ABC VỀ BẦU CỬ
QUỐC HỘI - DÀNH CHO CÁC ỨNG VIÊN TỰ DO
ABC về bầu cử Quốc hội
– dành cho các ứng viên tự do
Đoan Trang
Đoan Trang
Kỳ bầu cử Quốc hội (QH) năm nay hứa hẹn một điểm rất mới, khi lần đầu tiên trong lịch sử QH Việt Nam, có sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook với vai trò đáng kể định hình công luận, và trên Facebook đã có những lời kêu gọi cho một chiến dịch người dân “đồng loạt tự ứng cử”. Giữa lúc đó thì báo chí trích lời đương kim Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết đã xác định được số lượng ứng cử đại biểu (ĐB) khóa 14 là 896 người. Một loạt thắc mắc có thể nảy sinh: Thế là thế nào? 896 người kia ở đâu ra, tôi đã ứng cử đâu?
Nhằm giúp các ứng viên tự do bớt lúng túng và quá tải, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức căn bản liên quan đến quy trình ứng cử và bầu cử Quốc hội ở Việt Nam.
* * *
Vấn đề “cơ cấu” của QH
Ông Nguyễn Sinh Hùng phát biểu như vậy vào ngày 16/1 vừa qua, tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) nhằm cho ý kiến về nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bầu cử, trong đó có việc tổ chức hội nghị cử tri.
UBTVQH cũng đã ra nghị quyết về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa 14. Theo đó, ngày bầu cử QH là chủ nhật, 22/5/2016. Khóa 14 sắp tới sẽ có 500 ĐBQH, được bầu từ con số dự kiến 896 người ứng cử. (Luật Tổ chức QH cũng ấn định, tổng số ĐBQH không quá 500).
Trong 500 ĐBQH của khóa 14, số người không phải là đảng viên đảng Cộng sản, theo dự kiến của UBTVQH, chỉ khoảng 25-50.
Mặc dù QH và báo chí dùng từ “dự kiến”, nhưng thực chất, cần hiểu đúng bản chất của nó là “xác định cơ cấu”, và đây là bước đầu tiên trong quy trình bầu cử QH ở Việt Nam.
Trong bước đầu tiên này, UBTVQH ấn định
và công bố ngày bầu cử, thành lập Hội đồng Bầu cử Trung ương, đồng thời, đưa ra
“dự kiến” về cơ cấu, số lượng ĐBQH được bầu, ví dụ như kỳ này, QH phải có ít
nhất 35% ĐB là nữ. Số lượng đại biểu của Bộ Quốc phòng là 15 người, Bộ Công an
3 người. Số đại biểu đến từ khối doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn sản xuất
kinh doanh: 7 người…
Việc ấn định cơ cấu được giải thích là nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích, cân bằng sự đại diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội (phụ nữ, thanh niên, nông dân, trí thức, người dân tộc thiểu số v.v.). Mặt trái của nó, ai cũng có thể nhận thấy, là nó hợp lý hóa sự sắp xếp nhân sự từ trước và can thiệp vào trong quá trình ứng cử để bảo đảm cơ cấu. Một vị cựu ĐBQH kể, thời ông, chưa đến ngày bầu cử ông đã biết trước mình chắc chắn vào QH, bởi cơ cấu khi ấy đang cần thêm một trí thức khoa học xã hội ở Hà Nội, mà xung quanh ông thì toàn trí thức thuộc khối khoa học tự nhiên.
Vậy là cơ cấu của QH đã được ấn định trước, tiếp theo sẽ là quá trình thực hiện, với một loạt bước, gồm: hiệp thương, hội nghị tiếp xúc cử tri. Trong đó, hiệp thương là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện cơ cấu đã vạch sẵn.
Ba lần hiệp thương
“Hiệp thương” có lẽ là một khái niệm nghe khá khó hiểu với nhiều người Việt Nam. Nhưng thật ra thì nó đơn giản. Hiệp thương, tiếng Anh là “negotiation”, có nghĩa là đàm phán, thương lượng với nhau.
Quy trình bầu cử QH ở Việt Nam có ba (03) vòng hiệp thương. Lần thứ nhất để xác định cơ cấu. Lần thứ hai, để thống nhất danh sách ứng cử viên sơ bộ. Lần thứ ba, chốt danh sách cuối cùng của các ứng cử viên, để đưa đến việc “toàn dân đi bầu”.
