Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tố cáo tên Lê Đức
Anh 'phản quốc' trong trận Gạc Ma
"Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là
"phản
quốc".
Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung
Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động
phản động, phản quốc" - thiếu tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh
Ai
ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm (RFA) - Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội
công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan
tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm
trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn
Trung Quốc
Lệnh
không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo
đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu
vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch
có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật
liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại
đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc
nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng
hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội
trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã
tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi
tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên
mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được
nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh
83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm
cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận
đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng
không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
-
Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và
sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với
nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra.
Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm
chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam,
tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ
của xây dựng và đi giữ đảo.
Tàu
chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64
chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức
thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc
này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng
giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ
niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê
Mã Lương cho biết:
-Nó
có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta
không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở
Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được
ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị,
đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ
súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị
quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính
bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã
Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái
lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma
của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây
giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong
lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có
mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải
quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như
thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình
đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có
chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với
người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét
của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân
Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu
đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và
có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham
mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ
trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh
Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người
được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà
anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung
tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải
công khai cái này.
Một
Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được
chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu
sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc
phòng Lê Đức Anh:
-
Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng
mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để
cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một
hành động phản động, phản quốc.
Ông
Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta
không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch
rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở
thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những
người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất
nước.
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy
không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê
hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất
liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai
nhận xét:
-Cho
đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm
dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ
để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách
vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh
sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại
sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới
nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa
gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về
Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia
đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ
phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc
chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại
không được nổ súng.
Mặc
Lâm
Người trẻ VN không biết
chuyện Gạc Ma là điều 'đáng buồn'
(So
với vụ chạm súng giữa HQ/VNCH với HQ/TQ là một sự nhục nhã:
HQ/VNCH
đã đánh chìm một chiến hạm cũa HQ/TQ với đầy đũ cấp chĩ huy lãnh đạo cao cấp
cũa HQ/TQ.
- 14 tháng 3 2016
AP Image caption Bãi đá Gạc Ma được Trung Quốc
bồi đắp
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm
nói việc người trẻ không biết gì về trận Gạc Ma là “một sự buồn” và ông gọi đây
là một cuộc “thảm sát”.
Ông Lê Kế Lâm là cựu
Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, Nguyên giám đốc Học viện Hải quân. Ông cũng là
tham mưu phó phụ trách tác chiến của hải quân, nắm được rõ mọi diễn biến ở
Trường Sa trong thời điểm xảy ra Hải chiến Gạc Ma 1988.
Trả lời BBC Tiếng
Việt, ông Lâm nói: Trước hết phải nói cuộc thảm sát 64 chiến sĩ hải quân tại
Gạc Ma, đó là một sự đau thương của hải quân chúng tôi. Chúng tôi, sự thật lúc
đó là căm thù. Đến bây giờ chúng tôi vẫn xem đấy là nợ máu. Còn đòi nợ máu đấy
như thế nào thì dân tộc Việt Nam có cách giải quyết phù hợp với tình hình.
- Nhưng tại
Việt Nam, mãi đến gần đây trận hải chiến mới được nhắc đến. Với ông và
những người trực tiếp ở trong cuộc chiến đó, đó có phải sự tổn thương
không?
Vì sao ít nhắc đến,
nói thật là chúng tôi vẫn không biết lý do thế nào. Nhưng tôi nghĩ đó là một sự
thật lịch sử, không thể quên được và xóa nhòa nó đi được. Chúng ta có thể gác
lại quá khứ, đau thương tiến về phía trước. Hai dân tộc Việt Nam- Trung Quốc
vẫn đoàn kết với nhau và tiến về phía trước. Nhưng sự kiện do một số sĩ quan và
hải quân Trung Quốc manh động gây ra cuộc thảm sát 14/3/1988 với hải quân Việt
Nam. Tôi nghĩ đấy là tội ác, và phải lên án.
- Khi ông
gặp những người trẻ không biết gì hết về cuộc chiến này, đó có phải một sự
thiếu hụt của lịch sử không?
Đó là sự thiếu hụt của
lịch sử. Trách nhiệm đấy, thế hệ chúng tôi cũng phải chịu một phần. Vì chúng
tôi chứng kiến sự thật lịch sử đó nhưng chưa làm cho lớp trẻ thấy một cách đầy
đủ và hiểu đúng tại sao lại có cuộc thảm sát đó. Đấy là trách nhiệm của chúng
tôi. Từ nay trở đi có lẽ phải khắc phục thiếu sót đó.
- Thân nhân
của những người đã hi sinh và cả những người ở thời đó như ông và người
dân, liệu có cảm thấy thất vọng vì sự lãng quên?
Rõ ràng với những
người hi sinh ở đó ở bãi đá ngầm Gạc Ma, đó là một sự buồn và cảm thấy không
được tôn vinh một cách thỏa đáng.
Họ hi sinh xương máu,
hi sinh tấm thân của mình trong một cuộc đụng độ vô tiền khoáng hậu như thế. Rõ
ràng họ có suy nghĩ. Chúng tôi những người sống trong giai đoạn đó cũng có
những suy nghĩ.
Và chúng tôi những
người sống trong giai đoạn đó thấy không nhắc đến những sự hi sinh đó là một
sai lầm. Sai lầm đó phải sửa.
AFP
- Quay lại
câu hỏi về Hải chiến Gạc Ma, ông gọi đó là một vụ tự sát/thảm sát, vì sao
vậy?
Vì tôi biết rằng phía
hải quân Việt Nam không hề bắn một phát súng nào sang hải quân Trung Quốc. Mà
giữa hai lực lượng công binh của chúng tôi lên đảo Gạc ma, và lính hải quân
Trung Quốc cũng lên đảo Gạc Ma. Nhưng thời gian không cùng một lúc.
Xảy ra hiện tượng lính
Trung Quốc đến nhổ cờ đỏ sao vàng của chúng tôi xuống. Anh em
bảo vệ cái cờ đó phải phản ứng lại.
Trong quá trình vừa
phản ứng lại đó, Trung Quốc dùng các loại súng, súng máy và các loại súng có
trong tay bắn về phía chúng tôi và tàn sát 48
anh em cán bộ chiến sỹ csVN trên đảo Gạc Ma.
Còn 16 người trên hai
tàu vận tải HQ604 và HQ605. Hai tàu vận tải này mỗi chiếc 400 tấn thôi, và
không có vũ khí, chỉ có những khẩu AK, tiểu liên. Họ ở cách xa chúng tôi hàng
mấy km là chúng tôi không hề có khả năng bắn về họ.
Nhưng họ dùng pháo
trên chiến hạm bắn chìm hai tàu HQ604 và HQ605 của chúng tôi làm 16 cán bộ
chiến sỹ hi sinh. Còn một số sống sót phải dùng mọi phương tiện có thể bám để
nổi được, trôi nổi trên biển.
Chúng tôi phải cho màu
mang cờ Chữ Thập Đỏ đến cứu, vớt số anh em đó lên. Đấy, vì thế cho nên tôi gọi
là bị TQ thảm sát. Vì chúng tôi không hề có đọ súng với Trung Quốc, kể cả
súng nhỏ và súng lớn.
Chúng tôi chưa có một
khẩu súng lớn nào để đối diện, gọi là bắn lại tàu hay lính của người Trung Quốc.
Tôi biết sự thật của Gạc Ma 1988 là vậy.
- Vậy liệu
nỗ lực dành lại đảo của Việt Nam có cơ hội nào không?
Hoàng Sa và Trường Sa
là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam và bao đời được người Việt Nam quản lý và
khai thác. Luôn luôn có bao nhiêu sinh mạng sống chết vì hai quần đảo đó.
Còn lại Gạc Ma, nó là
một bãi đá ngầm. Sau khi đụng độ, Trung Quốc chiếm và chúng tôi không để xảy ra
một cuộc đụng độ lớn hơn. Vì vậy lãnh đạo chúng tôi lúc đó để lính Trung Quốc
đóng ở Gạc Ma.
Cùng với việc họ đóng
ở bãi đá Gạc Ma, họ chiếm luôn Bãi Chữ Thập. Đến năm 1995, họ chiếm luôn bãi đá
ngầm Vành Khăn, gần Philippines hơn.
Như thế họ đã có dã
tâm nối dài bãi đá ngầm Chữ Thập, với bãi đá ngầm Gạc Ma, kéo dài sang đến bãi
đá ngầm Vành Khăn. Ba bãi đá ngầm đó tạo thành một tuyến dài 300km trên một vĩ
tuyến. Vĩ tuyến đó khoảng 9 độ 5" đến 9 độ 35".
Như thế rõ ràng nằm
trong âm mưu của Trung Quốc. Họ muốn chiếm quyền kiểm soát và độc chiếm Biển
Đông.
Cho nên từ 1988, họ đã
đóng ở ba bãi đá ngầm đó, cộng với một số bãi đá ngầm khác như Cô Lin, Len Đao.
Tất cả nằm trong âm mưu của họ.
Nhưng tôi nghĩ rằng
nhà nước chúng tôi đã đưa ra tranh chấp bất kỳ tranh chấp gì phải cố gắng giải
quyết bằng hòa bình, thương lượng, dựa vào luật pháp quốc tế, hiến chương Liên
Hiệp Quốc để bàn cãi với nhau.
Đó là con đường mà
chúng tôi theo đuổi.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment