xx

Tuesday 16 February 2016

Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN


Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) phát biểu trong cuộc họp Mỹ-ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng 11 năm 2015.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) phát biểu trong cuộc họp Mỹ-ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 21 tháng 11 năm 2015.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Chứng khoán Nhật tăng bất chấp các số liệu xấu về kinh tế

Giá cổ phiếu ở Tokyo hôm nay hồi phục một cách ngoạn mục, dù các dữ liệu tệ hơn dự báo cho thấy nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục co cụm
16.02.2016
Một thỏa thuận quan trọng về sự giao tiếp giữa Mỹ và châu Á có thể bao gồm những chi tiết gây tranh cãi đề cập tới hàng hải và quân sự hóa.
Theo một bản dự thảo ban đầu của một tài liệu mà VOA Tiếng Khmer có được, các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Barack Obama đang thảo luận một tập hợp những điểm được biết tới với tên gọi là "Nguyên tắc Sunnylands," trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại điền trang Sunnylands ở thành phố Rancho Mirage, bang California.
Sự giao tiếp chưa có tiền lệ này với 10 nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama chống lại ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Bản dự thảo ban đầu được một nhà ngoại giao cung cấp cho VOA Khmer dường như là tiền thân của một tuyên bố chung mà có thể được công bố vào cuối hội nghị hai ngày vào ngày thứ Ba.
Chưa rõ mức độ đồng thuận đạt được là bao nhiêu về những nguyên tắc của bản dự thảo. Bản dự thảo mở đầu với tuyên bố Hoa Kỳ và ASEAN "nhân cơ hội này tái khẳng định những nguyên tắc quan trọng mà sẽ hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về trước."
Nó khẳng định cam kết của hai bên đối với tự do thương mại và xây dựng "những nền dân chủ mạnh mẽ hơn, nền quản trị tốt, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do căn bản, và thúc đẩy sự khoan dung và ôn hòa."
Những nguyên tắc trong bản dự thảo dường như ủng hộ phương thức tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp, bao gồm "sự tôn trọng đối với tính trung lập của ASEAN như một nguyên tắc hướng dẫn trong việc định hình cấu trúc đa phương của khu vực châu Á-Thái Bình Dương," là một trong những nguyên tắc của bản dự thảo.
Có những ngôn từ đề cập đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Khi được hỏi về một tuyên bố chung bao gồm những ngôn từ nhắc tới Biển Đông, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với những đối tác ASEAN về một vấn đề tiềm năng mà có thể được nêu lên cùng nhau. "Nó sẽ không tập trung chủ yếu vào Biển Đông và trong đó chúng tôi nhất quán nêu bật sự cần thiết phải giải quyết [tranh chấp] thông qua những biện pháp hòa bình và hợp pháp," bà nói thêm.
Trung Quốc và Campuchia, đồng minh của nước này trong khu vực, trước đây đã khước từ những lời kêu gọi từ Việt Nam và Philippines để cho những vụ tranh chấp được giải quyết thông qua ASEAN. Trung Quốc muốn đối phó song phương với từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền với nước này về những đảo tranh chấp và những đảo san hô.
Những nguyên tắc chính trong bản dự thảo khẳng định việc "giải quyết hòa bình những tranh chấp, bao gồm cả thông qua trọng tài, phù hợp với luật pháp quốc tế" và "tầm quan trọng của thương mại hợp pháp không bị cản trở, bao gồm quyền tự do hàng hải và bay ngang theo như mô tả trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như cam kết phi quân sự hóa."

Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands

Tổng thống Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands.
Tổng thống Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Video 'Cải thiện nhân quyền phải là ưu tiên trong nghị trình hội nghị Mỹ-ASEAN'

Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền kêu gọi Tổng thống Obama đặt vấn đề nhân quyền thành một vấn đề chính trong nghị trình cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN
15.02.2016
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong hai ngày 15 và 16 tháng 2 sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Sunnylands, bang California. Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và những hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó sẽ là một trong các đề tài chính tại hội nghị này.
Các quan chức Tòa Bạch Ốc mới đây đã nói với báo giới rằng Mỹ sẽ gửi "một thông điệp rất rõ ràng" tới các nhà lãnh đạo ASEAN là Mỹ phản đối Trung Quốc "quân sự hóa" những lãnh thổ đang tranh chấp và bất cứ sự leo thang căng thẳng nào trong khu vực. Philippines, đồng minh của Mỹ, đã đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở vùng biển này ra Tòa trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) ở La Haye để giải quyết. Việt Nam, đối tác chiến lược của Mỹ và Philippines, đã củng cố cho vụ kiện của Philippines với văn kiện nêu quan điểm gửi đến tòa hồi cuối năm 2014.
Dự kiến tòa sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 6 năm nay. Liệu Việt Nam có nên và khi nào cần thực hiện một vụ kiện tương tự như Philippines?
Ông Hoàng Việt, giảng viên tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết theo luật quốc tế, tất cả các tranh chấp chủ quyền khi đưa ra Tòa Trọng tài (PCA) hay Tòa Công pháp (ICJ) phải có sự đồng ý của các bên tham gia tranh chấp. Song Trung Quốc luôn luôn khước từ việc đưa ra tòa nên việc giải quyết chủ quyền “gần như là không mang ra tòa được”, ông Việt, người đã nghiên cứu chính sách về Biển Đông từ 2007, nói.
Chúng ta không thể chối bỏ vai trò rất quan trọng của Mỹ. Nói không ngoa rằng nếu không có một quốc gia như Mỹ bây giờ, kiềm chế Trung Quốc, khó có quốc gia nào có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông được.
Giáo sư Hoàng Việt, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, nói.
Về kinh nghiệm của Philippines, ông Việt, người cũng là thành viên Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, chỉ ra rằng Philippines đã sử dụng một thủ tục trọng tài theo Công ước về Luật biển không cần sự có mặt của Trung Quốc mà tòa PCA vẫn có thể xem xét và phán quyết được. Ông nói:
“Nhưng với tòa đó, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của Công ước [về] Luật biển mà thôi”.
Vị giảng viên luật cho biết Philippines chứng minh bằng các báo cáo, các nghiên cứu khoa học và kể cả bản đồ cổ trước tòa rằng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc thể hiện trên bản đồ để đòi chủ quyền ở Biển Đông đã vi phạm Công ước về Luật biển. Philippines cũng chứng minh một số thực thể mà Trung Quốc và Đài Loan kiểm soát trong quần đảo Trường Sa chỉ là đá hay bãi cạn, không đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như một đảo.
“Vụ kiện của Philippines nó giúp cho Việt Nam rất nhiều”, ông Hoàng Việt khẳng định. Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có những thuận lợi:
“Tôi nghĩ rằng thuận lợi nhiều hơn. Thuận lợi thứ nhất là Philippines là người mở đường. Chưa có một vụ kiện nào nêu tiền lệ như vậy. Với phán quyết ngày 29/10/2015, tòa đã khẳng định tòa có thẩm quyền với vụ tranh chấp này. Với những cái tòa đã phán quyết là có thẩm quyền, nếu phía Việt Nam dựa vào để đưa ra những lập luận tương tự như vậy, thì việc tòa có thẩm quyền là không có gì phải chối bỏ cả”.
Nếu không giữ nguyên được hiện trạng, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Mục đích quan trọng nhất của họ là độc chiếm Biển Đông. Cho nên họ cứ lấn tới. Nếu các quốc gia trên thế giới cùng đồng lòng lên tiếng thì ít nhất Trung Quốc phải dừng lại.
Giáo sư Hoàng Việt nói.
Nói về khó khăn của Việt Nam nếu có ý định thực hiện một vụ kiện, ông Việt nhận định: “Khó khăn lớn nhất là các chính khách Việt Nam có đủ quyết tâm để làm các điều đó hay không?”
Ông Việt cũng lưu ý rằng dù tòa có phán quyết thắng cho Philippines “thì ai sẽ là người buộc Trung Quốc chấp thuận, thi hành điều đó”.
Song ông vẫn cho rằng việc kiện Trung Quốc là cần thiết. Ồng nói:
“Chúng ta hiểu luật pháp quốc tế ở đây không chỉ là chuyện thẩm quyền cảnh sát, tức là anh đến dùng vũ lực buộc một chủ thể nào đó thực hiện nó. Mà quốc tế sẽ dựa vào sức mạnh và dư luận của quốc tế. Cái điều này rất quan trọng. Nếu Trung Quốc muốn làm ăn, Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc, để mà có uy tín trên thế giới, Trung Quốc không thể phớt lờ tất cả mọi người, tất cả các quốc gia khác. Các cường quốc khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Âu châu chẳng hạn, họ cũng sẽ tạo sức ép”.
Liệu Việt Nam có thể kỳ vọng gì trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, kể cả qua biện pháp pháp lý, ông Hoàng Việt cho rằng “giải pháp thực tế nhất” là giữ nguyên hiện trạng. Ông nói thêm:
“Nếu không giữ nguyên được hiện trạng, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Mục đích quan trọng nhất của họ là độc chiếm Biển Đông. Cho nên họ cứ lấn tới. Nếu các quốc gia trên thế giới cùng đồng lòng lên tiếng thì ít nhất Trung Quốc phải dừng lại. Điều đó đã là tiến bộ lắm rồi”.
Nhận xét về Mỹ, một nước không có tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông song luôn ủng hộ tự do hàng hải và kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình, ông Hoàng Việt bình luận:
“Chúng ta không thể chối bỏ vai trò rất quan trọng của Mỹ. Nói không ngoa rằng nếu không có một quốc gia như Mỹ bây giờ, kiềm chế Trung Quốc, khó có quốc gia nào có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông được.”


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List