Hiệp thương lần 1 diễn ra sau khi UBTVQH đã đưa ra “dự kiến”, tức là đã ấn định cơ cấu, thành phần, số lượng ĐBQH được bầu, và đem trình nó cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ).
Dựa trên dự kiến đó, MTTQ cấp trung ương, và cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, sẽ tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tương ứng, để thoả thuận (tức là “hiệp thương”) về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương hay địa phương giới thiệu, tiến cử.
Còn các ứng viên tự do, không được cơ quan, tổ chức, đơn vị nào tiến cử, thì đương nhiên không có tên trong danh sách cơ cấu. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nộp hồ sơ cá nhân cho ủy ban bầu cử; vòng hồ sơ này không quá khó khăn. Thử thách lớn nhất với ứng viên tự do là ở lần hiệp thương sau đó.
Hiệp thương lần 2: “cửa tử” đối với ứng viên tự do
Việc ấn định cơ cấu được giải thích là nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích, cân bằng sự đại diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội (phụ nữ, thanh niên, nông dân, trí thức, người dân tộc thiểu số v.v.). Mặt trái của nó, ai cũng có thể nhận thấy, là nó hợp lý hóa sự sắp xếp nhân sự từ trước và can thiệp vào trong quá trình ứng cử để bảo đảm cơ cấu. Một vị cựu ĐBQH kể, thời ông, chưa đến ngày bầu cử ông đã biết trước mình chắc chắn vào QH, bởi cơ cấu khi ấy đang cần thêm một trí thức khoa học xã hội ở Hà Nội, mà xung quanh ông thì toàn trí thức thuộc khối khoa học tự nhiên.
Vậy là cơ cấu của QH đã được ấn định trước, tiếp theo sẽ là quá trình thực hiện, với một loạt bước, gồm: hiệp thương, hội nghị tiếp xúc cử tri. Trong đó, hiệp thương là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện cơ cấu đã vạch sẵn.
Ba lần hiệp thương
“Hiệp thương” có lẽ là một khái niệm nghe khá khó hiểu với nhiều người Việt Nam. Nhưng thật ra thì nó đơn giản. Hiệp thương, tiếng Anh là “negotiation”, có nghĩa là đàm phán, thương lượng với nhau.
Quy trình bầu cử QH ở Việt Nam có ba (03) vòng hiệp thương. Lần thứ nhất để xác định cơ cấu. Lần thứ hai, để thống nhất danh sách ứng cử viên sơ bộ. Lần thứ ba, chốt danh sách cuối cùng của các ứng cử viên, để đưa đến việc “toàn dân đi bầu”.
Hiệp thương lần 1 diễn ra sau khi UBTVQH đã đưa ra “dự kiến”, tức là đã ấn định cơ cấu, thành phần, số lượng ĐBQH được bầu, và đem trình nó cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ).
Dựa trên dự kiến đó, MTTQ cấp trung ương, và cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, sẽ tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tương ứng, để thoả thuận (tức là “hiệp thương”) về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương hay địa phương giới thiệu, tiến cử.
Còn các ứng viên tự do, không được cơ quan, tổ chức, đơn vị nào tiến cử, thì đương nhiên không có tên trong danh sách cơ cấu. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nộp hồ sơ cá nhân cho ủy ban bầu cử; vòng hồ sơ này không quá khó khăn. Thử thách lớn nhất với ứng viên tự do là ở lần hiệp thương sau đó.
Hiệp thương lần 2: “cửa tử” đối với ứng viên tự do
Hiệp thương lần thứ hai
thương lượng, thống nhất danh sách ứng cử viên sơ bộ, gồm cả các ứng viên tự
do, và danh sách này sẽ được đưa ra lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và nơi
công tác.
Các hội nghị cử tri
lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú chính là nơi diễn ra
cuộc thử thách nặng nề nhất với bản lĩnh và sức chịu đựng của ứng cử viên ĐBQH.
Theo truyền thống lâu nay, đó là nơi cử tri nơi cư trú tiến hành cuộc “đấu tố”
ứng cử viên, đặc biệt là ứng viên tự do, không được cơ quan, tổ chức, đơn vị
nào tiến cử. Nhiều người được sự ủng hộ lớn của cử tri nơi công tác, nhưng ra
hội nghị ở nơi cư trú, vẫn bị “đấu” tơi bời và nhận tỷ lệ tín nhiệm rất thấp.
