xx

Tuesday, 29 March 2016

Bãi nhiệm TT Nguyễn Tấn Dũng trước nhiệm kỳ là “vi hiến”


28-3-2016
Chương trình “Bàn tròn thứ năm” trên BBC kỳ này nói về nội dung “miễn nhiệm thủ tướng trước nhiệm kỳ có trái hiến pháp” hay không? Khách mời (trả lời các câu hỏi liên quan) gồm cựu đại biểu Quốc hội GS Nguyễn Minh Thuyết và Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp. Về nội dung “cơ bản”, hai vị khách mời có chung ý kiến về việc “miễn nhiệm” TT Nguyễn Tấn Dũng.
Ý kiến của GS Thuyết, cho rằng việc này (miễn nhiệm thủ tướng) “cũng bình thường thôi”, bởi vì “ở Việt Nam đảng Cộng sản VN lãnh đạo nhà nước và xã hội”. GS Thuyết đưa ra hai thí dụ về “tập quán” thay đổi nhân sự của đảng CSVN, ở hai kỳ đại hội IX và X của đảng CSVN.

Trước khi góp ý vởi GS Thuyết, tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, “nội quy” và “cương lĩnh chính trị” của đảng tròng chéo, có lúc trùng lặp với các bộ luật quốc gia; có lúc Hiến pháp và các bộ luật về tổ chức (Quốc hội cũng như nhà nước) lại mâu thuẩn với những Quy định của đảng.
Theo logic, đáng lẽ “nội quy”, “cương lĩnh” của đảng là chuyện “nội bộ” của đảng. Còn Hiến pháp và các bộ luật là vấn đề thuộc về quốc gia.

Ngoại lệ Việt Nam, việc nhận định một hành vi, một quyết định của đảng có “hợp hiến” hay không, vì vậy đi ra ngoài những nhận thức “thông thường”. Tức là ta phải xét trên cả hai phương diện: nôi qui của đảng và luật quốc gia.

GS Thuyết có nói rằng luật pháp VN: “nó không chỉ có một con đường. Nó giống hệ thống giao thông, ngoài đường chính nó còn nhiều đường ngang ngõ tắt lắm, mà nhiều khi đi tắt còn nhanh hơn”.

Không thấy GS Thuyết chỉ ra “con đường tắt” nào để né hai điều 87 và 97 của HP 2013, nói về “nhiệm kỳ” của CTN và TT.
Và có thể “đi tắt” được hay không ?
Theo tôi là không. Bởi vì Hiến pháp là bộ luật cơ bản, có hiệu lực cao nhứt.
Về cách dùng từ” miễn nhiệm”.
GS Thuyết có cùng quan điểm với Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, nhân trả lời trước báo chí (Infonet ngày 24-3). Hai bên đều sử dụng từ “miễn nhiệm” cho trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ý nghĩa của việc “miễn nhiệm” là thế nào?
Theo Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2-10-2009 của Bộ Chính trị, do Trương Tấn Sang ký, điều 2 Giải thích từ ngữ. Vấn đề “miễn nhiệm” cán bộ được định nghĩa nguyên văn như sau:
”Miễn nhiệm” là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tớn nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên.”
Ông Nguyễn Tấn Dũng (và hai ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng) chưa thấy có “vi phạm” những điều đã ghi trong Quy định.

GS Thuyết vịn điều 88 HP 2013 để cho rằng Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội “bãi nhiệm” thủ tướng.
Không ai phản bác nội dung này. Điều người ta muốn biết là lý do nào để chủ tịch nước “miễn nhiệm” thủ tướng ?
Điều 3 của Quy định 260-QD/TW nói việc “miễn nhiệm” phải đúng pháp luật, điều lệ, quy định hiện hành, phải có trên 50% thành viên các cấp thẩm quyền tán thành.

Đâu là con số trên 50% thành viên các cấp tán thành ?

Từ miệng của TT Nguyễn Tấn Dũng, trong buổi họp chính phủ cuối cùng ngày 27 tháng 3, ông nhắc lại việc ông được Trung ương “tín nhiệm” ở mức phiếu cao nhứt. Tức cao hơn cả ông Trọng.
Con số trên 50% “thành viên các cấp tán thành” không phải đến từ TƯ.

