xx

Friday, 25 March 2016

Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016: Khởi động đột phá mới về cải cách thể chế ???

 

Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016: Khởi động đột phá mới về cải cách thể chế

Thứ năm, 24/03/2016, 09:42 (GMT+7)  

(Thời sự) - Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã khởi động bước đột phá mới về cải cách thể chế mà Nghị quyết 19 được coi là một cách tiếp cận, một “công nghệ” mới trong thúc đẩy cải cách. Theo đó, Việt Nam phải tham gia “cuộc đua” vào TOP 4 nền kinh tế quản trị tốt nhất trong ASEAN.

·          

Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 13-11-2014

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đã khẳng định điều đó trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ khi đánh giá về công tác điều hành của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2011-2016.

Dấu ấn cải cách
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường, không thuận, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong điều hành kinh tế-xã hội, đưa đất nước vượt qua khó khăn.

Đặc biệt, trong năm 2015, Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực mạnh mẽ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát thấp và đạt được mức tăng trưởng kinh tế 6,68%.
Nhờ những giải pháp cải cách thể chế của Chính phủ đang được triển khai tương đối đồng bộ, cộng đồng DN đã chớp thời cơ và kết quả là nhiều DN tiếp tục mở rộng đầu tư và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, qua đó, đóng góp lớn vào thành công nói trên.

Dấu ấn của cải cách thể chế được đánh dấu bằng Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (mới) được Quốc hội thông qua .
Đặc biệt, Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 được triển khai, thực hiện quyết liệt, trong đó có các ngành kế hoạch và đầu tư, tài chính, giao thông vận tải thực hiện tương đối tốt.

Điểm nổi bật nữa là Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua đã hoàn thành việc đàm phán hiệp định thương mại tự do lớn nhất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Việc ký Hiệp định TPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cho thấy chúng ta đã đi trước nhiều nước trong khu vực trong việc tiếp cận các FTA cao nhất, giúp các DN mở rộng thị trường, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy cải cách thể chế trong nước.

“Tôi cho rằng sự cộng hưởng của cải cách thể chế trong nước và hội nhập bằng các FTA đang tạo nên xu thế đột phá trong cải cách thể chế ở Việt Nam, một xu thế không thể đảo ngược”, TS. Vũ Tiến Lộc nói.
TS. Vũ Tiến Lộc.
TS. Vũ Tiến Lộc.
Tạo dựng nền tảng dài hạn cho tăng trưởng và phát triển bền vững
TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng những kết quả về điều hành kinh tế và cải cách không chỉ nên so sánh ngắn hạn mà điều quan trọng nhất là chúng ta đang xác lập các yếu tố dài hạn nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, “Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua đã thành công trong việc khởi động giai đoạn đột phá mới về cải cách thể chế, mà chúng ta vẫn thường nói làn sóng cải cách lần thứ 2 trong nền kinh tế. Các Nghị quyết 19, chính là một cách tiếp cận,  một “công nghệ” mới trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, khi buộc Việt Nam phải tham gia cuộc đua vào TOP 4 nền kinh tế quản trị tốt nhất trong khối ASEAN. Các Nghị quyết 19 có điểm mới là đề cao vai trò của hiệp hội DN trong việc hiến kế, thúc đẩy, giám sát thực hiện cải cách hành chính, thể hiện qua việc giao nhiệm vụ cho VCCI thường xuyên khảo sát sự hài lòng của người dân và DN mà kết quả được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
Bên cạnh đó, việc sẵn sàng chấp nhận cách xếp hạng của các tổ chức độc lập như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) thể hiện quyết tâm hướng tới chuẩn mực quốc tế. Từ đó, chúng ta có căn cứ định vị nền kinh tế Việt Nam cũng như công tác quản trị Nhà nước bằng chương trình hành động cụ thể.
Các Nghị quyết 19 là sự tích hợp của các  hướng rất quan trọng cho cải cách thể chế, nhất là xác định rõ việc nào Nhà nước cần làm, việc nào “nhường” cho thị trường. Từ đó, xác định được những lĩnh vực nào mà Nhà nước thực hiện thì phải đơn giản tối đa thủ tục hành chính.

Phải thực sự thực thi cải cách
TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng đã có “công nghệ” và sự khởi động cải cách thể chế đúng hướng, bây giờ là giai đoạn kỷ luật thực thi mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đẩy mạnh thực hiện kỷ luật thực thi nhưng ở cấp độ  bộ ngành, địa phương, việc triển khai chưa thật sự đồng đều.
Ví dụ, việc triển khai các giải pháp đột phá về cải cách thể chế, đặc biệt là thực hiện các Nghị quyết19 hay việc hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có phần chậm trễ so với yêu cầu.

Trong vấn đề hội nhập, Chính phủ đã tích cực đẩy mạnh quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do. Nhưng việc cung cấp các thông tin và hướng dẫn các DN về quá trình hội nhập, sự phối  hợp giữa các bộ, ngành còn chưa thật sự chặt chẽ, kịp thời.

Bên cạnh đó, đại diện cộng đồng DN cũng kỳ vọng Nghị quyết 19 cộng hưởng với Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong cải cách quản lý Nhà nước.

“Một khi toàn bộ giao dịch của người dân và DN được thực hiện qua mạng điện tử, không những giảm thời gian, chi phí, tăng công khai minh bạch mà đây còn là công cụ quan trọng để giảm bớt nguy cơ tham nhũng”, TS. Lộc nhấn mạnh.
(Theo Chính Phủ)
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List