Thực tế các kỳ bầu cử nhiều năm qua cho thấy ứng cử viên thường bị cử tri đánh giá, phê phán vì những lý do rất… không liên quan đến năng lực, chẳng hạn như “ra đường gặp hàng xóm không chào, chứng tỏ kiêu ngạo”, “lười đi họp tổ dân phố”, “xấu trai, ngoại hình không đủ để làm ĐBQH”, v.v.
Càng là ứng viên tự do, không được cơ quan, tổ chức nào giới thiệu ứng cử, nguy cơ bị đấu tố càng lớn. Điều đó có thể vì nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, do có sự chỉ đạo, tác động, can thiệp để cử tri loại bỏ ứng cử viên; do có sự sắp xếp, điều thêm cử tri của các địa bàn lân cận đến dự “đấu tố”; và cũng do chất lượng của chính cử tri còn thấp, khiến họ thiếu ý thức tham gia nghiêm túc vào hoạt động chính trị.
Hội nghị cử tri có sự tham dự của ứng cử viên ĐBQH, đại diện của tổ chức/ cơ quan có người ứng cử, lãnh đạo địa phương (tức nơi cư trú của ứng viên), tổ dân phố, MTTQ địa phương, và các cử tri… Trên thực tế, nhiều khi ứng viên tự do phải đứng trước một cử tọa gồm phần lớn là những người họ chẳng biết là ai, đấu tố họ một cách thô bạo. Đây là câu chuyện đã từng xảy ra với nhiều người ứng cử tự do, như ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm, năm 2002), nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (năm 2011), luật sư Lê Quốc Quân (năm 2011)…
Hiệp thương lần 3: “đấu tố vắng mặt” ứng viên tự do
Với kết quả đánh giá ý kiến và tín nhiệm của cử tri tại hiệp thương lần hai, UBTVQH sẽ điều chỉnh lần hai về cơ cấu, thành phần và số lượng ĐBQH được giới thiệu ứng cử từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tiếp theo, sẽ đến hiệp thương lần thứ ba. Khác với các hội nghị cử tri ở nơi cư trú diễn ra trong vòng hiệp thương trước, ở hiệp thương lần ba, các hội nghị diễn ra không có mặt của ứng cử viên ĐBQH.
Thực tế các kỳ bầu cử nhiều năm qua cho thấy ứng cử viên thường bị cử tri đánh giá, phê phán vì những lý do rất… không liên quan đến năng lực, chẳng hạn như “ra đường gặp hàng xóm không chào, chứng tỏ kiêu ngạo”, “lười đi họp tổ dân phố”, “xấu trai, ngoại hình không đủ để làm ĐBQH”, v.v.
Càng là ứng viên tự do, không được cơ quan, tổ chức nào giới thiệu ứng cử, nguy cơ bị đấu tố càng lớn. Điều đó có thể vì nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, do có sự chỉ đạo, tác động, can thiệp để cử tri loại bỏ ứng cử viên; do có sự sắp xếp, điều thêm cử tri của các địa bàn lân cận đến dự “đấu tố”; và cũng do chất lượng của chính cử tri còn thấp, khiến họ thiếu ý thức tham gia nghiêm túc vào hoạt động chính trị.
Hội nghị cử tri có sự tham dự của ứng cử viên ĐBQH, đại diện của tổ chức/ cơ quan có người ứng cử, lãnh đạo địa phương (tức nơi cư trú của ứng viên), tổ dân phố, MTTQ địa phương, và các cử tri… Trên thực tế, nhiều khi ứng viên tự do phải đứng trước một cử tọa gồm phần lớn là những người họ chẳng biết là ai, đấu tố họ một cách thô bạo. Đây là câu chuyện đã từng xảy ra với nhiều người ứng cử tự do, như ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm, năm 2002), nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (năm 2011), luật sư Lê Quốc Quân (năm 2011)…
Hiệp thương lần 3: “đấu tố vắng mặt” ứng viên tự do
Với kết quả đánh giá ý kiến và tín nhiệm của cử tri tại hiệp thương lần hai, UBTVQH sẽ điều chỉnh lần hai về cơ cấu, thành phần và số lượng ĐBQH được giới thiệu ứng cử từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tiếp theo, sẽ đến hiệp thương lần thứ ba. Khác với các hội nghị cử tri ở nơi cư trú diễn ra trong vòng hiệp thương trước, ở hiệp thương lần ba, các hội nghị diễn ra không có mặt của ứng cử viên ĐBQH.
Chỉ có đại diện MTTQ,
Hội đồng Bầu cử Quốc gia, UBTVQH, Chính phủ (đối với việc bầu cử ĐBQH ở cấp
trung ương); MTTQ và ủy ban bầu cử tỉnh, thường trực hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân tỉnh (đối với việc bầu cử ĐBQH ở cấp địa phương), là được tham dự
và “hiệp thương” với nhau để lựa chọn và chốt danh sách chính thức những người
ứng cử ĐBQH.
Năm 2011, luật sư Võ An Đôn đã qua được vòng hiệp thương thứ hai. Trên Facebook cá nhân, ông cho biết, khi lấy tín nhiệm tại nơi cư trú và nơi công tác, ông đều được 100% cử tri (tức người dân địa phương và đồng nghiệp) ủng hộ, tín nhiệm. Nhưng đến vòng hiệp thương lần ba, khi bị “đấu tố vắng mặt” tại hội nghị của MTTQ tỉnh, thì ông bị loại, không được vào danh sách cuối cùng, gồm những người được ứng cử ĐBQH.
Ông Đôn phản ánh: “Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại MTTQ thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm”.
Đây cũng là một cửa ải lớn đối với ứng cử viên tự do. Nếu họ vượt qua được (xưa nay rất hiếm), thì họ mới có thể cùng các ứng viên được giới thiệu ứng cử tiến vào giai đoạn tiếp theo: vận động tranh cử và trình bày chương trình hành động.
Vận động tranh cử
Ở khâu này, MTTQ địa phương (tức là MTTQ ở các điểm bầu cử) sẽ tổ chức những hội nghị tiếp xúc cử tri tại địa phương để người ứng cử tiến hành vận động bầu cử, dưới sự giám sát của MTTQ. Tại đây, họ sẽ trình bày trước cử tri chương trình hành động của mình.
Ngoài ra, những người có tên trong danh sách ứng cử cuối cùng còn có cơ hội làm việc với báo chí để giới thiệu bản thân và chương trình hành động, vận động tranh cử…
Một cựu ĐBQH cho biết, đến giai đoạn này, trên nguyên tắc cử tri vẫn có thể quan sát, xem xét ứng cử viên ĐBQH, để bỏ phiếu bầu hoặc không bầu cho ông/bà ta. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng chẳng mấy khi cử tri quan tâm đến chương trình hành động của ứng cử viên, còn báo chí thì càng không có chuyện tìm hiểu, moi móc hồ sơ nhân thân hay phản biện ứng cử viên, mà chỉ đưa tin, viết bài phản ánh theo hướng ca ngợi.
Như vậy, vào được danh sách chính thức, được tổ chức cho đi “vận động tranh cử” chính thức, đã có thể coi như thắng lợi cực kỳ lớn của ứng cử viên ĐBQH rồi.
Lời kết
Bước cuối cùng là giai đoạn cử tri bỏ phiếu chính thức (với QH khóa 14 thì đó là ngày 22/5 tới). Việc kiểm phiếu sau đó – không đảm bảo độc lập – cũng là một khâu mà chính quyền có thể tác động để đảm bảo cơ cấu, thành phần QH như đã chủ trương từ đầu.
Ứng cử ĐBQH là sự thực thi một quyền chính trị căn bản của người dân: quyền được tham gia một cách có ý nghĩa vào chính trị. Trong hoàn cảnh Việt Nam, với hệ thống chính trị một đảng, quyền này chịu rất nhiều hạn chế, cản trở – bằng các cơ chế như đã chỉ ra ở trên.
Năm 2011, luật sư Võ An Đôn đã qua được vòng hiệp thương thứ hai. Trên Facebook cá nhân, ông cho biết, khi lấy tín nhiệm tại nơi cư trú và nơi công tác, ông đều được 100% cử tri (tức người dân địa phương và đồng nghiệp) ủng hộ, tín nhiệm. Nhưng đến vòng hiệp thương lần ba, khi bị “đấu tố vắng mặt” tại hội nghị của MTTQ tỉnh, thì ông bị loại, không được vào danh sách cuối cùng, gồm những người được ứng cử ĐBQH.
Ông Đôn phản ánh: “Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại MTTQ thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm”.
Đây cũng là một cửa ải lớn đối với ứng cử viên tự do. Nếu họ vượt qua được (xưa nay rất hiếm), thì họ mới có thể cùng các ứng viên được giới thiệu ứng cử tiến vào giai đoạn tiếp theo: vận động tranh cử và trình bày chương trình hành động.