Vậy con số này đến từ đâu ?
Nếu đến từ BCT, việc này không “chính danh”, vì ai cũng biết rằng ông Trọng đã thay đổi nội qui (để dành phần tiện lợi).
Vì vậy việc sử dụng từ “miễn nhiệm” đối với ông Nguyễn Tấn Dũng (và những ông Sang, Hùng), hay ở các thí dụ mà GS Thuyết đưa ra, đều không phù hợp. Đưa trường hợp ông Khải lại càng không hợp cách, vì ông Khải có viết đơn “từ nhiệm“. Ông Dũng thì không.
Mới đây, nhân buổi họp Chính phủ cuối cùng 27-3, ông Nguyễn Tấn Dũng nói đến từ ngữ “hết chính sách” nên ông “nghỉ”.

Dĩ nhiên “chính sách” này là “chính sách” của đảng. Đảng giao công việc thủ tướng (cũng như chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội) cho người khác, qua việc bầu nhân sự bộ Chính trị. Ông Dũng không còn nằm trong BCT nên phải “rút”.

Việc này có vi hiến hay không ?
Câu hỏi hơi “lẩn quẩn”, vì quyết định của Đại hội XII là chuyện của “nội bộ” đảng CSVN.
Quy định chỉ ủy viên TƯ mới có thể làm chủ tịch nước hay thủ tướng là qui định của nội bộ đảng CSVN.

Vấn đề là, chiếu theo nội dung HP 2013, khi lên nhậm chức (một chức vụ nhà nước), bất kỳ một đảng viên nào cũng vậy, đều phải tuyên thệ “trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp”.

Đã đành, nói như GS Thuyết, “đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Điều này đều được nghi nhận ở điều 4 bản Hiến pháp 1992 và 2013.
Ông Dũng, ông Sang… hay ông Phúc, ông Quang… ai làm thủ tướng hay chủ tịch nước, đều thể hiện ý nghĩa của việc đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội.

Nhưng hai bản HP này có điều khác nhau cơ bản:
HP 1992 qui định :
“Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
HP 2013:
“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Có một nguyên tắc về luật, gọi là “luật về thời hiệu”. Một bộ Luật mới chỉ có hiệu lực đối với những “hành vi” xảy ra sau khi luật được ban hành (và được cơ quan chức năng tuyên bố có hiệu lực). Những hành vi xảy ra trước (khi luật ban hành) thì không được áp dụng (mà phải áp dụng bộ luật cũ, nếu có).

Đại hội IX và X, (kể cả 1/2 nhiệm kỳ Đại hội XI) áp dụng HP 1992. Nhưng 1/2 nhiệm kỳ (nhân sự Đại hội XI) và nhân sự Đại hội XII phải áp dụng HP 2013.
Trường hợp “bãi nhiệm” ông Dũng, ta phải áp dụng HP 2013.
Nếu “các đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”,
Nếu các đảng viên phải tuyên thệ “trung thành với Hiến pháp”,
Thì việc “bãi nhiệm” ông Dũng, hay việc ông này “nghỉ chính sách”, đều vi hiến.
Những vận động (của ông Trọng, ông Quang, ông Phúc, bà Ngân…), nếu có, nhằm “hạ bệ” Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng trước nhiệm kỳ đều “phản bội” Hiến pháp.
GS Thuyết, cũng như TS Hà Hoàng Hợp, nhiều lần nhấn mạnh ở việc “đảng lãnh đạo tuyệt đối, nhà nước và xã hội”.
Vấn đề “đảng” ở đây là ai ?
Rõ ràng “đảng” ở thời kỳ ông Dũng làm thủ tướng (Đại hội X và XI), hay đảng ở thời kỳ Đại hội XII, thì “đảng” vẫn là “đảng”.
Điều quan trọng : ai nhân danh đảng ?
Ta thường nghe câu « lòng dân ý đảng ». Theo tôi, các việc hấp tấp muốn hất ông Dũng xuống là ý của ông Trọng (và ông Quang, ông Phúc).
Bây giờ đảng là ông Trọng, ông Trọng là đảng.
Ta có thể xem (ý của ông Trọng) là ý của đảng hay không ?.
Ý của đảng, theo nguyên tắc, là biểu quyết của TƯ. Mà từ miệng ông Dũng, TƯ đã bầu tín nhiệm ông cao nhứt.
Vấn đề là ông Trọng đã thay đổi “luật chơi” trong nội bộ đảng để giành chức TBT, đáng lẽ phải thuộc về ông Dũng.
Vì vậy, việc gấp gáp hạ bệ ông Dũng, cho thấy đó là hành vi chuyên quyền (hiển nhiên) của ông Trọng.

Vấn đề là ta không thể dùng luật quốc gia để nói về trường hợp “chuyên quyền” của ông Trọng.
Nếu xem Hiến pháp là cương lĩnh đảng, thì ông Trọng vừa vi phạm nôi quy, vừa không tôn trọng cương lĩnh của đảng.
Vấn đề có thể sẽ trầm trọng sắp tới.

Thông điệp “ráng sống cho tử tế” của ông Dũng hôm họp chính phủ cuối cùng, 27-3, có nhiều điều bí ẩn. Ông Dũng nói đó là “chương trình của ông Bình Minh”. Bình Minh này là ai, là Bộ trưởng bộ Ngoại giao? Chương trình “ráng sống tử tế” này ám chỉ ai, có ý nghĩa gì ?

Theo tôi, ông Dũng nhẫn nhịn “đi xuống” vì sợ rằng “đảng” (mà thực ra là ông Trọng và tay chân) sẽ “xử” luôn cả con cái, giòng họ của ông.

Ráng sống cho tử tế, mặc dầu nói về mình, nhưng theo tôi là gởi lại cho ông Trọng, ông Quang và ông Phúc…
Vì sao phải nói vậy ?

Vì không có “đảng” nào muốn hại thanh danh, trù dập cả con cái, giòng họ ông Dũng hết cả. Chỉ có ông Trọng nhân danh đảng, chuyên quyền, muốn làm như vậy mà thôi.
Ông Dũng nhắn ông Trọng, ông Quang, ông Phúc… ráng sống cho “tử tế” là có nghĩa đừng làm chuyện “bất nhân” như vậy.
__._,_.___


Dư luận về việc Cty TQ trúng thầu dự án dẫn nước sông Đà số 2

 

http://i221.photobucket.com/albums/dd257/hangtam/235b1.jpg

Dư luận về việc Cty TQ trúng thầu dự án dẫn nước sông Đà số 2

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-03-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
1-1444212359533-622
Lễ khởi công xây dựng đường ống dẫn nước sạch sông Đà 2.
Courtesy Dân Trí

Người dân lo lắng

Thông tin nhà thầu Trung Quốc được chọn cung cấp ống cho dự án dẫn nước sông Đà về Hà Nội giai đoạn 2 khiến dư luận người dân thủ đô cũng như những đối tượng quan tâm tỏ ra lo lắng. Lý do về vấn đề chất lượng cũng như những tác động khó lường khác.
Tin tức cụ thể là công ty Trung Quốc Xinxing đã thắng gói thầu dự án hệ thống dẫn nước từ sông Đà về chuỗi đô thị Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai-Miếu Môn-Hà Nội-Hà Đông mà chủ đầu tư là Vinaconex Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam. Và ống dẫn nước sẽ là những ống bằng gang dẻo do một nhà thầu của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc thiết kế.
Bạn trẻ Việt An thì nói rằng cũng như mọi người bạn cảm thấy vô cùng lo lắng:
Ai cũng lo, bây giờ cái gì của Tàu họ mang qua cũng phải lo, đồ ăn, thức uống, đồ dùng, quần áo... những chuyện thường ngày còn vậy, bây giờ tới ống nước bằng kim loại của Tàu thì ai cũng lo chứ. 

-Ông Trịnh Bách
“Với góc nhìn của em, một người đã sống và làm việc ở Hà Nội rất lâu thì em rất lo lắng. Gần đây các phương tiện truyền thông đưa ra hàng loạt tin tức liên quan đến thực phẩm không được sạch rồi những hóa chất độc hại trong thức ăn từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam thì khi mà thấy nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu làm nước sạch cho Hà Nội thì em không an tâm về sự việc này.

Thứ hai là vì giai đoạn 1 đã xảy ra rất nhiều lần vỡ ống nước, em và bạn bè là những người trực tiếp chịu hậu quả là có những lần mất nước ba đến năm có khi đến cả tuần không có nước sạch để dùng, rất khó khăn. Cũng mong muốn có thể tìm một phương án nào đấy, nếu không thay. Em không an tâm, em nghĩ nếu không đổi được nhà thầu thì phải tìm ngay một đơn vị trực tiếp giám sát gói thầu này sao cho đảm bảo được nguồn nước thiết yếu của cuộc sống hàng ngàý. Nếu không thể đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả mặt kinh tế sức khỏe của người dân Hà Nội nữa.”

Ông Trịnh Bách, Việt kiều đã về sống ở Hà Nội hơn mười năm nay, nói rằng điều ông suy nghĩ cũng không khác gì điều người Hà Nội đang suy nghĩ, tức là đường ống dẫn nước giai đoạn 1 đã vỡ những 17 lần thì giai đoạn 2 chắc cũng không tránh khỏi bị vỡ ống nữa:
“Mình sống đây thì cũng giống như mọi người thôi là ai cũng lo, bây giờ cái gì của Tàu họ mang qua cũng phải lo, đồ ăn, thức uống, đồ dùng, quần áo... những chuyện thường ngày còn vậy, bây giờ tới ống nước bằng kim loại của Tàu thì ai cũng lo chứ.

