nó cũng gây nên nhiều
hiệu ứng bất lợi cho sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế.
Đó là sự kiềm chế hiệu quả chính sách kích cầu nội địa – một trong
ba mũi nhọn chiến lực của tái cơ cấu lại nền kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình
và đây chính là “gót chân Asin” của chiến dịch “đả hổ đập ruồi”.
Có thể thấy rằng, lực lượng có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm –
trọng tâm của kích cầu nội địa – là tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội,
trong đó có gia đình và người thân của cán bộ công chức – đối tượng quan trọng
nhất trong chiến dịch “đả hổ đập ruồi” của Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: BBC.
Tuy nhiên, sự quyết liệt của chiến dịch chống tham nhũng đã khiến cho việc mua sắm của gia đình và người thân quen cán bộ đã trở nên hạn chế rất nhiều.
Có lẽ việc “chỉ mặt gọi tên” với tội danh vi phạm nghiêm trọng kỷ
luật của đảng không những đã làm cho những kẻ tham nhũng khiếp sợ mà còn khiến
cho những người trung thực cũng ngán chiến dịch này.
Điều đó khiến cho họ không dám thể hiện sự sung túc trong đời sống
vật chất và thế là một lực lượng rất lớn những ngưởi có khả năng tiêu dùng
những không dám tiêu xài. Do vậy, chỉ số CPI của Trung Quốc không gia tăng
mạnh, dù được chính phủ kích thích.
“Khách hàng Trung Quốc của chúng tôi vốn chi tiêu nhiều nhất,
trong đó có những người công chức hay người nhà của họ vẫn thường mua ngọc trai
tốt nhất của chúng tôi làm quà tặng.
Nhưng bây giờ, tất cả họ đều sợ hãi ông Tập, bởi lẽ trong chiến
dịch chống tham nhũng, không ai muốn được nhìn thấy mang đồ trang sức đắt
tiền”, BBC ngày 11/3 dẫn lời một người chủ cửa hàng bán ngọc trai tại Bắc Kinh.
Điều đó khiến cho đại gia không biết khi nào mới hết phải giả ăn
mày và “của chìm” không biết khi nào mới trở thành “của nổi”. Tất cả những gì
thuộc về “của chìm” sẽ phải mãi là của để dành mà ông bà, cha mẹ để dành cho
con cháu.
Tuy nhiên, khoản “phúc đức” tích luỹ được ấy sẽ có thể chẳng còn
bao giá trị nếu đồng tiền mất giá. Và đó chính là điều mà George Soros có thể
hướng tới để gây bất ổn cho xã hội Trung Quốc.
Theo The Guardian ngày 9/6: “Trong một email gửi cho The Wall
Street Journal, Soros cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với mâu thuẫn trong
nội bộ lãnh đạo chính trị và điều đó tạo nên bởi sự phức tạp trong khả năng đối
phó với các vấn đề tài chính”.
The Guardian cũng cho biết, Soros Fund Management đã tăng đầu tư
vào vàng, xem như là một tài sản khá an toàn khi khủng hoảng tài chính. Vậy là
Soros đã có những động thái rất nguy hiểm với Bắc Kinh.
Giới đầu tư Hoa Kỳ vốn không hài lòng với Soros vì những rủi ro mà
ông tạo ra cho chứng khoán nước này trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008.
Song có lẽ lần này Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Soros, như Trung Quốc cáo buộc
“Soros, chính phủ Hoa Kỳ và các công ty Mỹ đã bắt đầu tấn công tổng lực vào nền
kinh tế Trung Quốc”, theo Nikkei Asian Review ngày 6/2.
Tóm lại, việc tỷ phú George Soros tái xuất lần này có thể khiến cho
kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại rất lớn nếu ông ta thể hiện đúng tính cách của
mình và đúng với vị thế của một “kẻ thù nguy hiểm của đảng Cộng sản Trung
Quốc”.
Tuy nhiên, Soros không thể gieo bão cho Bắc Kinh nếu như Tập Cận
Bình và giới lãnh Trung Nam Hải không tự làm yếu mình qua những hành động không
hợp lý gần đây và để lộ “gót chân Asin” cho “nhà đầu tư đại tài” có thể tấn
công và hưởng lợi.
Ngọc Việt
__._,_.___
No comments:
Post a Comment