Vận động tranh cử
Ở khâu này, MTTQ địa phương (tức là MTTQ ở các điểm bầu cử) sẽ tổ chức những hội nghị tiếp xúc cử tri tại địa phương để người ứng cử tiến hành vận động bầu cử, dưới sự giám sát của MTTQ. Tại đây, họ sẽ trình bày trước cử tri chương trình hành động của mình.
Ngoài ra, những người có tên trong danh sách ứng cử cuối cùng còn có cơ hội làm việc với báo chí để giới thiệu bản thân và chương trình hành động, vận động tranh cử…
Một cựu ĐBQH cho biết, đến giai đoạn này, trên nguyên tắc cử tri vẫn có thể quan sát, xem xét ứng cử viên ĐBQH, để bỏ phiếu bầu hoặc không bầu cho ông/bà ta. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng chẳng mấy khi cử tri quan tâm đến chương trình hành động của ứng cử viên, còn báo chí thì càng không có chuyện tìm hiểu, moi móc hồ sơ nhân thân hay phản biện ứng cử viên, mà chỉ đưa tin, viết bài phản ánh theo hướng ca ngợi.
Như vậy, vào được danh sách chính thức, được tổ chức cho đi “vận động tranh cử” chính thức, đã có thể coi như thắng lợi cực kỳ lớn của ứng cử viên ĐBQH rồi.
Lời kết
Bước cuối cùng là giai đoạn cử tri bỏ phiếu chính thức (với QH khóa 14 thì đó là ngày 22/5 tới). Việc kiểm phiếu sau đó – không đảm bảo độc lập – cũng là một khâu mà chính quyền có thể tác động để đảm bảo cơ cấu, thành phần QH như đã chủ trương từ đầu.
Ứng cử ĐBQH là sự thực thi một quyền chính trị căn bản của người dân: quyền được tham gia một cách có ý nghĩa vào chính trị. Trong hoàn cảnh Việt Nam, với hệ thống chính trị một đảng, quyền này chịu rất nhiều hạn chế, cản trở – bằng các cơ chế như đã chỉ ra ở trên.
Đ. T
Người Buôn Gió: RA ỨNG CỬ, TẠI SAO KHÔNG?
Ra ứng cử, tại sao không?
Thứ Hai, ngày 08 tháng 2
năm 2016
Mình không bao giờ nghĩ đến chuyện ra ứng cử, bây giờ nghĩ lại mới tiếc.
Mãi đến đầu năm 2011 mình mới biết chuyện tự ứng cử, đấy là đang ngồi vật vờ trước cửa nhà thì Lê Quốc Quân đến. Hắn gọi mình lên xe, đi một lúc hắn mới bảo.
- Tôi ra chỗ làm hồ sơ xin ứng cử đại biểu quốc hội, anh đi cùng tôi.
Hai thằng mò đến phố Lê Thánh Tông thì phải, chỗ đại học dược chếch sang. Tìm được cái phòng đăng ký ứng cử. Lúc vào cửa nói với bảo vệ chúng tôi đến đăng ký ứng cử đại biểu quốc hội. Tay bảo vệ tròn xoe mắt nhìn hai thằng, rồi đòi xem chứng minh thư. Gọi điện vào trong xin ý kiến, bảo hai thằng đứng chờ ngoài cổng. Đợi mãi sốt ruột hai thằng hỏi , bảo vệ nói cứ chờ, chưa có người làm việc. Mãi sau mới được vào.
Vào đến bên trong, có người ra tiếp nhận hồ sơ, lúc đó bên trong đã có mấy người lảng vảng chung quanh nhìn hai thằng với con mắt soi mói như muốn gây sự. Quân đăng ký còn mình chỉ đứng bên cạnh như kiểu vệ sĩ cho hắn trước mấy người thái độ thù nghịch kia.
Đăng ký xong, hai thằng lên xe về. Chuyện đó mình quên bẵng đi.
Chỉ ba hôm sau, tổ trưởng dân phố gặp mình đầu ngõ, ông hỏi.
- À, ông em, nghe nói em ra ứng cử đại biểu quốc hội à.?
Mình ngạc nhiên, mình và ông tổ trưởng đều sinh ra và lớn lên cùng ngõ từ bé, nên chẳng khách sáo gì. Mình chửi thề.
- Anh đéo nghĩ ra gì hay à ? Em ứng cử cái gì.?
Ông tổ trưởng bảo.