Nói thiệt ra chính quyền họ làm thì ai biết họ làm cái gì, ai có quyền nói gì họ đâu, nhưng mà lo thì vẫn lo. Nhà ai mà có thể sắm sửa được thì để một cái lọc nước trong nhà. Ống nước trước bể như vậy rồi mà cứ đâm đầu y chang như vậy thì mình cũng không hiểu. Lo là lo cho bà con mình đó.”
duong-ong-nuoc-sach-song-da-2-400
Một trong những điểm vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà giai đoạn 1. Photo courtesy of Dân Trí.
Dưới mắt chuyên gia môi trường, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, cái chính là lòng tin của người tiêu dùng vì đến lúc này dân chỉ được thông báo rằng hệ thống cấp nước Sông Đà giai đoạn 2 sẽ được lắp đặt bằng những ống gang dẻo của Trung Quốc:
“Chất lượng và cấu tạo thành phần hóa học của chất gang ấy như thế nào, sức bền vật liệu của nó ai kiểm định, đấy là cái quan trọng nhất. Gang dẻo hay gang cứng không thành vấn đề vì người ta có tin họ đâu. Trong gang dẻo có rất nhiều loại gang, Inox cũng có rất nhiều loại Inox, nhôm cũng có nhiều loại nhôm, đồng thì có đồng thau, đồng đỏ, đồng đen. Cái chính là người ta không biết nó là gì, thành phần nó có bao nhiêu sắt, bao nhiêu cacbon, nó có thể có thêm Nikel không, có thêm Chrôm không... thì mới biết mà trả lời chứ chúng tôi có biết họ làm cái gì đâu.”
Anh Kiên, cư dân Hà Nội, lại có cái nhìn khác:
“Việc xây thêm đường nước về Hà Nội rất cần thiết rất quan trọng đối với người dân. Quan điểm của em thì nhà thầu Trung Quốc cũng tốt mà, trong mỗi việc làm cũng có cái tốt cũng có cái xấu. Hàng Trung Quốc có rất nhiều cái mà người Việt Nam dùng chẳng hạn một số hàng giá rẻ, từ cuốc, xẻng rồi dao kéo, tại sao cứ nói thế nọ thế kia trong khi người dân vẫn thích vẫn mua dùng đấy chứ.
Việt Nam làm đi, tổng thầu Việt Nam làm hay là hỏng suốt vỡ suốt, vậy thử xem để Trung Quốc làm thì họ có làm vỡ hay không.”

Nhà nước cần quan tâm hơn

Sau khi có phản ứng của người dân, hôm thứ Sáu ngày 25 phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, phối hợp cùng Bộ Xây Dựng, rà soát lại toàn bộ dự án xây đường nước Sông Đà số 2.

Yêu cầu duyệt xét và đánh giá tổng thể dự án đường nước Sông Đà 2 mà ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra cũng được dư luận đặc biệt chú ý. Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, minh bạch và rõ ràng là những yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn người dân tin tưởng:

Phải chứng minh cho người dân là việc kiểm định minh bạch và công bằng. Chỉ có điều cơ quan đứng ra thực hiện là bên Vinaconex thì bị tai tiếng quá nhiều cho nên người dân không tin.
-Ông Bùi Văn
“Thông tin là chủ đầu tư của công trình nước sạch Viwasucto chấp nhận người thắng thầu là công ty Xinxing của Trung Quốc thì người ta cho rằng nhà thầu Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc chi thoáng nhất và chi dưới gầm bàn do đó là thắng thầu. Một trong những mánh khóe của doanh nghiệp Trung Quốc là bỏ giá rẻ để thắng thầu cho dễ dàng nhưng sau đó lại tăng vốn đầu tư lên và yêu cầu chủ đầu tư phải bù đắp. Có thể nói các doanh nghiệp Trung Quốc đã thắng thầu và đã thu lợi rất lớn, bằng chứng là trong nhiều năm qua có tới 90% một số công trình xây dựng cơ bản ở Việt Nam thuộc về các nhà thầu Trung Quốc.

Từ 2009 Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam đã mua từ Trung Quốc với giá gấp 3 lần ở trong nước, làm thất lợi cho nhà nước và ngân sách quốc gia rất lớn.

Trong trường hợp cung cấp ống gang dẻo của công ty Xinxing thì người dân cho đây là một thất lợi của chính phủ Việt Nam, tức là một sự phụ thuộc hơn nữa đối với Trung Quốc.

Do đó tôi nghĩ trong trường hợp này chủ đầu tư là Viwasucto và công ty Xinxing phải công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹ thuật đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2, cơ quan chức năng cần có cơ chế giám sát chặc việc thực hiện dự án, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 bể tới 17 lần mà chủ đầu tư Việt Nam hoàn toàn không hề hấn gì, thậm chí được tuyên dương. Yêu cầu thứ hai là phải công khai và cam kết với dân nếu không làm được thì phải chịu hình thức xử lý xử phạt như thế nào.”

Thẩm định dự án đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2 bằng ống gang dẻo của Trung Quốc không phải chuyện khó, cái khó là nhà nước hãy chú tâm giải quyết những chuyện tồn đọng lớn hơn nữa nếu muốn lấy lại niềm tin nơi người dân. Ông Bùi Văn, giảng viên kinh tế của chương trình Fulbright ở Việt Nam, góp ý:

“Năm vừa rồi Việt Nam nhập của Trung Quốc 50 tỷ đô la hàng hóa, còn dự án đường ống nước này chỉ có hơn 200 triệu, khoảng chừng 0,4% tổng nhập khẩu một năm, còn 99,6% còn lại là thực phẩm, hóa chất, hàng điện tử, linh kiện máy móc, vì thế mà khó kiểm định khó kiểm tra gấp hàng trăm lần so với ống gang. Ống gang này với trình độ khoa học công nghệ hiện nay ai cũng thẩm định được.

Phải chứng minh cho người dân là việc kiểm định minh bạch và công bằng. Chỉ có điều cơ quan đứng ra thực hiện là bên Vinaconex thì bị tai tiếng quá nhiều cho nên người dân không tin. Cái thứ hai là các cơ quan kiểm định của Việt Nam chẳng có động tác nào để cho dân người ta tin cả.”

Vẫn theo chỉ thị của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kết quả rà soát phải được trình lên phó thủ tướng trước ngày 31 tháng Ba này. Được biết thời gian xây dựng đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2 dự kiến hoàn tất năm 2019. Và khi hoàn thành, những tuyến ống dẫn nước này sẽ có chiều dài hơn 47 kilômét với năng suất gấp đôi so với giai đoạn 1 là 600.000 mét khối một ngày.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, 28 March 2016

Giao lưu bán nước quốc phòng VN – TQ


Imagehttp://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/07/babui_062011_131.jpg

Giao lưu hữu nghị quốc phòng VN – TQ

RFA
2016-03-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
images556907_a3.jpg
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh chụp ngày 15 tháng 5 năm 2015
Courtesy of sggp.org.vn

Hôm nay (27/03/2016), chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng Việt – Trung sẽ diễn ra tại Lạng Sơn, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cho hay chương trình được thực hiện với mục đích nhằm thể hiện tình hữu nghị giữa 2 tỉnh nằm sát biên giới và giữa người dân hai nước.

Đại diện cho Việt Nam là Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Về phía Trung Quốc, đại diện là Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn. Chương trình kéo dài 3 ngày, chấm dứt vào ngày 31 tháng này.
Hôm qua, cuộc hội đàm giữa hai vị bộ trưởng quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc đã kết thúc, với lời cam kết quân đội 2 nước phải bình tĩnh, không gây khó khăn, không tạo căng thẳng, không đe dọa sử dụng võ lực và không để xảy ra xung đột.
Những điểm vừa nêu được Đại Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, và Đại Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đồng ý với nhau trong cuộc hội đàm sáng nay tại Hà Nội.
Tin từ chính phủ Việt Nam cho hay Tướng Thường Vạn Toàn sang thăm Hà Nội thể theo lời mời của Tướng Phùng Quang Thanh, đồng thời cũng để dự chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng Việt – Trung được tổ chức tại Lạng Sơn, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Mặc dù cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều nói chuyến viếng thăm của Đại Tướng Thường Vạn Toàn nằm trong khuôn khổ những cuộc thăm viếng bình thường mà hai chính phủ thường xuyên thực hiện, nhưng dư luận ghi nhận được cho thấy có những ý kiến trái ngược nhau về chuyến viếng thăm diễn ra vào thời điểm Việt Nam sửa soạn công bố thành phần tân chính phủ.

Có dư luận cho rằng chuyến viếng thăm này chứng tỏ cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều mong muốn xây dựng hữu nghị, tăng cường mức độ tin tưởng cần thiết phải có giữa hai quốc gia và giữa quân đội 2 bên, nhưng cũng có dư luận cho rằng chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc còn nhắm vào một mục đích xâu xa hơn, đó là nhằm khẳng định vị trí đàn anh với Việt Nam, nước láng giềng nhỏ bé của Hoa Lục.

Dư luận chúng tôi ghi nhận được từ những nguồn khác nhau cũng nói rằng mặc dù hai vị bộ trưởng quốc phòng Việt – Trung đã bàn thảo về tình hình biển Đông, cam kết tiếp tục giải quyết tranh chấp qua đàm phán cũng như cùng nhau xây dựng một vùng biển hòa bình, nhưng Việt Nam hiện đang phải đối phó với những hành động mang tính gây hấn, xâm chiếm chủ quyền mà Bắc Kinh đã làm và đang làm.

Một nguồn tin ngoại giao yêu cầu không nêu tên cũng nhắc lại tất cả những điểm được phổ biến cho báo chí sau cuộc thảo luận giữa Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Thượng Vạn Toàn đều là những điều đã được nói tới ở cuộc gặp cấp bộ trưởng quốc phòng 2 nước diễn ra tại Bắc Kinh hồi giữa tháng Mười 2014, tức không có điều gì mới.

Nhà ngoại giao yêu cầu không nêu tên này cũng nhắc lại cuộc họp tại Bắc Kinh đã dẫn tới việc 2 bên đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng, để giúp giải quyết những chuyện có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ 2 nước.
Ông kể thêm là cách đây chẳng bao lâu, Việt Nam đã sử dụng đường dây điện thoại nóng này để gọi cho Trung Quốc sau khi được tin Bắc Kinh dựng hệ thống radar và các dàn hỏa tiễn ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Rất tiếc, ông nói tiếp, phía Trung Quốc không có ai bắt máy.
Trở lại với chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, trong lịch trình làm việc của Tướng Thường Vạn Toàn có cả buổi gặp gỡ với Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy Viên Bộ Chính Trị và cũng là Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị của quân đội Việt Nam.
Buổi gặp gỡ này được một số nhà quan sát xem là dấu hiệu xác nhận Tướng Lịch sẽ nắm chức bộ trưởng quốc phòng, thay thế Tướng Phùng Quang Thanh từ chức vào đầu tháng tới.

Gạc Ma - Vòng tay bất nghĩa
Gạc Ma – Vòng tay bất nghĩa


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, 26 March 2016

Trung cộng đi đêm áp đặt tứ trụ con hoang nhận nhiệm vụ sớm



----- Forwarded Message -----
From: "truc nguyen
To:
Sent: Saturday, March 26, 2016 4:02 PM
Subject: [HoiNghi] Fw: Trung cộng đi đêm áp đặt tứ trụ con hoang nhận nhiệm vụ sớm

Trung cộng đi đêm áp đặt tứ trụ con hoang nhận nhiệm vụ sớm

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Diễn cái màn kịch ông Trọng tái cử TBT 100% xong. Tay chân đầu đàn của TC thừa thắng xông lên diễn tiếp màn 2. Trước khi vào chương trình, theo báo Đất Việt: “Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dự kiến tới thăm Việt Nam và sẽ phản bác các luận điệu xuyên tạc, bất đồng giữa quan hệ hai nước.

Nhận lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 27- 31/3. Hai bên sẽ đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng trong thời gian qua, thống nhất nội dung, biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước thời gian tới đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực; góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa quân đội và nhân dân hai nước”.


Như vậy dã tâm của Bắc Kinh đã thấy rõ ràng là trói tay Bộ quốc phòng để vừa chiếm đoạt HS/TS vừa mơn trớn thoa bóp tình đồng chí qua cái gọi là quan hệ hợp tác.

Đây là màn kịch 2 đưa các đứa con hoang vào vị trí chủ chốt.

Sáng 31/3 Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ trước Quốc hội.

Chiều 31/3, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Sáng 2/4, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng.

Sáng 7/4, tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ tại Quốc hội.

Ngày 8/4, tân Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Tới 9/4, Thủ tướng trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Sau khi bỏ phiếu kín, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm một số Phó thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Trước khi tất cả những màn kịch đã diễn ra và sắp diễn ra. Ta hãy điểm lại hoạt động của những đứa con hoang trong thời gian qua:

Chiều 30/7/2015, tại trụ sở Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Dự buổi tiếp có Thượng tướng Tô Lâm, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc do Thứ trưởng Đổng Hải Châu làm Trưởng đoàn sang thăm chính thức Việt Nam lần này; đánh giá cao kết quả phiên Đối thoại An ninh chiến lược cấp Thứ trưởng Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất vừa được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định: Kết quả phiên Đối thoại giữa Bộ Công an Việt Nam – Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc lần thứ nhất đã góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát triển mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa lực lượng thực thi pháp luật hai nước nói riêng; đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ hợp tác giữa lực lượng an ninh hai nước

Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh: Trong tình hình an ninh thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, yêu cầu hai bên cần tăng cường hợp tác, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung phát triển ở mỗi nước. Lực lượng An ninh hai nước cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác thực chất, có hiệu quả thiết thực, củng cố lòng tin giữa hai Bên, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa (Theo CAND).

Tại Hội nhà báo VN ông Trọng đã đe doạ khẳng định độc đảng: “các thế lực thù địch lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng phòng chống tham nhũng, tiêu cực thổi phồng những yếu kém khác biệt của một bộ phận cán bộ đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước ta, gây nghi ngờ chia rẽ nội bộ.” Ông truyền đạt tự do đến thế là cùng bằng câu nói: “báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của đảng trên mặt trận tư tường”. Ông cũng dọn đường báo chí không được lộ bí mật “nhạy cảm” dù là đảng dưới quyền ông bán đảo bán nước:

“Cụ thể một số báo còn có hiện tượng thiếu nhạy bén chính trị… còn để lột thông tin không trung thực, lộ bí mật”

Theo VNEXP “Phó thủ tướng Trương Cao Lệ hôm nay (16/7/2015) bắt đầu thăm VN và sẽ cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bàn các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 2 nước. Hai nhà lãnh đạo sẽ bàn các biện pháp nhằm đạt được những tiến triển mới và qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định và bền vững”.

Theo VNEXP “Trong chuyến thăm Trung quốc ngày 16 tháng 9 năm 2015 Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ khẳng định sẽ cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không mở rộng tranh chấp, khi tiếp Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó thủ tướng Phúc đang ở thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 12. Hai nhà lãnh đạo cũng thống nhất sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ để ký Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc trong năm nay. Việt Nam và Trung Quốc sẽ cùng tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới trên đất liền.

Ông Trương cho biết Trung Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị và cùng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh”.

Chuyện Trung cộng dùng nước làm vũ khí để giết chết ĐBSCL nói riêng và các đập các ống cống đường sá do chủ thầu TC âm mưu xây một phá hại mười nói chung. Chuyện TC thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo HS/TS chiếm bất hợp pháp của VN là sợi dây thòng lọng xiết lên cổ dân một ngày rất gần. Để kéo lại thời gian nô lệ ngắn hơn. TC đã đi một bước đường tắt Hán hóa khỏi tốn một viên đạn qua tay sai tứ trụ triều đình Trọng - Quang - Phúc - Ngân, mà những nhân vật này đã bắt tay hợp tác với giặc trong khi giặc đánh từ biển vào đồng bằng.

Ông Trọng đã và đang củng cố thề lực công an, đang phát triển công thức đàn áp bắt bớ dân chúng chống TC bành trướng. Ông giữ ổn định cho đảng được họp rồi để TC tự do tung hoành biển Đông, ông và Quang, Phúc tung hô hợp tác chiến lược để nước mất nhà tan từ từ trong tay giặc.

Nhạc sĩ Việt Khang thật là thiên tài khi cất cao tiếng hát:... Việt Nam còn hay đã mất/Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta…

Đảng CSVN, BCT, tứ trụ triều đình (chờ kết duyên chính thức) Trọng - Quang -Phúc - Ngân phải chịu trách nhiệm bán nước không tiếng súng bảo vệ Tổ quốc trước lịch sử.








__._,_.___

Posted by: Phu Van 

15 thành viên Chính phủ chuẩn bị nghỉ chính sách



Chú ý câu sau đây:

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII chưa kết thúc, còn 3 phiên họp nữa là tháng 4, tháng 5, tháng 6, trung tuần tháng 7 thì Quốc hội khóa XIV bầu Chính phủ mới.

15 thành viên Chính phủ chuẩn bị nghỉ chính sách

Thứ bảy, 26/03/2016, 09:18 (GMT+7)
(Thời sự) - Trong số thành viên Chính phủ chuẩn bị nghỉ chính sách có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận.

·          

  •  

Sáng 26-3, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3-2016.
Vào đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu cho biết sau phiên họp này sẽ có 20 thành viên Chính phủ (trên tổng số 27 thành viên Chính phủ) nghỉ chính sách hoặc chuyển công tác khác, từ phiên họp Chính phủ thường kỳ lần sau sẽ không còn tham dự họp với tư cách thành viên Chính phủ.
Lý do từ ngày 6-4, Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng mới, ngày 8-4 sẽ phê chuẩn thành viên Chính phủ mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu cụ thể có 15/20 thành viên Chính phủ sẽ nghỉ chính sách bao gồm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình; Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân; Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang; Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son; Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

Có 5 thành viên Chính phủ chuyển công tác khác bao gồm: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn  Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên.
Có 7 thành viên Chính phủ sẽ tiếp tục công tác ở Chính phủ bao gồm: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu là Thủ tướng Chính phủ); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập đến một số nhân sự khác là lãnh đạo cơ quan thuộc Chính phủ, bao gồm: Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, chuyển công tác sang Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ông Nguyễn Đăng Tiến, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam nghỉ chính sách, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã được Thủ tướng bổ nhiệm thay thế ông Nguyễn Đăng Tiến.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII chưa kết thúc, còn 3 phiên họp nữa là tháng 4, tháng 5, tháng 6, trung tuần tháng 7 thì Quốc hội khóa XIV bầu Chính phủ mới.

2016-03-26 13:49 GMT-04:00 Duc Nguyen <>:


Lời chia tay của Thủ tướng với Chính phủ

Thủ tướng nói: Chỉ còn vài ngày nữa Đảng, Nhà nước, Quốc hội cho tôi thôi nhiệm vụ Thủ tướng, nghỉ chính sách. Tính tới 6/4, tôi làm nhiệm vụ thủ tướng được 9 năm 10 tháng, làm phó thủ tướng 2 nhiệm kỳ. Phiên họp tới tôi và 19 người nữa không có mặt.
Tôi cám ơn các thành viên Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan chính phủ đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao với tư cách người đứng đầu Chính phủ. Chúng ta đã đoàn kết, đồng lòng trong 10 năm qua, trong nhiệm kỳ này cũng nhiều khó khăn, thách thức, cùng nhau vượt qua.
Lời chia tay của Thủ tướng với Chính phủ
Lời chia tay của Thủ tướng với Chính phủ
Sự đánh giá của Đảng, Nhà nước với Chính phủ và Thủ tướng đã có. Trung ương đánh giá có tín nhiệm cao nhất với tôi, đó cũng là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng, Nhà nước với Thủ tướng và Chính phủ.
Tôi cám ơn Văn phòng Chính phủ suốt 20 năm tạo điều kiện cho tôi làm việc. Cám ơn các chuyên gia tư vấn đóng góp rất tích cực. 12 chuyên gia trong tổ tư vấn của Chính phủ cũng xin nghỉ hôm nay.

Ông chúc mừng các thành viên tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ: “Một số đồng chí được giao trọng trách nặng nề hơn như đồng chí Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Trịnh Đình Dũng… Rất mong các đồng chí tiếp tục phát huy hoàn thành tốt trọng trách“.

Chúc 15 người nghỉ chính sách, trong đó có tôi cố gắng giữ gìn sức khỏe, “ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng được vào chương trình Sống tử tế. Mỗi người mỗi hoàn cảnh đóng góp hết sức mình cho đảng, cho dân“.

Trong dịp này, Thủ tướng tặng mỗi người 1 bộ ấm chén gốm sứ với Quốc huy, chữ ký của Thủ tướng. “Có hai thứ có thể tồn tại nghìn năm là vàng và gốm sứ. Vàng thì không có, tôi tặng mọi người gốm sứ có chút lòng“.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949, quê tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Từ tháng 9/1997 đến tháng 6/2006, ông làm Phó thủ tướng thường trực, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Năm 1998-1999, ông kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.
Từ tháng 7/2006 đến nay, ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII hồi tháng 1 vừa qua, ông nằm trong số lãnh đạo quá tuổi được nhiều đại biểu giới thiệu tái cử vào Trung ương. Tuy nhiên, ông xin rút khỏi danh sách và được bỏ phiếu chấp thuận. Ban chấp hành Trung ương XI giới thiệu Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kế nhiệm vị trí đứng đầu Chính phủ.
Dự kiến, việc miễn nhiệm Thủ tướng được Quốc hội khóa 13 thực hiện ngày 6/4 tới và hoạt động bỏ phiếu kín bầu Thủ tướng diễn ra một ngày sau đó.



Sent from my iPhone



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Popular Posts

My Blog List