xx

Tuesday, 2 February 2016

Ngày 23 tháng Chạp của Lú Việt Nam 'vẫn cân bằng giữa TQ và Mỹ'


http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2016/01/babui_31012016.jpg

Ngày 23 tháng Chạp của Lú

Việt Nam 'vẫn cân bằng giữa TQ và Mỹ'

Lê Quỳnh BBC Tiếng Việt
  • 28 tháng 1 2016
Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại làm Tổng Bí thư
Một số nhà quan sát Trung Quốc tỏ ra lạc quan về mối quan hệ với Việt Nam sau khi Việt Nam hoàn tất cuộc chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội XII.
Sáng 28/1, sau khi được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ông Nguyễn Phú Trọng đã tổ chức họp báo, đánh dấu kết thúc Đại hội XII.
Trả lời BBC, Tiến sĩ Dong Wang (Vương Đông), Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Bắc Kinh, nhận xét kết quả Đại hội Đảng “sẽ không dẫn đến thay đổi trong chính sách của Việt Nam với Trung Quốc”.
“Kết quả bầu cử ở Đại hội Đảng chứng tỏ Việt Nam có sự đồng thuận rằng không nên hoàn toàn thay đổi chính sách đối ngoại hướng về thân Mỹ.”
“Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục thận trọng điều tiết quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Hà Nội sẽ không đặt cửa vào Mỹ mà cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ.”
Từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, Tiến sĩ Xiaohe Cheng (Trần Tiểu Hà), Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói các chuyên gia Trung Quốc rất quan tâm Đại hội XII.
“Vì họ tin rằng ai lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quan trọng cho quan hệ Việt – Trung.”
“Mặc dù tôi không biết ai sẽ thắng cuộc đua, chiến thắng của ông Trọng không làm tôi ngạc nhiên.”
Tiến sĩ Xiaohe Cheng giải thích: “Ông Trọng là nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và không nên bị gán nhãn hiệu chính khách thân Trung Quốc.”
“Quan hệ Việt – Trung có thể trở nên ổn định và quan hệ kinh tế tốt hơn so với năm trước.”

Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông thường được lãnh đạo hai nước xem là “vấn đề duy nhất còn lại”.
Có vẻ “duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông” vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo trong quan hệ.
Tiến sĩ Dong Wang nói: “Tôi dự đoán Bắc Kinh và Hà Nội sẽ cố gắng bình ổn, làm sâu sắc thêm quan hệ bằng cách xây dựng ‘đối tác chiến lược sâu rộng’, và điều tiết khác biệt trong vấn đề Tây Sa.”
Còn Tiến sĩ Xiaohe Cheng thừa nhận tranh chấp trên biển “sẽ không biến mất và tiếp tục gây khó khăn trong quan hệ trong tương lai gần”.
“Nói chung, tôi lạc quan thận trọng về quan hệ Việt – Trung trong những năm tới,” ông nói.
Hôm 28/1, theo Tân Hoa xã, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tập nhắc lại phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Thông điệp “tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đổi mới của Việt Nam sẽ không ngừng tiến lên phía trước”.


Phái viên Trung Quốc thăm Việt Nam

  • 29 tháng 1 2016
Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có mặt ở Hà Nội hôm 29/1, một ngày sau khi Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng.
Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng 29/1.
Thông Tấn Xã Việt Nam nói ông Tống Đào chuyển Điện mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái đắc cử.
Ông Tống Đào nói Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Về các khác biệt, đại diện Trung Quốc nói Trung Quốc mong muốn xử lý thỏa đáng bất đồng, tăng cường trao đổi, phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực.
Sau lời cảm ơn, ông Nguyễn Phú Trọng nói Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.
Ông cũng nói cần “cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông bằng hành động cụ thể, thiết thực trên tinh thần nói đi đôi với làm”.
Cùng ngày, đặc phái viên của ông Tập Cận Bình đã gặp ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Truyền hình Việt Nam (VTV) dẫn lời ông Huệ nói hai nước cần “thúc đẩy tăng trưởng thương mại bền vững, lành mạnh, từng bước cân bằng cán cân thương mại”.
Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 66,17 tỷ USD.
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 20 tỷ USD.
Trong khi đó, trị giá nhập khẩu hàng từ Trung Quốc đạt 45 tỷ USD.
Ông Huệ nói thêm Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang ưu tiên.
Trước khi tới Việt Nam, ông Tống Đào (phải) đã tới thăm Lào, quốc gia cũng vừa kết thúc việc bầu chọn dàn lãnh đạo cho năm năm tới

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List