- À thì anh nghe phong phanh thế, nếu ra ứng cử thì tổ dân phố họp hiệp thương, đấy là quyền em. Em ứng cử thì anh tổ chức họp dân phố lấy ý kiến. Ra ứng cử thì có sao đâu.
Mình bảo không phải, mình chỉ đi cùng thằng bạn ra đó, thế nào tin lại thành mình ra ứng cử. Ông tổ trưởng bảo không phải thì thôi.
Lê Quốc Quân ra tổ dân phố chỗ nhà hắn để họp lấy ý kiến. Mình mò đến xem, công an chặn không cho vào. Bên ngoài cảnh sát, an ninh, phóng viên nhà nước lượn lờ. Chỉ ai có giấy mời hoặc được cảnh sát khu vực cho vào mới được vào. Họp tổ dân phố mà như họp bộ chính trị, lính gác.
.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2011/03/110331_lequocquan_no_selection.shtml
Khi Quân ra thì được biết cuộc lấy phiếu tín nhiệm ra ứng cử biến thành cuộc đấu tố, các cư dân chỗ nhà Quân chất vấn tại sao Quân đi Mỹ học, người chủ toạ còn đưa chuyện Quân bị bắt hồi năm 2007 vì tội hoạt động lật đổ chế độ. Quân cãi chuyện đó là tạm giữ, có xét xử đâu mà kết tội vậy. Cãi nhau mãi cuối cùng thì toàn thể tổ dân phố không nhất trí cho Quân ra ứng cử.
Hôm sau thế nào mình gặp Nguyễn Công Hùng, người đương thời, hiệp sĩ công nghệ thông tin khuyết tật. Hùng bảo em cũng ra ứng cử. Mình hoảng bảo, mày ra bọn an ninh nó tưởng anh xui. Hùng nói.
- Ở Việt Nam có mấy triệu người khuyết tật, không có ai đại diện cho họ tại quốc hội, em ra là việc em chứ liên quan gì anh. Em chỉ cần anh đi cùng em thôi.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/13048/hiep-si-cong-nghe-thong-tin-tu-ung-cu-quoc-hoi.html
Phải nói Hùng được ủng hộ rất nhiều từ dư luận, nhưng ở vòng đầu tiên họp tổ dân phố, người ta bảo Hùng không đảm bảo sức khoẻ nên họ không chấp nhận cho Hùng đại diện họ ra ứng cử. Hôm đó an ninh, phóng viên cũng đến đầy . Mình định chụp nhưng Hùng không cho nên không có được hình ảnh.
Sau đấy mình nghĩ mới tiếc, nếu biết chế độ huy động nhiều an ninh, mật vụ, dân phòng, công an và phóng viên như vậy. Mình ra ứng cử cho rồi, dẫu biết là bị loại. Nhưng ít nhất mình biết được ở ngõ nhà mình, ai là kẻ mọi khi ngọt xớt hàng xóm này nọ, bỗng hôm nay giở mặt tố cáo mình , đấu tố mình. Thú vị nhất là ở ngõ Phất Lộc tìm người đứng ra đấu tố mình thì hơi khó, tất cả đều sống với nhau từ bé, đến ông tổ trưởng ngày naò cũng ra đầu ngõ tâm sự với mình xem chiều đánh con lô, con đề với mình liên tục thì đấu tố cái gì. Cùng lắm chỉ kiếm dân mới chuyển đến, mà dân mới chuyển đến ý kiến cái gì, khi người dân cũ ở đó bao năm họ không ý kiến. Khéo mình ra ứng cử có khi cả ngõ đồng ý cũng chưa biết chừng.
Mình khuyên các anh em đấu tranh hãy ra ứng cử rầm rộ, để anh em biết được hàng xóm của mình ai tốt, ai xấu. Ai sẽ là người đứng ra tố cáo, phê phán anh em. Cái này rất quan trọng nhé, như thế anh em sẽ biết mà cảnh giác mỗi khi đi về biết ai là cơ sở, tai mắt của chính quyền. Chỉ cần biết được thế là hay lắm rồi, còn được hay không xét sau. Anh em sẽ có thể bất ngờ khi chính ông nào, bà nào, cậu nào mọi khi hay thăm hỏi tử tế bỗng nhiên sẽ trở thành người vạch tội anh em không chừng.
Khoái nhất đoạn dân phòng, công an, an ninh, báo chí, truyền hình nhà nước tập trung lúc nhúc mỗi điểm tổ dân phố họp. Cả Hà Nội mà mấy trăm điểm như thế thì đúng là vui hơn Tết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment