Ký văn kiện
'thỏa thuận hợp tác giáo giục' để bắt học sinh VN học tiếng Tầu?
On Monday, September 12, 2016 4:55 PM, "Dien bien hoa binh d [DienDanCongLuan]" <>
wrote:
Trong khi "Nga- Trung Quốc diễn tập ‘chiếm đảo’ trên biển
Đông"!
Nguyễn Xuân Phúc mang mông tới Bắc Kinh mời China đá !
Thủ
tướng Việt Nam đến Bắc Kinh
- 12 tháng 9 2016
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiếp đón Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc tại Bắc Kinh ngày 12/9.
Lễ đón diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân, Bắc Kinh.
Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ khi Thủ tướng Việt
Nam nhậm chức vào tháng 4/2016.
Chuyến thăm cũng là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm
Trung Quốc sau cuộc chuyển giao lãnh đạo ở Đại hội XII đầu năm nay.
Theo tường thuật của phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
nhắc lại lập trường kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp
hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông đề nghị hai bên tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm
soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh
chấp.
Ông cũng nói cần thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có
tiến triển thực chất, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân
Phúc cũng đề nghị Trung Quốc “sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250
triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ,
chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến”, theo trang web
chính phủ Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng, hai bên đã ký 9 văn kiện hợp
tác, trong đó có:
- Hiệp định gia hạn bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm
hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021
- Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản
viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD
cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Danh mục dự án hợp tác năng
lực sản xuất
- Hiệp định thương mại biên giới sửa đổi
- Bản ghi nhớ xây dựng Quy hoạch hợp tác xây dựng cơ sở
hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020
- Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giữa hai Bộ Giáo dục
giai đoạn 2016 - 2021
- Bản ghi nhớ về việc trao tặng thiết bị hỗ trợ ứng phó
biến đổi khí hậu (trị giá 20 triệu Nhân dân tệ)
Bình
luận
Trước đó, nhà báo Vincent Ni của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World
Service, bình luận:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là
Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không
đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam
có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
"Trung Quốc muốn bảo đảm chắc chắn rằng phía Việt Nam sẽ
không theo đuổi vụ kiện.
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những
lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía
cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị
gia tăng hàng năm."
Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay
trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài
chuyến thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa
đón tiếp Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng
đỉnh G20.
Cuộc họp giữa hai phái
đoàn ngày 12/9
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia về chính trị khu vực bình
luận:
"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam
có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ
thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả năng
nhập siêu từ Trung Quốc.
"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang
Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như
đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm.
Đấy là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.
"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển
Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông
phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình."
Trung
Quốc 'không muốn VN theo Philippines'?
- 8 tháng 9 2016
Thủ tướng Việt Nam sắp
thăm Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc ông Lý Khắc Cường (trong
ảnh) từ ngày 10-15/9/2016.
Trung Quốc không muốn Việt Nam đi theo 'nghị trình' của
Philippines, quốc gia đã đưa ra vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông lên tòa PCA,
đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại, mậu dịch và đầu tư với Việt
Nam, theo khác mời của tọa đàm trực tuyến của BBC Việt ngữ hôm 08/9/2016.
Trung Quốc bên ngoài tỏ ra 'bình tĩnh', nhưng trong thực chất vẫn
ít nhiều 'quan ngại' trước động thái hợp tác an ninh giữa Mỹ và các đồng minh,
hoặc đối tác ở Biển Đông, nơi lâu nay vẫn diễn ra tranh chấp giữa các quốc gia
cùng tuyên bố chủ quyền về biển đảo, trong đó có Việt Nam, vẫn theo ý kiến này.
Xét đến tình hình căng
thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy
hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines Nhà báo
Vincent Ni, BBC Tiếng Trung
Bình luận với Bàn tròn thứ Năm tuần này về chuyến thăm lần đầu
tiên của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đến Trung Quốc, nhà báo Vincent Ni
của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World Service, nói:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là
Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không
đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam
có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
"Trung Quốc muốn bảo đảm chắc chắn rằng phía Việt Nam sẽ
không theo đuổi vụ kiện.
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những
lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía
cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị
gia tăng hàng năm.
Hai ông Nguyễn Xuân
Phúc (trái) và Lý Khắc Cường trong một lần tiếp xúc, hội đàm từ trước.
"Do đó tôi nghĩ Trung Quốc sẽ nhấn mạnh nhiều hơn nữa vào
điểm đó, về khía cạnh an ninh, khá là tế nhị, song tôi nghĩ hai bên chắc chắn
sẽ trao đổi về vấn đề này trong chuyến thăm của Thủ tướng Phúc tới Trung Quốc.
"Và đừng quên rằng Thủ tướng Phúc sẽ tới thăm Nam Ninh, ở
miền Nam Trung Quốc, để tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc - Asean, nên tôi
nghĩ ông rõ ràng quan tâm tới việc khai thác hơn nữa thương mại với Trung
Quốc," nhà báo Vincent Ni nêu quan điểm.
Bối
cảnh chuyến thăm
Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay
trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài chuyến
thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa đón tiếp
Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng đỉnh G20.
Về quan hệ Việt - Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự,
an ninh, quốc phòng, nhà báo Võ Trung Dung, một nhà quan sát từ Pháp đang có mặt ở Sài Gòn và
vừa theo dõi chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande ở Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, đưa ra bình luận:
Quân đội Việt Nam cũng
đã mua một số thiết bị của Pháp nhưng chủ yếu những thiết bị như là radar duyên
hải và một vài chiếc máy bay như là trực thăng nhỏ, nhưng bây giờ (Việt Nam)
chưa thể mua nhiều hơn... Nhà báo Võ Trung Dung
"Quân đội Việt Nam cũng đã mua một số thiết bị của Pháp nhưng
chủ yếu những thiết bị như là radar duyên hải và một vài chiếc máy bay như là
trực thăng nhỏ, nhưng bây giờ (Việt Nam) chưa thể mua nhiều hơn...
"Không biết Việt Nam có tiền hay không, nhưng Pháp sẵn sàng
bán, một cản trở lớn nhất không phải là chính trị hay ngoại giao, nhưng cản trở
là về kỹ thuật vì 90% thiết bị của quân đội Việt Nam, của hải quân, không quân
và bộ binh đều là do Nga cung cấp.
"Và các hệ thống thông tin trong quân đội cũng do Nga cung cấp,
thì hệ thống của Pháp không thể nhập vô một hệ thống chung như vậy, đó là cản
trở nhiều nhất trong vấn đề buôn bán vũ khí, đương nhiên là Pháp đã làm và sẵn
sàng mời những sỹ quan Việt Nam tham dự tập huấn về chiến lược, chiến thuật,
điều đó đã làm từ lâu rồi," nhà báo Võ Trung Dung nói với Bàn tròn.
Còn từ Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Thông
Minh bình luận thêm về quan hệ Nhật - Việt liên quan tới hợp tác an ninh,
quốc phòng, ông nói:
"Nhật Bản rất quan tâm tình hình Biển Đông và ngay khi Thủ
tướng Abe lên (cầm quyền) cách đây gần 4 năm, thì viếng thăm đầu tiên của ông
là Việt Nam và cho tới nay, như cam kết, sẽ cung cấp cho Việt Nam mười tàu tuần
duyên, loại cảnh sát biển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc tiếp Ngoại trưởng Nhật Bản tại Văn phòng Chính phủ hôm 05/5/2016.
"Việc cung cấp đó đã và đang được tiến hành, cũng như khi
cảng Cam Ranh mới được xây dựng và mở ra, thì chiến hạm của Nhật cũng là những
chiến hạm đầu tiên ghé vào.
"Thành ra, Biển Hoa Đông và Biển Đông có quan hệ mật thiết
với nhau, bởi vì đó là con đường thương mại huyết mạch của Nhật Bản, cho nên
Nhật Bản không những giúp đỡ Philippines mà cũng giúp đỡ Việt Nam, kể cả về mặt
ngoại giao, kinh tế, cũng như về an ninh, phòng thủ," ông Đỗ Thông Minh
nói với BBC.
Hai
điểm nhấn chuyến thăm
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia về chính trị khu vực và quốc tế nói về
điểm nhấn và kết quả được kỳ vọng của chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt
Nam, Nguyễn Xuân Phúc, ông nói:
Trong quan hệ chính
trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới
việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các
biện pháp hòa bình TS. Hà Hoàng Hợp
"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam
có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ
thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả
năng nhập siêu từ Trung Quốc.
"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang
Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như
đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm. Đấy
là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.
"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển
Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông
phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.
"Và trong phần tranh chấp mang tính chất song phương, thì hai
bên cố gắng xử lý sao cho hai bên cùng có lợi và hai bên và hai bên cùng chấp
nhận được," nhà phân tích nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ.
Mời quý
vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm Bàn
tròn.
Nga-
Trung Quốc diễn tập ‘chiếm đảo’ trên biển Đông
13.09.2016
0:49
00:00 /0:49
▶
Chia sẻ
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet,
http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo,
http://www.voatiengviet.com.
Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa.
Nga và TQ chính thức tiến hành cuộc tập trận 8 ngày trên biển Đông
vào ngày 12/9. Cuộc diễn tập “Joint Sea-2016” quy tụ nhiều tàu chiến, tàu ngầm,
trực thăng , chiến đấu cơ, cùng với lực lượng thủy quân lục chiến và các loại
thiết giáp lưỡng cư tiến hành các cuộc thao dượt bắn đạn thật. Hai bên sẽ thực
hiện các bài tập phòng thủ, tìm kiếm cứu nạn, chống tàu ngầm và đặc biệt là
chiếm đảo. Hiện chưa rõ vị trí chính xác nơi cuộc tập trận diễn ra. Nga là
cường quốc duy nhất lên tiếng ủng hộ TQ tại biển Đông khi cho rằng Hoa Kì và
các quốc gia không liên quan nên đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực
này. Moscow cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, một trong những
quốc gia có tranh chấp lãnh hải gay gắt với Trung Quốc tại khu vực.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment